Trần Thị Thanh nhà Đại học Đà Nẵng

Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng hiện có trụ sở chính tọa lạc tại địa chỉ 566 Núi Thành, Phường Hoà Cường Nam, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Trụ sở chính được xây dựng và hoàn thành vào tháng 11 năm 2006 gần trung tâm của thành phố Đà Nẵng.

chi tiết

Nữ giảng viên trẻ của Trường Đại học Kinh tế [Đại học Đà Nẵng] luôn cháy bỏng niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Ảnh: NVCC.

"Cháy bỏng" với niềm đam mê nghiên cứu khoa học

Là cựu sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lý [MIS], Khoa Thống kê - Tin học [Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng], Trần Thị Châu Giang [SN 1997] khi còn ngồi trên ghế nhà trường Giang luôn ấp ủ mong muốn được trở thành giảng viên của Trường.

Muốn biến ước mơ thành hiện thực, bên cạnh việc nỗ lực học tập, Giang dành nhiều thời gian đến thư viện, tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học của những thầy cô, các chuyên gia. Giang được biết đến như là một người có đam mê "cháy bỏng" trong nghiên cứu khoa học.

Năm 2019, Châu Giang chính thức tham gia nghiên cứu khoa học và bước đầu gặt hái được những kết quả ngoài mong đợi. Cụ thể, Giang đã đạt giải Nhất cấp khoa, giải Nhất cấp Trường, giải Ba cấp TP. Đà Nẵng, giải Khuyến khích cấp Bộ, và giải nhất giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka 2019…

Cơ hội nhận được học bổng tiến sĩ tại Hàn Quốc là niềm vinh dự lớn đối với Giang.

Sau khi tốt nghiệp, với số điểm cao với thành tích học tập "đáng nể" của mình, Giang đã được giữ lại Trường Đại học Kinh tế công tác. "Ngày được nhận ở lại trường công tác em rất vui và hạnh phúc. Từ đó, em quyết định học tiếp để hàm thụ kiến thức chuyên ngành để hiện thực hóa giấc mơ làm cô giáo của mình", Giang tâm sự.

Tại đây, Giang bắt đầu chọn học chương trình cử nhân lên thẳng Tiến sĩ để có nhiều thời gian làm quen cũng như bổ sung một số môn chuyên ngành sao cho thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu.

Từ cử nhân lên thẳng Tiến sĩ danh giá

Giang chia sẻ, thông thường sau khi tốt nghiệp cử nhân, người học sẽ trải qua bậc Thạc sĩ rồi mới học lên Tiến sĩ. "Nhưng nhiều đại học trên thế giới cho phép người học được học thẳng lên tiến sĩ nếu có đáp ứng các yêu cầu từ phía nhà trường", Giang nói.

Bằng cố gắng, thành quả của Giang chính là đã giành được học bổng Tiến sĩ Khoa học máy tính tại Trường Đại học Chung-Ang [Seoul, Hàn Quốc]. Học bổng này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với bản thân, Giang đã nuôi dưỡng ước mơ được bay xa hơn để học tập và mở rộng tầm nhìn ra thế giới. Với Giang, đây là bước ngoặt lớn đầy thú vị và thách thức.

Chia sẻ về phần học bổng của mình, Giang cho biết, trong một buổi tham dự hội thảo, Giang đã được gặp gỡ và trao đổi với giáo sư tìm hiểu về ngành khoa học máy tính. Từ đó, Giang bắt đầu chuẩn bị hồ sơ cho học bổng từ tháng 7/2019, đến tháng 8/2019 thì nhận được thư mời nhập học và chính thức nhập học từ ngày 2/9/2019.

"Mình cũng công nhận rằng sau khi tốt nghiệp năm 2019 mình đã chuẩn bị cho nghiên cứu sinh và nhận được học bổng rất nhanh chóng, điều này khiến mình thật bất ngờ, hạnh phúc và quá đỗi vui mừng. Bố mẹ Giang luôn là người đứng sau ủng hộ tinh thần cho mình, đó là động lực rất lớn lao để giúp mình đạt được những mục đích ấy", Giang tâm sự.

Giang cho hay, nhiều bạn trẻ cho rằng, tuổi 25 học Tiến sĩ là quá sớm, nhưng tùy từng trường hợp và mục đích học của các bạn. Học tiến sĩ sớm hay muộn nó đều có cái hay riêng.

"Nếu làm nghiên cứu sinh ngay sau khi tốt nghiệp đại học thì việc học sẽ được liền mạch hơn. Tuổi đời còn trẻ mình có nhiều thời gian để trải nghiệm hơn. Tuy nhiên, bù lại mình sẽ thiếu kinh nghiệm và kiến thức thực tế hơn so với các anh chị đã ra trường công tác. Nếu các bạn cần chuẩn bị cho mình một profile thật tốt thì cơ hội đạt học bổng sẽ cao hơn, đặc biệt là ngoại ngữ", Giang bật mí.

Nữ Tiến sĩ 9x cũng chia sẻ rằng, để đạt được học bổng này, người đầu tiên Giang muốn gửi lời cảm ơn chính là PGS.TS. Lê Văn Huy - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế [Đại học Đà Nẵng], là người tạo cầu nối, giới thiệu cho Giang được gặp gỡ với các giáo sư. Ngoài ra, Giang cũng cảm ơn đến các thầy cô, các bạn sinh viên Trường đã luôn ủng hộ, động viên tinh thần giúp mình cố gắng hoàn thành hồ sơ đạt học bổng quý giá này.

08:03, 07/08/2022 [GMT+7]

Trăn trở trước khó khăn của học sinh khiếm thị trong việc làm thí nghiệm môn Vật lý, nhóm sinh viên Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã chế tạo một thiết bị dùng trong thí nghiệm có thể phát ra âm thanh dễ nghe, cho kết quả có độ chính xác cao.

Sinh viên Trần Thị Thanh Nhàn [bìa trái, đứng] hướng dẫn học sinh khiếm thị thực hiện thí nghiệm. [Ảnh do nhân vật cung cấp]

Sinh viên Trần Thị Thanh Nhàn, Trưởng nhóm nghiên cứu cho hay, em từng tham gia dạy học tình nguyện môn Vật lý tại Trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu. Nhàn thấy giờ học kiểm chứng định luật khúc xạ ánh sáng và quang hình học đối với các em khiếm thị rất khó khăn, vì bắt buộc phải nhìn chứ không có ngôn ngữ nào diễn tả được. Lúc đó, Nhàn nghĩ nếu có cơ hội sẽ làm một thiết bị phát ra âm thanh để các em hình dung dễ dàng. Thiết bị này giúp các em hiểu sâu sắc hơn về bài học, tự rèn luyện kỹ năng thực hành và tạo hứng thú.

“Nhóm đã hoàn thành bộ dụng cụ và tặng lại Trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu để các em có những giờ học thí nghiệm tốt hơn”, Nhàn cho biết.

“Bộ thí nghiệm được thiết kế gọn nhẹ, kích thước như một chiếc hộp tròn, nhưng tích hợp nhiều tính năng bên trong. Cấu tạo thiết bị bao gồm bộ phát tín hiệu laser, đầu thu tín hiệu, thước đo độ, bộ phận phát âm thanh. Căn cứ lý thuyết về hiện tượng khúc xạ ánh sáng và mô hình thiết kế, chúng em đã thực hiện mã hiệu để phát ra âm thanh số đo góc và lắp ráp, chế tạo ra bộ thí nghiệm hoàn chỉnh”, sinh viên Đặng Thị Ngọc Huyền, thành viên nhóm nghiên cứu phân tích. 

Để thực hiện thí nghiệm liên quan đến hiện tượng khúc xạ ánh sáng, bộ thí nghiệm cần: nguồn sáng, khối bán trụ mica, bộ phận phát tín hiệu, đầu thu thước đo góc. Nguồn sáng phải tạo được tia sáng đơn sắc, rõ ràng; cường độ sáng vừa phải, không gây nguy hiểm với học sinh. Tia sáng chiếu vào tâm thước nằm trên mặt phẳng thước đo góc, sử dụng tia laser màu đỏ. Âm thanh báo số đo góc rõ ràng và âm lượng vừa đủ, trên các bộ phận có chữ nổi để học sinh dễ dàng xác định vị trí. Học sinh điều chỉnh góc tới bằng cách dịch chuyển đầu phát laser, sau khi nghe tín hiệu báo số đo góc tới, học sinh chỉnh đầu thu tín hiệu để thu được tia khúc xạ. Đến đúng vị trí tia khúc xạ, thiết bị sẽ tự phát ra âm thanh báo số đo góc. Học sinh nghe âm báo và ghi lại giá trị các góc, sau đó tiến hành kiểm chứng định luật bằng cách lập tỷ lệ công thức.

Nhằm giúp học sinh khiếm thị có thể sử dụng thiết bị độc lập và giáo viên cũng dễ dàng hướng dẫn thí nghiệm, nhóm đã làm một cuốn sách hướng dẫn song ngữ [chữ thường và chữ nổi cho người khiếm thị]; trong đó nêu rõ các bước tiến hành thí nghiệm kiểm chứng định luật khúc xạ ánh sáng, các hình vẽ minh họa đường đi của tia sáng qua hai môi trường khác nhau cũng được thể hiện bằng mô hình giấy cứng và dây thừng. “Các bạn kết hợp dùng dụng cụ của chúng mình và cuốn sách này thì có thể tự đo và hiểu rõ đường đi của tia sáng trong một số thí nghiệm quang học”, sinh viên Phan Thanh Nhã, thành viên nhóm nghiên cứu nói thêm.

Trực tiếp hướng dẫn nhóm sinh viên, TS. Lê Thanh Huy, giảng viên Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng cho biết, các trường phổ thông chuyên biệt cần nhiều nghiên cứu về thiết bị dạy học để giúp học sinh khiếm khuyết học tốt các môn học nói chung và môn Vật lý nói riêng.

Đề tài của nhóm sinh viên Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đoạt giải Ba cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học thành phố Đà Nẵng năm 2021, là động lực để nhóm tiếp tục có những ý tưởng mới. “Chúng tôi rất vui khi chắp cánh kiến thức, mở ra bầu trời mới cho các em học sinh khiếm thị. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh nghiên cứu với mong muốn thiết bị dạy học sẽ có mặt ở hầu hết các trường chuyên biệt, từ đó lan tỏa tinh thần cho các sinh viên ngành sư phạm trong cả nước và các đơn vị giáo dục để có những nghiên cứu về sản phẩm dạy học cho học sinh khiếm khuyết”, TS. Lê Thanh Huy nói.

Video liên quan

Chủ Đề