Bản photo chứng thực là gì

  • Chuyên mục: TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Bản sao có phải bản photo không là câu hỏi được nhiều người quan tâm đặt ra. Khi đi làm thủ tục hành chính, chúng ta thường được yêu cầu nộp bản sao các loại hồ sơ, giấy tờ. Thế nhưng nhiều người vẫn không hiểu rõ về bản sao, mặc định rằng bản sao là bản photo công chứng.

Vậy thực sự bản sao là gì, bản photo có phải là bản sao hay không? Trong bài viết sau đây, Luật Thành Đô sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

II. BẢN SAO LÀ GÌ?

Khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:

Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Trong đó:

Bản chính là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Sổ gốc là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.

Bên cạnh đó, Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao như sau:

Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.

Như vậy, từ các quy định trên, ta có thể phân chia bản sao ra thành 3 loại:

Bản sao không có chứng thực

Bản sao có chứng thực

Bản sao được cấp từ sổ gốc.

Bản photo có phải bản sao không [quy định của PL SHTT]

III. BẢN PHOTO CÓ PHẢI BẢN SAO KHÔNG?

Như đã trình bày ở trên, ta có thể chia bản sao ra làm 3 loại.

Bản sao được cấp từ sổ gốc là bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc [Ví dụ thường gặp nhất là bản sao giấy khai sinh].

Bản sao không có chứng thực: bản sao này có thể được tạo thành bằng cách chụp lại, photo, scan [thường gặp nhất là bản photo] nhưng không có chứng thực của của cơ quan nhà nước

Bản sao có chứng thực là bản photo được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, bản photo chính là bản sao.

IV. BẢN SAO CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Giá trị pháp lý của bản sao được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:

Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Mặc dù cùng là bản sao, nhưng chỉ có bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao được chứng thực mới có giá trị sử dụng thay cho bản chính. Do đó, nhiều người thường mặc định bản sao là bản photo đã được công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên thực sự không phải vậy.

Khi thực hiện thủ tục hành chính, nếu pháp luật chỉ yêu cầu nộp bản sao [không nêu rõ là bản sao có chứng thực] thì người dân có thể nộp bản photo không có chứng thực hoặc bản photo có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc. Nếu người dân nộp bản photo không có chứng thực thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận không được yêu cầu người dân nộp bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu.

Như vậy, có thể kết luận rằng, bản photo là bản sao. Khi pháp luật chỉ quy định nộp bản sao thì người dân có thể nộp bản photo [không phải công chứng, chứng thực], tuy nhiên khi nộp phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Bản photo có phải bản sao không [quy định của PL SHTT]

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và một số biện pháp xử lý

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Thành Đô về vấn đề Bản photo có phải bản sao không, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 0919 089 888 để được hỗ trợ giải đáp.

Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

  • Hotline: 0919.089.888
  • Tổng đài: 024 3789 8686

This form is currently undergoing maintenance. Please try again later.

Video liên quan

Chủ Đề