Cây xuyên tâm liên mua ở đâu

Phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Minh Ngọc – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế xung quanh vấn đề này.

Xuyên tâm liên có  phòng được COVID-19?

Phóng viên: Mới đây Bộ Y tế đã chính thức công bố đưa xuyên tâm liên vào hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 khiến nhiều người đặt hy vọng lớn vào thuốc xuyên tâm liên. Tiến sĩ nghĩ sao về việc này?

TS. Trần Minh Ngọc - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.

TS. Trần Minh Ngọc: Việc sử dụng xuyên tâm liên trong hỗ trợ điều trị COVID-19 đã được hướng dẫn sử dụng trong công văn số 1306/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 bằng thuốc và các phương pháp y học cổ truyền ngày 17/3/2020 của Bộ Y tế. Như vậy đã hơn một năm nay Bộ Y tế đưa vị thuốc này vào hỗ trợ điều trị bệnh COVID-19. 

Tuy nhiên gần đây do có thông tin nêu Bộ Y tế cho phép sử dụng vị thuốc này trong hỗ trợ điều trị COVID-19 làm dấy lên làn sóng tìm mua và sử dụng xuyên tâm liên trong một bộ phận người dân với hy vọng thuốc sẽ giúp họ trong việc phòng chống COVID-19. 

Tuy nhiên, xuyên tâm liên không phải là “thần dược” để điều trị COVID-19. Trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19 do Bộ Y tế đưa ra, còn rất nhiều dược liệu khác sẵn có ở Việt Nam như thanh cao hoa vàng, diếp cá, vàng đắng, núc nác, nghệ, gừng... cũng như các vị thuốc khác, các bài thuốc khác, không chỉ riêng một vị thuốc xuyên tâm liên.

Phóng viên: Việc người dân đua nhau đi tìm mua thuốc xuyên tâm liên như một “phao cứu sinh” trong tình hình dịch bệnh đang phức tạp như hiện nay có nên không, thưa tiến sĩ?

Vị thuốc xuyên tâm liên.

TS. Trần Minh Ngọc: Việc đi tìm mua thuốc xuyên tâm liên khiến thị trường thuốc này tăng giá là không nên. Tác dụng diệt virus SARS-CoV-2 của xuyên tâm liên mới được chứng minh trong phòng thí nghiệm, và đang trong các bước thử nghiệm trên lâm sàng đánh giá khả năng điều trị COVID-19, đến nay chưa có đầy đủ kết quả để khẳng định tác dụng điều trị COVID-19 của xuyên tâm liên. Như trên tôi đã nói, để hỗ trợ điều trị COVID-19 có thể sử dụng rất nhiều vị thuốc khác, nhiều bài thuốc khác như Ngân kiều tán, Ngọc bình phong tán, Ma Hạnh Thạch Cam thang… cũng như khuyến cáo các biện pháp phòng chống COVID-19 của Bộ Y tế.

TS. Trần Minh Ngọc - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế.

Thuốc xuyên tâm liên cũng như bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có những chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, liều dùng, tương tác thuốc… Nếu người dân cứ tự ý mua về, tự ý sử dụng, sử dụng không đúng cách dẫn tới không phòng chống được bệnh do COVID-19, mà còn có thể gây tổn hại tới sức khỏe cho người sử dụng.

Mới đây, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền [Bộ Y tế] đã có công văn số 741/YDCT-QLD gửi các đơn vị liên quan yêu cầu bình ổn giá thuốc cổ truyền, dược liệu trong điều trị COVID-19; thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước về quản lý giá thuốc, nguyên liệu làm thuốc; không được lợi dụng tình hình dịch COVID-19 để đầu cơ, tích trữ và đẩy giá thuốc, nguyên liệu làm thuốc tăng cao, đặc biệt là các thuốc, các sản phẩm có thành phần từ xuyên tâm liên.

Các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc cổ truyền, dược liệu thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước đảm bảo nguồn cung cấp thuốc cổ truyền, dược liệu cho các cơ sở khám chữa bệnh. Trường hợp giá nguyên liệu đầu vào có sự gia tăng, đề nghị công ty nghiên cứu xem xét điều chỉnh các chi phí khác [chi phí bán hàng, chi phí quản lý…] để thực hiện việc bình ổn giá trong thời gian dịch bệnh COVID-19. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền tạo điều kiện ưu tiên giải quyết nhanh thủ tục hành chính trong cấp giấy phép đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, dược liệu; cấp phép nhập khẩu dược liệu phục vụ công tác phòng, chống COVID-19.

