Bản thân em đã làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình

Ai sinh ra đều có quyền và nghĩa vụ học tập. Việc học tập giúp con người biết kiến thức, hiểu ra nhiều điều và để trở thành người có ích cho xã hội. Vậy nhà nước ta quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết sau đây.

Học tập là gì?

Học hay còn gọi là học tập, học hỏi là quá trình chúng ta tiếp thu và tiếp xúc thêm các kiến thức mới, kỹ năng mới, bổ sung trau dồi các kiến thức nâng cao từ các kiến thức cơ bản mà bản thân đã được học từ trước. Học ở đây mang tính đi lên, tiến lên phía trước, học kiến thức để đi lên chứ không phải học để dừng lại, để tụt lùi. Khả năng học hỏi là học những điều tốt đẹp của con người, của các quốc gia, sự học hỏi luôn là cần thiết trong việc phát triển bản thân hơn.

Sự cần thiết của việc học

Mỗi một giai đoan, một thời điểm việc học tập đều có sự cần thiết:

– Học giúp việc tiếp thu kiến thức được chắc chắn hơn, mở rộng sự hiểu biết cũng như bản lĩnh năng lực bản thân tốt hơn.

– Học mang lại cho các bạn trẻ sự thành công, chỉ có con đường học các bạn mới đi đến mục tiêu, thực hiện đam mê, ước mơ tốt nhất, mở ra tương lai tốt đẹp sau này.

– Học là nghĩa vụ của mỗi bạn học sinh khi có sự nhận thức đối với cuộc sống, thì học luôn là công việc hàng ngày mà các bạn phải thực hiện và trau dồi. Học tốt giúp xây dựng đất nước giàu đẹp, mang vinh quang cho tổ quốc, gia đình, bản thân các bạn trẻ.

– Việc học được đánh giá cao khi các bạn tu dưỡng đạo đức tốt, trở thành người có nhân cách tốt xứng đáng là con người của thời đại phát triển.

– Học còn giúp tâm hồn các bạn trở nên phong phú, yêu đời hơn, yêu giá trị tốt đẹp của dân tộc, mang kiến thức của bản thân đi học hỏi, ngoại giao với bạn bè quốc tế, tạo cho bản thân nhiều cơ hội tốt với những điều tốt đẹp.

– Học là trách nhiệm của học sinh trong việc đền đáp công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, kết quả các bạn đạt được nếu đạt điểm cao là niềm tự hào lớn của cha mẹ.

Quyền, nghĩa vụ học tập của công dân

Theo Điều 39 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Điều này được cụ thể hóa trong Điều 13 luật Giáo dục năm 2019:

Điều 13. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

2. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.

3. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.”

Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 14 luật Giáo dục năm 2019 còn quy định: “Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.”

Tầm quan trong của việc học

Không phải tự nhiên, pháp luật lại quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, bởi việc học có tầm quan trọng đặc biệt.

Học tập là việc vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Từ thời cha ông ta việc học được xem là tiêu chí đánh giá một người. Người có học sẽ được tôn trọng, kính nể trong xã hội. Ngày nay, việc học càng quan trọng hơn nữa vì những tiến bộ của thế giới, đòi hỏi mỗi người chúng ta cần có một lượng kiến thức rộng lớn để có thể tồn tại và phát triển.

Hơn nữa việc học không chỉ là quá trình trau dồi kiến thức mà còn là quá trình học hỏi về những vấn đề tình cảm, đạo đức, lối sống. Học tập là để tiếp thu, thấu hiểu những chuẩn mực đạo đức, rèn luyện về nhân cách và lối sống.

Xã hội càng phát triển thì các bạn cần phải đẩy mạnh đầu tư vào việc học của mình. Học phải nghiêm túc và nghiêm khắc với bản thân thì các bạn mới thật sự tiến bộ. Việc học chưa bao giờ là dư thừa hay vô ích. Chỉ khi không học hành thì bạn mới trở thành người vô dụng cho xã hội. Khi có sự cố gắng trong học tập thì bạn sẽ nhận lại những kết quả xứng đáng và đạt được thành tích mà mình mong muốn. Khi đó, bạn sẽ tìm thấy được niềm vui trong học tập và biết được rằng có cố gắng thì mới có kết quả tốt đẹp.

Trên đây là nội dung bài viết quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 – Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

Trả lời Gợi ý Bài 15 trang 39 sgk GDCD 6

Trả lời:

– Một quần đảo hoang vắng.

– Rừng cây bị chặt, đồng ruộng thiếu nước, bị bỏ hoang.

– Trình độ dân trí thấp, trẻ em thất học nhiều.

Trả lời:

Điểm đặc biệt là tất cả trẻ em trong huyện đến tuổi đi học đều được đến trường.

Trả lời:

– Hội khuyến học huyện được thành lập.

– Lập ban đại diện cha mẹ từng trường để vận động trẻ đến trường

– Có chính sách hỗ trợ cho con em thương binh liệt sĩ, gia đình khó khăn, học sinh ở xa.

– Thầy cô giáo tình nguyện ở lại đảo dạy học lâu dài

– Xây dựng được nhiều trường học khang trang.

Trả lời:

Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng, có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Trả lời:

– Học ở trường, ở lớp…

– Học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên;

– Học ở trường vừa học vừa làm;

– Tự học qua sách báo, bạn bè, vô tuyến;

– Học ở lớp học tình thương.

Trả lời:

Em hãy kể một số tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập như các bạn trong lớp của em, hoặc những tấm gương mà em biết được qua sách báo, tạp chí hay được nghe kể lại từ bố, mẹ, ông bà mình nhé.

Trả lời:

– Những trẻ em bị khuyết tật như khiếm thị, khiếu thính, tàn tật và trẻ em lang thang cơ nhỡ đều có quyền và nghĩa vụ học tập.

– Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập dưới nhiều hình thức:

+ Trẻ khuyết tật có thể học ở trường mà Nhà nước, các tổ chức xã hội dành riêng cho họ, như: Trường cho trẻ em mù Nguyễn Đình Chiểu, Trường cho trẻ em câm điếc Xã Đàn… Tỉnh nào cũng có các lớp học tình thương dành cho trẻ khuyết tật.

+ Trẻ có hoàn cảnh khó khăn:

Ngày đi làm, tối học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Học ở trung tâm vừa học vừa làm.

Tự học qua sách báo, bạn bè…

Học ở các lớp học tình thương do các thầy cô giáo, thanh niên tình nguyện dạy.

Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào ?

Trả lời:

Trong hoàn cảnh đó em chấp nhận nghỉ học để có thời gian lao động giúp bố và nuôi các em. Em sẽ tự học vào những lúc rảnh rỗi. Ban ngày đi lao động kiếm sống, ban đêm em sẽ theo học ở các lớp học tình thương để tiếp tục việc học tập của mình.

– Chí chăm chú vào học tập, ngoài ra không làm một việc gì.

– Chỉ học ở trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái.

– Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể?

Trả lời:

– Ý thức thứ nhất và hai là sai.

– Ý đúng là ý thứ 3: Ngoài giờ học ở trường, có thời gian học ở nhà, lao động giúp bố mẹ, vui chơi giải trí rèn luyện thể thao.

Có nghĩa là bản thân phải biết cân đôi giữa nhiệm vụ học tập với những nhiệm vụ khác, phải say mê, kiên trì và tự học, phải có phương pháp học tập đúng đắn. Tuy nhiên chỉ học trên lớp chưa đủ mà phải học cả ở nhà, ngoài học tập phải biết giúp đỡ cha mẹ làm những công việc vừa sức mình và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí để tinh thần vui vẻ, có sức khoẻ thì mới học tập tốt.

Trả lời:

“Học, học nữa, học mãi”

[Lê nin]

“Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước.

Các điều chúng ta chưa biết là cả một đại dương.”

[I. Niutơn]

“Kiến thức là chìa khóa vạn năng mở tất cả các cửa”

[A-Phơ-răng-xơ]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề