Bên nhận bảo lãnh tiếng Anh là gì

Thư bảo lãnh – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Letter of Guarantee.

Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Bạn đang xem: Thư bảo lãnh tiếng anh là gì

Nhìn chung, không có một mẫu bảo lãnh thống nhất cho tất cả các loại bảo lãnh cũng như cho tất cả các ngân hàng. Việc soạn thảo thư bảo lãnh được thực hiện bởi các chuyên viên có kinh nghiệm, đặc biệt là về mặt pháp lí, và mỗi loại bảo lãnh thường có một mẫu riêng. [Theo Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê]

Nội dung của thư bảo lãnh

Thông thường, một thư bảo lãnh gồm các nội dung sau:

Tên, địa chỉ… của các bên tham gia

Những bên tham gia hợp đồng bảo lãnh bao gồm: Người được bảo lãnh; Người thụ hưởng; Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh; Ngân hàng thông báo [nếu có]; Ngân hàng chỉ thị [nếu có].

Trong thư bảo lãnh tên, địa chỉ… của các bên tham gia phải là tên và địa chỉ kinh doanh, và phải ghi rõ ràng, đầy đủ, bởi vì bất cứ sự mơ hồ hoặc ẩn ý nào cũng có thể dẫn đến hậu quả rủi ro sau này.

Dẫn chiếu hợp đồng gốc

Tham khảo thêm: Point Of Care Là Gì – Roche Đạt Một Cột Mốc Phát Triển Đáng Ghi Nhận

Thường mỗi loại bảo lãnh nhằm vào một loại rủi ro nhất định và do nội dung của hợp đồng gốc quyết định. Thông thường tên gọi của bảo lãnh luôn thống nhất với nội dung hợp đồng gốc, do đó, bảo lãnh bao giờ cũng có phần dẫn chiếu số hiệu và giá trị của hợp đồng gốc.

Số tiền bảo lãnh

– Vì số tiền bảo lãnh là số tiền tối đa mà ngân hàng thanh toán cho người thụ hưởng, do đó, cho dù tổn thất do vi phạm hợp đồng có thể lớn hơn số tiền bảo lãnh, nhưng người thụ hưởng vẫn không được bồi thường cao hơn mức bảo lãnh tối đa của ngân hàng.

– Số tiền bảo lãnh phải vừa ghi bằng số và ghi bằng chữ và thống nhất với nhau.

Các điều kiện thanh toán

– Là bảo lãnh thanh toán vô điều kiện.

– Nếu là bảo lãnh có điều kiện, thì phải xác định cụ thể những chứng từ nào cần phải xuất trình.

– Trước khi thanh toán, ngân hàng cần kiểm tra tính xác thực của các chứng từ được xuất trình.

Xem thêm: VoLTE Viettel là gì? Sử dụng VoLTE để thực hiện cuộc gọi chất lượng cao

Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh

– Đây là khoảng thời gian mà ngân hàng phát hành cam kết thanh toán bất cứ khi nào cho người thụ hưởng khi xuất trình đủ các điều kiện thanh toán.

– Quá thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, ngân hàng phát hành được miễn trách nhiệm bồi thường.

Địa điểm phát hành và hết hạn hiệu lực bảo lãnh

– Trong thực tế, nơi phát hành bảo lãnh ở đâu thì hết hiệu lực ở đó.

– Địa điểm phát hành bảo lãnh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nguyên tắc định xứ qui định rằng: Nếu không có qui định khác, thì luật pháp của nước ngân hàng phát hành sẽ điều chỉnh quan hệ bảo lãnh.

Tuy nhiên, do luật pháp mỗi nước một khác cho nên trong nhiều trường hợp các bên thỏa thuận lấy luật của một nước thứ ba được biết đến một cách phổ biến để áp dụng.

– Địa điểm phát hành cần được qui định cụ thể. Ví dụ: trong bảo lãnh gián tiếp, ngày hết hạn hiệu lực là ngày cuối cùng người thụ hưởng được phép xuất trình yêu cầu đòi tiền cho ngân hàng phát hành [là ngân hàng phục vụ và ở cùng nước với người thụ hưởng]. [Theo Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê]

Tham khảo thêm: Cách ghi người tham chiếu khi viết CV xin việc – Joboko

Bên bảo lãnh [tiếng Anh: Surety] là một tổ chức, hoặc một cá nhân, bảo lãnh các khoản nợ của một bên thỏa thuận được thực hiện bởi bên còn lại.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Khái niệm

Bên bảo lãnh hay còn gọi là bên bảo đảm, bên bảo chứng trong tiếng Anh là Surety hoặc Guarantor.

Bên bảo lãnh là một tổ chức, hoặc một cá nhân, đảm bảo các khoản nợ của một bên thỏa thuận được thực hiện bởi bên còn lại. Bên bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp con nợ vỡ nợ hoặc không thể thực hiện các khoản thanh toán nợ.     

Đặc điểm Bên bảo lãnh 

Bên bảo lãnh thường phổ biến trong các hợp đồng tại đó một bên đang hoài nghi liệu đối tác trong thỏa thuận hợp đồng có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu thanh toán hay không. Bên này có thể yêu cầu đối tác đưa ra một bên bảo lãnh để giảm thiểu rủi ro, bằng cách yêu cầu người bảo lãnh kí kết hợp đồng bảo lãnh. 

Biện pháp này nhằm giảm rủi ro cho người cho vay, do đó có thể làm giảm lãi suất cho người đi vay. Bên bảo lãnh có thể cung cấp bảo lãnh bằng các cam kết bảo lãnh.   

Cam kết bảo lãnh là một hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lí được kí kết bởi ba bên, bên nhận nghĩa vụ, bên trả nghĩa vụ và bên bảo lãnh.   

Bên bảo lãnh là công ty cung cấp các hạn mức tín dụng nhằm đảm bảo tất cả các khoản thanh toán nếu có yêu cầu. Bên bảo lãnh cung cấp một cam kết bảo lãnh tài chính cho bên nhận nghĩa vụ rằng bên trả nghĩa vụ sẽ thực hiện nghĩa vụ của họ. 

Nếu bên trả nghĩa vụ không thực hiện các điều khoản của hợp đồng đã kí kết với bên nhận nghĩa vụ, bên nhận nghĩa vụ có quyền nộp đơn khiếu nại cam kết bảo lãnh để ngăn chặn các khoản thiệt hại hoặc tổn thất có thể phát sinh. 

Nếu khiếu nại hợp lệ, công ty bảo lãnh hay bên bảo lãnh sẽ trả tiền bồi thường cho bên nhận nghĩa vụ nhưng sẽ không vượt quá hạn mức tiền được nêu trên cam kết bảo lãnh. Những bên bảo lãnh sau đó sẽ mong đợi bên trả nghĩa vụ hoàn trả cho họ khoản tiền bồi thường khiếu nại mà họ đã trả.   

Sự khác biệt của Bên bảo lãnh 

- Cam kết bảo lãnh của bên bảo lãnh không phải là một hợp đồng bảo hiểm. Khoản thanh toán được bên bảo lãnh thực hiện là khoản tiền trả cho cam kết bảo lãnh, vì vậy bên trả nghia vụ vẫn phải chịu các trách nhiệm về khoản nợ. 

Cam kết bảo lãnh chỉ giảm bớt gánh nặng về thời gian và tài nguyên cho người trả nghĩa vụ, giúp họ phục hồi từ các khoản tổn thất hoặc thiệt hại làm cho họ không thể trả nợ. 

Bên trả nghĩa vụ vẫn bị mất số tiền khiếu nại mà bên bảo lãnh đã trả, thông qua cac tài sản thế chấp hoặc thông qua các phương tiện tài chính khác.   

- Cam kết bảo lãnh của bên bảo lãnh cũng không phải là bảo lãnh ngân hàng. Bên bảo lãnh chịu trách nhiệm cho các rủi ro hiệu suất mà bên trả nghĩa vụ tạo ra, bảo lãnh ngân hàng mặt khác, chịu trách nhiệm về rủi ro tài chính của dự án đã được kí hợp đồng.  

[Theo Investopedia]

Lê Thảo

Video liên quan

Chủ Đề