Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

Địa chỉ: Toà nhà Khối các cơ quan đơn vị sự nghiệp tỉnh Đồng Tháp,
đường Lê Thị Riêng, Phường 1, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Số điện thoại: 0277.3852144

Số fax: 0277.3859544

Họ và Tên

Chức vụ

Điện thoại cơ quan

Điện thoại di động

Địa chỉ email

Nguyễn Văn Nhiều

Giám đốc

3874114

0913678379

Nguyễn Thành Hiệu

Phó Giám đốc

3852144

0918555994

Nguyễn Văn Thể

Phó Giám đốc

0975490909

Page 2

Đó là Ban Thường vụ Tỉnh ủy điều động, chỉ định đồng chí Trần Trí Quang - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy và giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Cao Lãnh, nhiệm kỳ 2020 – 2025; Đồng Tháp và VNPT tiếp tục thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin; Hội nghị giải pháp thúc đẩy sản xuất và kiểm soát chất lượng giống cá tra; Khai mạc Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Đồng Tháp lần thứ IX v.v..

Sự kiện nổi bật tuần qua

Tỉnh ủy Đồng Tháp điều động, bổ nhiệm nhân sự chủ chốt cấp tỉnh

Tại Thành ủy Cao Lãnh, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong đã trao quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc điều động, chỉ định đồng chí Trần Trí Quang - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy và giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Cao Lãnh, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Trước đó, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong trao quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc điều động, bổ nhiệm đồng chí Phan Văn Thương – Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Cao Lãnh, giữ chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy thay cho đồng chí Nguyễn Minh Ngọc – nguyên Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định giữ chức Bí thư Huyện ủy Tân Hồng. Mời xem chi tiết tại đây.

Đồng Tháp và VNPT tiếp tục thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa và Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT Huỳnh Quang Liêm thống nhất ký kết hợp tác giai đoạn 2022 - 2026 với 04 nội dung trọng tâm gồm: Hợp tác cung cấp các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số; hợp tác trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và phát triển chuyển đổi số; hợp tác hoàn thiện các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; và hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực viễn thông, công nghệ thông tin và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. Mời xem chi tiết tại đây.

Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công

Với khối lượng công việc còn lại đến cuối năm là rất lớn, do đó, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Trí Quang đề nghị các chủ đầu tư xây dựng lộ trình thực hiện và phải tăng tốc, tăng thời gian thi công.

Hạn chế, khó khăn trong đầu tư công là không mới, quan trọng vẫn ở trách nhiệm, nỗ lực của người đứng đầu - ông Trần Trí Quang nhấn mạnh và đề nghị chủ đầu tư phải bám sát thi công, phối hợp với các huyện, thành phố để tháo gỡ giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ.

Liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện đầu tư công, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa chỉ đạo các ngành, địa phương rà soát lại nguồn vốn đầu tư của ngành, địa phương mình; danh mục đầu tư đã có ngay từ đầu và đã ký cam kết với Ủy ban nhân dân tỉnh thì không “đổ thừa” mà phải quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu đề ra, có phân công từng cá nhân phụ trách công trình, tỉnh sẽ đảm bảo nguồn cát để thực hiện. Mời xem chi tiết tại đây.

Triển vọng từ mô hình liên kết sản xuất lúa giống Đài Thơm 8

Công ty Trách nhiệm Hữu hạn lúa gạo Việt Nam [Vinarice] đang liên kết với nông dân của tỉnh sản xuất lúa giống Đài Thơm 8 [thế hệ mới] với diện tích trên 3.000 ha, riêng huyện Tháp Mười có khoảng 2.000 ha, trong đó trà lúa thu hoạch trong tháng 8, 9 là khoảng 700 ha, tập trung tại các xã: Tân Kiều, Mỹ Hòa, Mỹ Đông, Láng Biển.

Có mặt trực tiếp trên cánh đồng và trò chuyện với nông dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa rất phấn khởi với hiệu quả bước đầu, góp phần tăng năng suất, giảm chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là sự thay đổi tư duy của người nông dân trong vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ. Những tín hiệu khả quan trong việc hợp tác giữa Vinarice và nông dân huyện Tháp Mười trong sản xuất lúa giống chất lượng cao không chỉ góp phần nâng cao giá trị hạt gạo, mà còn phù hợp với định hướng Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh. Mời xem chi tiết tại đây.

Giải pháp thúc đẩy sản xuất và kiểm soát chất lượng giống cá tra

Nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất và tăng cường kiểm soát chất lượng giống cá tra được đưa ra tại hội nghị. Trong đó, tiếp tục triển khai các đề án, nhiệm vụ nâng cao chất lượng giống cá tra phục vụ nuôi thương phẩm; mỗi năm cung cấp 25.000 cá hậu bị chất lượng cao, nhằm thay thế và duy trì đàn cá bố mẹ chọn giống cho cơ sở sản xuất cá bột.

Ứng dụng công nghệ mới vào công đoạn ương dưỡng cá tra nhằm nâng cao tỷ lệ sống; đầu tư nghiên cứu, chọn tạo các tính trạng mới [khả năng kháng bệnh, tỷ lệ phile, mùi vị sản phẩm, tỷ lệ đạm, mỡ trong sản phẩm v.v.] theo nhu cầu thị trường. Cùng với đó, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng liên kết chuỗi cá tra 3 cấp tại tỉnh An Giang và nhân rộng ra một số địa phương có hoạt động ương dưỡng giống cá tra như Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre, Long An v.v.. Mời xem chi tiết tại đây.

Khai mạc Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Đồng Tháp lần thứ IX

Đại hội Thể dục Thể thao năm 2022 được triển khai và tổ chức thành công ở cấp cơ sở xã, phường, thị trấn; huyện, thành phố và ngành tỉnh từ đầu năm 2021 và đã hoàn thành trước ngày 30/4/2022. Ở cấp tỉnh có 20 Đoàn vận động viên của 12 huyện, thành phố và 08 ngành, đoàn thể,trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh; tổ chức thi đấu 25 môn thể thao, trong đó có 20 môn thể thao trọng điểm và 05 môn thể thao dân tộc.

Đại hội là cuộc tổng kiểm tra toàn diện về lực lượng vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ điều hành, trọng tài và cơ sở vật chất, kỹ thuật. Đây cũng là dịp để tuyển chọn những vận động viên xuất sắc bổ sung cho đội tuyển tỉnh tham dự. Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 diễn ra tại Quảng Ninh vào cuối năm nay. Đại hội sẽ bế mạc vào ngày 28/8. Mời xem chi tiết tại đây.

Lễ Quốc khánh năm 2022 được nghỉ 04 ngày liên tục

Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo, Lễ Quốc khánh năm 2022, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 02 ngày: 01 và 02/9 [Thứ Năm và Thứ Sáu].

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ liên tiếp 04 ngày, từ ngày 01/9 đến hết ngày 04/9 [Từ thứ Năm đến hết Chủ nhật].

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không thực hiện lịch nghỉ cố định 02 ngày thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp. Mời xem chi tiết tại đây.

Hoạt động nổi bật từ ngày 22 – 28/8/2022

Hội nghi sơ kết đánh giá kết quả hợp tác giữa tỉnh Đồng Tháp và Champasak [Lào]; Hội nghị sơ kết thực hiện Kết luận số 245-KL/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới giai đoạn 2021 – 2025; Dự lễ phát động Tháng khuyến học và biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu năm 2022; Làm việc với Trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Minh Tân v.v.. Mời xem chi tiết tại đây.

Như Ý

Page 3

Nhằm đánh giá, tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội [Viettel], sáng 18/8, tại trụ sở Viettel diễn ra Hội nghị sơ kết công tác triển khai bản ghi nhớ thời gian qua và định hướng thời gian tới giữa hai bên.