Cây thuốc xuyên tâm liên.

Sử dụng xuyên tâm liên cần lưu ý gì?

Phóng viên: Tiến sĩ có lời khuyên gì cho người dân trong việc sử dụng thuốc xuyên tâm liên?

TS. Trần Minh Ngọc: Để sử dụng thuốc xuyên tâm liên đúng, người dân không nên tự ý mua về sử dụng, nhất là với mục đích phòng ngừa COVID-19 mà cần thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế. Chỉ sử dụng thuốc xuyên tâm liên theo chỉ dẫn của các thầy thuốc. Xuyên tâm liên có thể gây ra các tác dụng phụ như chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa, phát ban, nhức đầu, sổ mũi, mệt mỏi… Khi dùng liều cao có thể gây sưng các tuyến bạch huyết, phản ứng dị ứng nghiêm trọng, tăng men gan. 

Những người đang dùng thuốc chữa tăng huyết áp, chống đông máu warfarin và aspirin giảm đau, thận trọng khi dùng phối hợp xuyên tâm liên. Những người suy thận, suy gan không nên dùng thuốc xuyên tâm liên. Khi gặp các phản ứng không mong muốn người dùng cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được tư vấn kịp thời.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn tiến sĩ!

Mai Hương [thực hiện]

Vì sao chuyên gia khuyến cáo không tự ý dùng Xuyên tâm liên để dự phòng, điều trị Covid-19?

[NLĐO] - Tác dụng diệt virus SARS-CoV-2 của Xuyên tâm liên mới được chứng minh trong phòng thí nghiệm, hiện đang thử nghiệm lâm sàng trong điều trị Covid-19. Nhưng người dân không nên tự ý mua thuốc Xuyên tâm liên để sử dụng.

  • Đàm phán với nhiều đối tác về chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin, thuốc điều trị Covid-19

  • Ứng dụng giúp tra cứu thông tin về người đang cách ly, điều trị Covid-19

  • Lên kịch bản 100.000 ca bệnh, sử dụng thuốc xuyên tâm liên điều trị Covid-19

  • Nhiều thay đổi trong hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều trị Covid-19

Bộ Y tế đã chính thức cho phép sử dụng một vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền để điều trị Covid-19. Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh [Bộ Y tế], vừa qua một số nước đã đưa Xuyên tâm liên vào điều trị bệnh nhân Covid-19 cho thấy hiệu quả trên những người ít triệu chứng, thể nhẹ.

Vì vậy, Bộ Y tế giao Cục Quản lý y dược cổ truyền phối hợp với Cục Khoa học đào tạo làm đề cương thử nghiệm lâm sàng trên một số lượng bệnh nhân Covid-19 nhất định, sau đó sẽ báo cáo Hội đồng chuyên môn để tiếp tục đánh giá, nếu hiệu quả sẽ sử dụng ở phạm vi rộng.

Liên quan đến sử dụng thuốc Xuyên tâm liên trong việc hỗ trợ điều trị Covid-19, PGS-TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Quản lý Y Dược cổ truyền [Bộ Y tế], cho biết hiện Cục vẫn đang phối hợp với Cục Khoa học công nghệ và đào tạo [Bộ Y tế] làm đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng sản phẩm xuyên tâm liên hỗ trợ điều trị trên bệnh nhân Covid-19.

Xuyên tâm liên là cây nhiệt đới có tính hàn, vị đắng

Theo ông Thịnh, trong đợt dịch Covid-19 tại Bắc Giang vừa qua, Cục này đã đưa bài thuốc Ngọc bình phong tán, trong đó có Xuyên tâm liên, điều trị cho các bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 2 và cho kết quả tương đối tốt.

PGS Thịnh cho biết Xuyên tâm liên trước đây rất phổ biến, song nhiều năm trở lại đây, cả nguyên liệu và thuốc thành phẩm đều khan hiếm. Tại Việt Nam, không còn vùng nguyên liệu lớn trồng Xuyên tâm liên, hiện chỉ còn trồng nhỏ lẻ, thu hoạch vào tháng 9-10 hàng năm. Trong đó, hai vùng nguyên liệu nuôi trồng, thu hái cây xuyên tâm liên nhiều nhất là Thanh Hóa và Nghệ An.

Trước đây, có một số doanh nghiệp được cấp phép song do nhu cầu ít dần nên đều đã dừng sản xuất. Hiện chỉ còn 1 doanh nghiệp tại Thanh Hóa đang sản xuất xuyên tâm liên dạng viên nhưng số lượng không nhiều. "Chúng tôi đang vận động doanh nghiệp sản xuất, trước mắt sẽ cung ứng ra thị trường ở mức độ hỗ trợ điều trị Covidd-19. Đồng thời, đề nghị doanh nghiệp này ủng hộ TP HCM 1 triệu viên Xuyên tâm liên, dự kiến cuối tháng 7 sẽ chuyển hàng vào thành phố"- PGS Thịnh thông tin.

Hiện có thêm 2-3 doanh nghiệp làm thủ tục, hồ sơ xin sản xuất Xuyên tâm liên dạng viên. Bộ Y tế sẽ khuyến khích và hỗ trợ hết mức trong việc xem xét hồ sơ và thẩm định dây chuyền sản xuất.

Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại cơ sở y tế

Cũng theo ông Thịnh, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên sử dụng Xuyên tâm liên trong điều trị Covid-19. Sau đó các quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia… cũng sử dụng, kết quả cho thấy Xuyên tâm liên có công năng thanh nhiệt, giải độc, kháng sinh và chống viêm, có tác dụng điều trị rõ ràng đối với các bệnh hô hấp bao gồm viêm phổi và viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn, virus...

Xuyên tâm liên là cây nhiệt đới có tính hàn, vị đắng, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Tại Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam cũng là những nơi trồng nhiều loại cây này.

Tại Việt Nam, Xuyên tâm liên còn được gọi là công cộng, hùng bút, nguyên cộng, lam khái liên, cây lá đắng, khô đảm thảo, nhất kiến kỷ…

Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng Xuyên tâm liên không phải là "thần dược" để điều trị Covid-19. Trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 do Bộ Y tế đưa ra còn rất nhiều dược liệu khác sẵn có ở Việt Nam như thanh cao hoa vàng, diếp cá, vàng đắng, núc nác, nghệ, gừng... cũng như các vị thuốc khác, các bài thuốc khác.

Tác dụng diệt virus SARS-CoV-2 của Xuyên tâm liên hiện mới được chứng minh trong phòng thí nghiệm và đang trong các bước thử nghiệm trên lâm sàng đánh giá khả năng điều trị Covid-19, đến nay chưa có đầy đủ kết quả để khẳng định tác dụng điều trị Covid-19 của Xuyên tâm liên.

Lãnh đạo Cục Quản lý Y, dược cổ truyền cho hay thuốc Xuyên tâm liên cũng như bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có những chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, liều dùng, tương tác thuốc… Do đó, người dân không nên tự ý mua thuốc Xuyên tâm liên để sử dụng, đặc biệt với mục đích phòng ngừa Covid-19 vì có thể gây tổn hại tới sức khỏe cho người dùng. Chỉ sử dụng thuốc Xuyên tâm liên theo chỉ dẫn của các thầy thuốc.

Theo y học cổ truyền, Xuyên tâm liên và những bài thuốc có thành phần của Xuyên tâm liên là những bài thuốc có hiệu quả các bệnh thuộc hệ thống hô hấp. Tính kháng sinh tự nhiên của xuyên tâm liên được đánh giá rất cao nhờ nó vừa có tính giảm đau, vừa tăng đề kháng...

Xuyên tâm liên có thể gây ra các tác dụng phụ như chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa, phát ban, nhức đầu, sổ mũi, mệt mỏi… Khi dùng liều cao có thể gây sưng các tuyến bạch huyết, phản ứng dị ứng nghiêm trọng, tăng men gan.

Những người đang dùng thuốc chữa tăng huyết áp, chống đông máu warfarin và aspirin giảm đau, thận trọng khi dùng phối hợp Xuyên tâm liên. Những người suy thận, suy gan không nên dùng thuốc Xuyên tâm liên.

D.Thu

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề