Bằng sơ cấp là gì

Pháp luật quy định các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi có giấy phép đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì được phép cấp chứng chỉ đào tạo. Vậy thủ tục, điều kiện để được cấp chứng chỉ trong đào tạo sơ cấp là như thế nào.

Luật tư vấn xin cung cấp tới quý khách hàng các quy định về cấp chứng chỉ trong đào tạo sơ cấp.

Cơ sở pháp lý

- Luật giáo dục nghề nghiệp 2014

- Thông tư 34/2014/TT-BLĐTBXH 

Chứng chỉ đào tạo là gì

- Chứng chỉ [Diploma] là văn bằng chính thức chứng nhận một cá nhân đã hoàn tất thành công một khóa học nhất định do cơ quan giáo dục/ cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lý lâu dài.

Điều kiện để được cấp chứng chỉ đào tạo sơ cấp nghề

- Có giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

- Học viên đã hoàn thành chương trình và đủ điều kiện để cấp chứng chỉ

- Có văn bản chấp thuận mẫu chứng chỉ của Cơ quan quản lý nhà nước 

Mẫu chứng chỉ sơ cấp 

Theo quy định tại Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định về mẫu chứng chỉ như sau: 

Chứng chỉ sơ cấp được in hai mặt gồm 04 trang, mỗi trang có kích thước 190 mm x 135 mm, chữ in trên chứng chỉ sơ cấp dùng phông chữ Times New Roman. Mặt trước gồm trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ cờ hoặc màu đỏ huyết dụ; mặt sau gồm trang 2 và trang 3 có nền màu vàng, hoa văn viền màu vàng đậm.

Nội dung in trên trang 1: Quốc hiệu bao gồm 2 dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được đặt canh giữa, cách nhau dòng đơn; dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” cách mép trên 10 mm, trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm; dòng thứ hai “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ [sử dụng lệnh Draw, không dùng lệnh Underline]. Quốc huy hình tròn đường kính 45 mm, tâm cách mép trên 62 mm, được đặt canh giữa. Dòng chữ “CHỨNG CHỈ SƠ CẤP” cách mép dưới 80 mm, trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 20, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa. Các chữ in trên trang 1 có màu vàng.

Nội dung in trên trang 2: hình trống đồng in chìm chính giữa có màu vàng nhạt, đường kính 110 mm. Quốc hiệu bao gồm 2 dòng chữ “SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM” và “Independence - Freedom - Happiness” được đặt canh giữa, chữ màu đen, cách nhau dòng đơn; dòng chữ “SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM” cách mép trên 10 mm, trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm; dòng thứ hai “Independence - Freedom - Happiness” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ [sử dụng lệnh Draw, không dùng lệnh Underline]. Cụm từ “has conferred” được trình bày bằng chữ màu đen, in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa. Cụm từ “CERTIFICATE” được trình bày bằng chữ màu đỏ, in hoa, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa. Cụm từ “LEVEL  OF VQF” được trình bày bằng chữ màu đen, in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa. Các nội dung khác ghi trên trang 2 được trình bày bằng chữ màu đen.

Nội dung in trên trang 3: Quốc huy hình tròn có đường kính 60 mm in chìm chính giữa. Quốc hiệu bao gồm 2 dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được đặt canh giữa, chữ màu đen, cách nhau dòng đơn; dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” cách mép trên 10 mm, được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm; dòng thứ hai “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ [sử dụng lệnh Draw, không dùng lệnh Underline]. Từ “cấp” được trình bày bằng chữ màu đen, in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa; cụm từ “CHỨNG CHỈ SƠ CẤP…” được trình bày bằng chữ màu đỏ, in hoa, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa. Các nội dung khác ghi trên trang 3 được trình bày bằng chữ màu đen.

 Các bước để được cấp chứng chỉ đào tạo sơ cấp

Bước 1. Gửi mẫu chứng chỉ đến cơ quan nhà nước

Hồ sơ thông báo mẫu chứng chỉ tới cơ quan nhà nước 

- Công văn thông báo mẫu chứng chỉ kèm theo mẫu chứng chỉ, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp [mỗi loại 03 bản]

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục hoặc giấy phép dạy nghề sơ cấp

- Quyết định thành lập đối với tổ chức, giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp

- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp 

Thẩm quyền 

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

nơi cơ sở đào tạo sơ cấp đóng trụ sở chính để báo cáo; chịu trách nhiệm về nội dung in trên mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp của cơ sở mình theo quy định.

Thời gian 

- Trong văn 05 -07 ngày các cơ quan trên phải có công văn trả lời công nhân mẫu chứng chỉ, phôi bằng

- Trường hợp không xác nhận, phải có văn bản gửi cơ sở đào tạo sơ cấp, nêu rõ lý do.

Bước 2: Sau khi có công văn công nhận về mẫu chứng chỉ đào tạo sơ cấp, phôi bằng thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức in, cấp phát chứng chỉ cho các học viên

 - Căn cứ mẫu chứng chỉ sơ cấp; mẫu bản sao chứng chỉ sơ cấp, cơ sở đào tạo sơ cấp thiết kế hoặc lựa chọn mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp, kèm theo lô gô [nếu có] của cơ sở mình.

- Cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức in chứng chỉ sơ cấp, bản sao chứng chỉ sơ cấp theo mẫu phôi chứng chỉ đã phê duyệt để sử dụng cấp cho người học. Việc in phôi chứng chỉ sơ cấp, phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp phải đảm bảo chặt chẽ, an toàn, bảo mật và phải được lập sổ quản lý.

Thẩm quyền cấp chứng chỉ đào tạo sơ cấp nghề 

- Chứng chỉ đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân mở lớp đào tạo nghề thiết kế, in ấn để cấp cho học viên có 100% các kết quả kiểm tra khi kết thúc mô - đun, môn học trong chương trình đào tạo đạt yêu cầu.

- Chứng chỉ sơ cấp chỉ cấp một lần, không cấp lại. Bản sao chứng chỉ sơ cấp được cấp theo yêu cầu của người học.

- Cơ sở đào tạo sơ cấp ghi vào sổ cấp chứng chỉ sơ cấp và sổ cấp bản sao chứng chỉ sơ cấp

- Chứng chỉ đào tạo ghi rõ nội dung, thời gian khóa học bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu định dạng quy định

Trường hợp thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp

- Chứng chỉ sơ cấp và bản sao bị người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp thu hồi khi vi phạm một trong các trường hợp sau:

+ Phát hiện có gian lận trong quá trình học tập dẫn đến sai lệch kết quả công nhận tốt nghiệp.

+  Phát hiện có vi phạm về việc in, quản lý, cấp phát chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp;

+ Cấp cho người không đủ điều kiện; chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp do người không có thẩm quyền cấp; chứng chỉ sơ cấp bị tẩy xóa, sửa chữa;

+  Người được cấp chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp để cho người khác sử dụng chứng chỉ sơ cấp hoặc bản sao chứng chỉ sơ cấp của mình.

- Người đứng đầu cơ sở hoạt động đào tạo sơ cấp xem xét ra quyết định hủy bỏ việc công nhận tốt nghiệp và thu hồi chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp mà mình đã cấp. Trong trường hợp cần thiết, việc thu hồi chứng chỉ.

>> Xem thêm bài viết: Thủ tục cấp giấy phép dạy nghề 

>> Xem thêm bài viết : Giấy phép đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp 

Sự khác nhau giữa chứng nhận và chứng chỉ 

Tiêu chí so sánh                               Chứng nhân             Chứng chỉ 
Định nghĩa   Chứng nhận [Certificate] có phạm vi bao hàm những nội dung rộng hơn, với nhiều mục đích khác nhau trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục, giấy chứng nhận được trao cho sinh viên/ học sinh khi họ vượt qua được một kì thi, dành giải trong một cuộc thi hay đôi khi cũng để chứng nhận họ đã hoàn thành một khóa học. Chứng chỉ [Diploma] là văn bằng chính thức chứng nhận một cá nhân đã hoàn tất thành công một khóa học nhất định do cơ quan giáo dục/ cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lý lâu dài.
Thời gian cấp Một khóa học cấp chứng nhận thường kéo dài trong thời gian ngắn hơn chứng chỉ, thường là trong vài tháng. ​ Một khóa học cấp chứng chỉ thường kéo dài vài năm. Để nhận được chứng chỉ, người học phải đạt được một số điểm hay thỏa mãn các yêu cầu nhất định.
Lĩnh vực liên quan

Có thể liên quan hoặc không liên quan trực tiếp đến giáo dục.

- Ví dụ: Khóa học lái xe, học thiết kế web, khóa học phòng cháy chữa cháy, khóa học sơ cứu,…

- Liên quan đến giáo dục.

- Ví dụ: Khóa học cấp chứng chỉ sư phạm, tin học, tiếng anh,…
Phạm vi áp dụng 

- Có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giáo dục,…

- Có thể được trao cho bất kì ai đã thành thạo kỹ năng trong đời sống/ khóa đào tạo, không nhất thiết phải liên quan đến giáo dục

Chỉ dành cho lĩnh vực giáo dục

- Thường được trao cho những sinh viên/học sinh đã hoàn tất việc học ở trường cấp 3 và các chương trình học sau đó

Công việc của chúng tôi

- Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc cấp chứng chỉ đào tạo sơ cấp 

- Hỗ trợ quý khách hàng trong việc soạn hồ sơ gửi cơ quan nhà nước.

Liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 098.9869.523

Email:

Video liên quan

Chủ Đề