Hai bên sơ kết thỏa thuận hợp tác thời gian qua

Đoàn công tác Đồng Tháp do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa làm Trưởng đoàn, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Nam - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel tiếp và làm việc với Đoàn.

Thời gian qua, hai bên đã hợp tác triển khai hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó ưu tiên công nghệ mới, sẵn sàng triển khai 5G và chuyển đổi sang cáp quang; đã thành lập Trung tâm điều hành đô thị thông minh tại thành phố Hồng Ngự, với 13 phân hệ như: Phản ánh hiện trường, giám sát an ninh trên không gian mạng, sàn giao dịch việc làm, camera an ninh, camera giao thông v.v..

Tại thành phố Cao Lãnh, ngành chức năng đã lắp đặt 385 camera an ninh, tại 370 vị trí và triển khai Cổng dịch vụ công cấp độ 4. Ngoài ra, các nền tảng điện tử cho y tế và giáo dục cũng được đẩy mạnh ứng dụng.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa đánh giá cao hợp tác thời gian qua, đồng thời mong muốn Tập đoàn Viettel tiếp tục quan tâm, triển khai đầu tư, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh, phù hợp với nhu cầu phát triển của tỉnh. Dự kiến, đầu tháng 9 tới, lãnh đạo Tập đoàn Viettel sẽ đến Đồng Tháp khảo sát thực tế và tiếp tục tư vấn những nội dung cụ thể cho hợp tác tiếp theo.

Trước đó, Đoàn công tác Đồng Tháp tham quan
các mô hình công nghệ tiên tiến của Tập đoàn Viettel

Thanh Toàn

Page 4

Sáng 19/8, tại Nhà thi đấu đa năng – Khu liên hợp Thể dục thể thao tỉnh Đồng Tháp diễn ra Lễ khai mạc Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Đồng Tháp lần thứ IX – năm 2022.

Phát biểu khai mạc Đại hội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đoàn Tấn Bửu - Trưởng Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội nhấn mạnh, Đại hội thể thao là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển toàn diện của phong trào thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh thời gian qua; đồng thời cũng là dịp tuyển chọn những vận động viên xuất sắc để bồi dưỡng, tham gia thi đấu

các giải thể thao trong nước và quốc tế

Ông Đoàn Tấn Bửu trao Cờ lưu niệm cho các Đoàn tham gia Đại hội

Đại hội Thể dục Thể thao năm 2022 được triển khai và tổ chức thành công ở cấp cơ sở xã, phường, thị trấn; huyện, thành phố và ngành tỉnh từ đầu năm 2021

và đã hoàn thành trước ngày 30/4/2022

Ở cấp tỉnh có 20 Đoàn vận động viên của 12 huyện, thành phố và 08 ngành, đoàn thể, trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh; tổ chức thi đấu 25 môn thể thao,

trong đó có 20 môn thể thao trọng điểm và 05 môn thể thao dân tộc

Nghi thức rước kiệu ảnh Bác Hồ. Thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ vào tháng 3/1946, hàng chục triệu người thuộc các thế hệ Việt Nam đã hăng hái thi đua rèn luyện thân thể, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để có sức khỏe tốt, tích cực phục vụ công tác,

sản xuất, học tập và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

Vận động viên môn Cầu mây Trần Thị Ngọc Yến - vận động viên tiêu biểu nhất
của tỉnh Đồng Tháp dẫn đầu và cầm ngọn đuốc truyền thống tiến vào sân lễ

Đại diện vận động viên và trọng tài tuyên thệ, quyết tâm đảm bảo Đại hội diễn ra
một cách công bằng, công tâm và khách quan nhất

Dịp này, Ban Tổ chức trao Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho các đơn vị
đạt thành tích xuất sắc trong tổ chức Đại hội Thể dục thể thao cấp huyện và cấp cơ sở

Màn biểu diễn đặc sắc của các vận động viên môn Taekwondo
và các vận động viên môn Vovinam

Đại hội là cuộc tổng kiểm tra toàn diện về lực lượng vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ điều hành, trọng tài và cơ sở vật chất, kỹ thuật. Đây cũng là dịp để tuyển chọn những vận động viên xuất sắc bổ sung cho đội tuyển tỉnh tham dự Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 diễn ra tại Quảng Ninh vào cuối năm nay.

Đại hội sẽ bế mạc vào ngày 28/8.

Văn Khương

Page 5

Sở Y tế vừa có hướng dẫn việc tiếp nhận công dân từ Thành phố Hồ Chí Minh về tỉnh Đồng Tháp.

Cụ thể, [1] phải có giấy kết quả xét nghiệm Realtime RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong thời hạn 05 ngày vào thời điểm đến tỉnh; [2] thực hiện cách ly y tế tại nhà trong thời gian 14 ngày kể từ ngày về tỉnh và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 14 ngày tiếp theo; [3] phải thực hiện xét nghiệm 03 lần vào ngày đầu, ngày thứ 7 và ngày thứ 13 trong thời gian cách ly y tế tại nhà.

Ngoài ra, trong thời gian cách ly y tế tại nhà và thời gian tự theo dõi sức khỏe, yêu cầu người cách ly hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, không tham gia các hoạt động tập trung đông người. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, khó thở hoặc có biểu hiện mất vị giác phải báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được hướng dẫn xử lý kịp thời, đúng quy định.

Khi qua các chốt kiểm dịch phải khai báo y tế, địa chỉ cư trú cụ thể tại tỉnh Đồng Tháp, số điện thoại liên lạc và khai báo y tế tại địa chỉ cư ngụ ngay sau khi về.

Trước đó, Bộ Y tế ban hành Công văn số 5533/BYT-MT về việc điều chỉnh thời gian cách ly y tế tại nhà và xét nghiệm đối với người từ Thành phố Hồ Chí Minh về địa phương, trong đó, điều chỉnh tăng thời gian cách ly y tế tại nhà đối với tất cả những người từ Thành phố Hồ Chí Minh [trừ các trường hợp từ các tỉnh, thành phố khác đi qua Thành phố Hồ Chí Minh nhưng không dừng, đỗ] từ 07 ngày lên 14 ngày kể từ ngày về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 14 ngày tiếp theo.

Nguồn: 2544/SYT-NVY

Page 6

Đồng Tháp thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long [13 tỉnh, thành phố], gồm 02 phần nằm ở 02 bên bờ Bắc và Nam sông Tiền, phía Bắc giáp tỉnh Pray-veng [Campuchia], phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.

Tháng 12/1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết về việc điều chỉnh hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam, trong đó 02 tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong được dự kiến sáp nhập. Tháng 02/1976, Nghị định của Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã chính thức đặt tên tỉnh Đồng Tháp.

Đồng Tháp thời kỳ phong kiến

Đồng Tháp xưa kia nguyên nằm trong vùng đất đai rộng lớn, phì nhiêu do các lưu dân người Việt ở phía Bắc vào khai phá lập nghiệp hình thành nên các vùng dân cư. Cùng với công cuộc Nam tiến của các dòng di dân tự nhiên, các Chúa Nguyễn cũng dần xác lập chủ quyền và thiết đặt bộ máy cai trị.

Sử chép: Buổi quốc sơ, tùy đất mà đặt kho [gọi là khố trường], kho đặt ở đâu lấy tên đất ở đó để thu chứa tiền thóc sản vật. Chúa thấy Gia Định khi đó đất rộng cho lập thành 09 khố trường biệt nạp gồm Quy An, Quy Hóa, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Quản Thảo, Hoàng Lạp, Tam Lạch, Bả Canh, Tân Thịnh. Trong đó, khố trường Bả Canh [từ năm 1732 thuộc châu Định Viễn] nay là vùng đất phía Bắc sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.

Năm 1757, Võ vương Nguyễn Phước Khoát mở mang thêm đất Tầm Phong Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, giao cho Nguyễn Cư Trinh lập ba đạo: Châu Đốc [ở Hậu Giang], Tân Châu [ở Tiền Giang] và Đông Khẩu [xứ Sa Đéc] đều thuộc dinh Long Hồ. Trong đó, đạo Đông Khẩu nay thuộc vùng đất phía Nam sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.

Đến triều Nguyễn, ban đầu vùng đất nay thuộc Đồng Tháp nằm trên đất phủ Định Viễn trấn Vĩnh Thanh và phủ Kiến An trấn Định Tường. Năm 1832, vua Minh Mạng thực thi công cuộc cải cách hành chính rộng lớn, thành lập 06 tỉnh tại Nam kỳ [gọi là Nam kỳ lục tỉnh] gồm: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Trong đó, Đồng Tháp thuộc các huyện Vĩnh An phủ Tân Thành, huyện Đông Xuyên phủ Tuy Biên [tỉnh An Giang] và huyện Kiến Đăng phủ Kiến An [tỉnh Định Tường]. Đến cuối đời vua Tự Đức, trước khi có sự can thiệp của Pháp, vùng đất Đồng Tháp ngày nay chủ yếu nằm trong các huyện: An Xuyên, Đông Xuyên, Vĩnh An [tỉnh An Giang] và các huyện Kiến Đăng, Kiến Phong [tỉnh Định Tường].

Đồng Tháp thời kỳ Pháp thuộc

Trước khi có sự can thiệp của thực dân Pháp, Nam Kỳ gồm có 06 tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường [miền Đông] và An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên [miền Tây]. Năm 1862, bằng Hòa ước ký với triều đình Huế, thực dân Pháp chiếm 03 tỉnh miền Đông và bắt tay vào việc tổ chức bộ máy cai trị bằng cách xóa bỏ các phủ huyện cũ dưới triều Nguyễn lập thành các đơn vị hành chính mới gọi là Khu Thanh tra [Inspection]. Năm 1867, sau khi tiếp tục chiếm 03 tỉnh miền Tây [Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên], thực dân Pháp cũng đặt các tỉnh này dưới chế độ cai trị như các tỉnh miền Đông.

Năm 1870, toàn bộ Nam kỳ có 25 Khu Thanh tra, đến năm 1871 rút xuống còn 18 khu. Trong đó, địa giới tỉnh Đồng Tháp ngày nay nằm chủ yếu trong Khu thanh tra Sa Đéc gồm 03 huyện: Vĩnh An, An Xuyên, Đông Xuyên. Năm 1876, khu thanh tra Sa Đéc đổi thành hạt tham biện Sa Đéc thuộc khu hành chính Vĩnh Long - 01 trong 04 khu hành chính lớn của Nam Kỳ. Theo Nghị định ngày 20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương kể từ ngày 01/01/1900, các khu hành chính tại Nam kỳ thống nhất gọi là “tỉnh” [province]. Lúc này Sa Đéc là 01 trong 20 tỉnh của Nam kỳ.

Năm 1913, bằng Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, tỉnh Sa Đéc được sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Long đồng thời thành lập thêm quận Cao Lãnh. Năm 1916, tỉnh Sa Đéc được chia thành 03 quận: Châu Thành [tỉnh lỵ], Lai Vung và Cao Lãnh. Năm 1924, Toàn quyền Đông Dương lại ban hành Nghị định tách tỉnh Sa Đéc ra khỏi tỉnh Vĩnh Long thành 01 tỉnh độc lập; đồng thời, nâng đồn hành chính Cao Lãnh thành 01 Đại lý hành chính [Délégation administrative] vào năm 1925.

Cho đến tháng 8/1945, địa giới hành chính tỉnh Đồng Tháp chủ yếu nằm trong tỉnh Sa Đéc gồm 03 quận: Châu Thành, Lai Vung, Cao Lãnh [phía Nam sông Tiền] và một phần các tỉnh: Châu Đốc, Long Xuyên [phía Bắc sông Tiền].

Đồng Tháp thời kỳ 1945 - 1975

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh Sa Đéc thuộc Chiến khu 8 miền Trung Nam Bộ. Ngày 12/9/1947, theo Chỉ thị của Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ thành lập tỉnh Long Châu Tiền trên cơ sở một phần các tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên gồm 05 quận: Tân Châu, Hồng Ngự, Chợ Mới, Châu Phú B, Lấp Vò. Năm 1950, tỉnh Đồng Tháp Mười được thành lập từ 29 xã của các huyện: Cai Lậy, Cái Bè [tỉnh Mỹ Tho]; Cao Lãnh [tỉnh Sa Đéc] và Mộc Hóa [tỉnh Tân An]. Năm 1951, tỉnh Long Châu Tiền sáp nhập với tỉnh Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa. Tỉnh Long Châu Sa tồn tại cho đến năm 1954 bị xóa bỏ để khôi phục lại các tỉnh: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc như cũ.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt làm 02 miền lấy Vĩ tuyến 17 tại Quảng Trị làm ranh giới. Địa giới từ Vĩ tuyến 17 trở vào Nam thuộc quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Sa Đéc lúc này thuộc Tây Nam phần. Tháng 02/1956, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Phong Thạnh từ một phần các tỉnh: Châu Đốc [quận Hồng Ngự], Long Xuyên [quận Phong Thạnh Thượng và tổng An Bình], Sa Đéc [quận Cao Lãnh]. Tháng 10/1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa lại ban hành Sắc lệnh về việc thay đổi địa giới và tên một số tỉnh và tỉnh lỵ tại miền Nam Việt Nam, theo đó tỉnh Sa Đéc sáp nhập vào Vĩnh Long thành tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Phong Thạnh đổi tên thành tỉnh Kiến Phong. Năm 1966, tỉnh Sa Đéc được tái lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh Vĩnh Long.

Đồng Tháp sau 30/4/1975 đến nay

Ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc. Theo Nghị quyết này, dự kiến hợp nhất các tỉnh cũ thành 21 tỉnh mới trong toàn quốc, trong đó 03 tỉnh: Long Châu Tiền, Sa Đéc, Kiến Tường được dự kiến sáp nhập thành 01 tỉnh mới. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc tình hình thực tế ở miền Nam, Bộ Chính trị đã quyết định điều chỉnh lại việc hợp nhất một số tỉnh từ Khu 6 trở vào, trong đó tỉnh Sa Đéc và tỉnh Kiến Phong cũ được hợp nhất. Trên cơ sở đó, tháng 02/1976, bằng Nghị định của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tỉnh Đồng Tháp chính thức được thành lập từ việc hợp nhất 02 tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong.

Năm 1976, khi mới thành lập tỉnh Đồng Tháp gồm 01 thị xã Sa Đéc [tỉnh lỵ] và 05 huyện: Cao Lãnh, Tam Nông, Hồng Ngự, Lấp Vò, Châu Thành với tổng số 79 xã và 02 thị trấn.

Đến năm 1994, nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển vùng Đồng Tháp Mười đầy tiềm năng, trung tâm tỉnh lỵ được dời về Cao Lãnh. Được sự đầu tư của Trung ương, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương cùng chung tay góp sức, thị xã Cao Lãnh không ngừng phát triển và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2007 [đô thị loại II vào năm 2020].

Bên cạnh đó, thị xã Sa Đéc trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2013 [đô thị loại II vào năm 2018]; thị xã Hồng Ngự được thành lập vào năm 2008 [đô thị loại III vào năm 2018] và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2020.

Đồng Tháp là địa phương đầu tiên trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 03 thành phố trực thuộc tỉnh [hiện tại có thêm tỉnh Kiên Giang đạt được điều này].

Nguồn: Trung tâm Lưu Trữ Quốc Gia I và BBT tổng hợp

Page 7

Bộ Y tế vừa phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt 43, trong đó tỉnh Đồng Tháp được phân bổ 200.000 liều. Số vắc xin này sẽ được sử dụng trong chiến dịch tiêm vắc xin của tỉnh Đồng Tháp sắp tới.

Vắc xin Vero Cell - Sinopharm

Vero Cell là vắc xin được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm, mỗi lọ chứa 1 liều, mỗi liều 0,5 ml. Thành phần của vắc xin này được bổ sung Hidroxit Nhôm để tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch.

Đây là vắc xin đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt. Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8ºvà không để đông băng vắc xin, hạn sử dụng 02 năm, tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Chỉ được tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 3 - 4 tuần. Liều lượng đường tiêm 0,5 ml tiêm bắp.

Phản ứng sau tiêm chủng ghi nhận được hầu hết là nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn gồm:

- Phản ứng tại chỗ tiêm rất phổ biến là đau tại chỗ tiêm, không phổ biến đỏ, sưng, cứng, ngứa.

- Phản ứng toàn thân phổ biến nhất là đau đầu, sốt, mệt mỏi cơ, đau cơ, đau khớp, ho, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy và ngứa.

Đây là những phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin, những dấu hiệu này cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với vắc xin cụ thể là kháng nguyên 1 chất kích hoạt đáp ứng miễn dịch, do đó các phản ứng sau tiêm phổ biến ở mức độ nhẹ hoặc trung bình là một dấu hiệu tốt cho thấy vắc xin đang hoạt động, các dấu hiệu này thường tự biến mất sau vài ngày.

Chống chỉ định: Những người có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vắc xin Vero Cell; những người có thân nhiệt trên 38,5ºC nên hoãn tiêm vắc xin cho đến khi hết sốt; quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vắc xin như Hydroxit Nhôm.     

Vắc xin Vero Cell của Sinopharm được Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh, Trung Quốc tiến hành nghiên cứu từ tháng 02/2020 và sản xuất là vắc xin phòng bệnh do vi rút SARS-CoV-2, Covid-19 gây ra.

Ngày 16/5/2021 vắc xin Covid-19 Vero Cell là vắc xin thứ 6 được Tổ chức Y tế thế giới [WHO] xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp [EUL]. Vắc xin Vero Cell đã cung cấp tới hơn 70 quốc gia. Hiện tại đã có hơn 100 quốc gia có nhu cầu đặt mua vắc xin của Sinopharm. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, Sinopharm đang tiếp tục mở rộng năng lực sản xuất vắc xin Covid-19, mục tiêu trở thành nhà cung cấp vắc xin Covid-19 lớn nhất thế giới, để vắc xin này được phổ cập rộng rãi hơn tới người tiêu dùng.

Ngày 03/6/2021, vắc xin Sinopharm được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng khẩn cấp, trở thành vắc xin thứ 3 được Việt Nam phê duyệt sau AstraZeneca và Sputnik V.

Theo Quyết định số 1096/QĐ-BYT ngày 16/9/2021 của Bộ Y tế, Công ty Cổ phần bảo trợ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tài trợ với 8 triệu liều vắc xin Vero Cell - Sinopharm.

Để góp phần ngăn chặn, kiềm chế đẩy lùi nhanh dịch bệnh, sớm ổn định tình hình, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường bảo đảm mục tiêu kép phòng chống dịch để bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân và bảo đảm điều kiện cho phục vụ sản xuất, kinh doanh, duy trì sản xuất kinh doanh để có nguồn lực phòng, chống dịch, tại Thông báo số 167/TB-VPCP ngày 23/6/2021của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm phương châm 5K+vắc xin, tiếp cận bình đẳng tiêm các loại vắc xin khác nhau cho hợp lý, tránh tình trạng tâm lý chờ đợi, lựa chọn vắc xin, có loại nào phải dùng ngay loại đó, tinh thần là kịp thời, an toàn và hiệu quả.

[Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề