Bán vi cá bị phạt bao nhiêu năm tù

Bạn của tôi sử dụng kích điện để đánh bắt cá bị cơ quan công an bắt và bị xử lý hành chính, nhưng bạn tôi vẫn chưa chấp hành quyết định xử phạt. Nếu sau đó mấy tháng sau lại tiếp tục bị bắt về hành vi sử dụng công cụ đánh bắt cá. Vậy bạn tôi có bị xử lý hình sự không?

  • [ảnh minh họa]

Hành vi sử dụng kích điện để đánh cá là hành vi vi phạm pháp luật, bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.

Khoản 62 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 [Sửa đổi Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015] quy định về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản như sau:

Người nào vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;

- Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn;

- Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 của Bộ luật này;

...

Việc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hành vi dùng kích điện để đánh cá được hiểu là hành vi này đã bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, không phụ thuộc vào việc người vi phạm đã hoàn thành việc nộp phạt hay chưa.

Dựa trên thông tin cung cấp: Bạn của bạn đã bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính về hành vi sử dụng kích điện để đánh cá, nay lại tiếp tục thực hiện hành vi này thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản.

Theo đó, có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Cụ thể, Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng luật sư Nhân Chính [Đoàn luật sư TP. Hà Nội] phân tích: Trên thực tế thì có thể một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội lần đầu có thể bị xét xử sau hành vi phạm tội tiếp sau hoặc ngược lại. Thực tiễn xét xử cho thấy một người đang chấp hành một bản án vẫn có thể bị phát hiện hành vi phạm tội mà họ thực hiện trước đó.

Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015, hình phạt tù có thời hạn buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.

“Điều 38. Tù có thời hạn

1. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.

Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.

Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.

2. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng”.

Căn cứ vào Điều 55 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, cụ thể: Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định. Đối với hình phạt chính, nếu các hình phạt đã tuyên cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn.

“Điều 55. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

1. Đối với hình phạt chính:

  1. Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
  1. Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
  1. Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
  1. Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

đ] Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

  1. Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.

2. Đối với hình phạt bổ sung:

  1. Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
  1. Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên”.

Theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự năm 2015 có thể hiểu là khi một người bị xét xử về một hành vi phạm tội bằng một bản án có hiệu lực pháp luật, mà sau đó người này lại bị xét xử về một tội khác và hành vi phạm tội lần sau được thực hiện trước khi có bản án đã có hiệu lực pháp luật thì tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang xét xử. Sau đó, tổng hợp với hình phạt của bản án trước đã có hiệu lực pháp luật. Thời gian chấp hành hình phạt của bản án trước sẽ được trừ vào hình phạt chung sau khi đã tổng hợp hình phạt. Thẩm quyền tổng hợp hình phạt là của hội đồng xét xử đang xét xử vụ án.

“Điều 56. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án

1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”

Ngoài ra, nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân. Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình.

Như vậy, hình phạt tù có thời hạn không quá 20 năm, nếu một người phạm nhiều tội và bị đưa ra xét xử ở nhiều vụ án khác nhau, hình phạt cao nhất của các bản án mà họ bị xét xử chỉ là hình phạt tù có thời hạn, thì khi tổng hợp hình phạt tù cũng không quá 30 năm./.

Buôn bán động vật quý hiếm phạt bao nhiêu năm tù?

Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Kích cá bằng điện Phạt bao nhiêu tiền?

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.

Thế nào là khai thác thủy sản không theo quy định?

Khai thác thủy sản không theo quy định là hoạt động khai thác thủy sản được thực hiện trong khu vực hoạt động của một tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan bởi các tàu cá không quốc tịch, tàu cá treo cờ của quốc gia không thuộc tổ chức, hay bởi bất kỳ một thực thể khai thác thủy sản nào khác theo cách thức không ...

Thế nào là khai thác thủy sản không báo cáo?

* Khai thác không báo cáo: Bao gồm các hoạt động khai thác thủy sản không được báo cáo chính xác cho các cơ quan quản lý. Khai thác không báo cáo thường liên quan đến việc thu thập, cung cấp dữ liệu kém hoặc quản lý nghề cá yếu. Thiếu sót trong báo cáo cũng có thể là sự che giấu hoạt động bất hợp pháp.

Chủ Đề