Băng vệ sinh là gì

Băng vệ sinh hàng ngày là bảo bối không thể thiếu được đối với bất cứ cô gái nào. Vậy nhưng để chọn được loại băng, phù hợp với nhu cầu bản thân thì không phải là dễ. Cùng khám phá những tiêu chuẩn cơ bản để chọn món bảo bối mà con gái cần dùng thường xuyên này nhé.

Chính vì nhu cầu sử dụng thường xuyên và liên tục, băng vệ sinh hàng ngày cần phải mỏng nhẹ, và hơn thế nữa, thân thiện với cơ thể và trang phục của bạn. Bạn sẽ luôn tự tin với loại băng thông minh có thiết kế Body Fit mở rộng vừa vặn với trang phục, cho bạn cảm giác tự nhiên “dùng mà như không dùng” suốt ngày dài.

Tuyệt đối đừng dễ dãi khi chọn băng vệ sinh. Bởi băng sẽ tiếp xúc với vùng da nhạy cảm nhất trên cơ thể bạn. Sự chủ quan có thể sẽ dẫn đến kích ứng và gây khó chịu cho các bạn gái, nhất là những bạn có cơ địa mẫn cảm. Bạn sẽ không tránh khỏi cọ sát và vô tình gây tổn thương cho cô bé nếu lỡ dùng phải băng kém chất lượng.

Cô bé của bạn cần được nâng niu và đối xử nhẹ nhàng. Vậy nên băng vệ sinh dùng thường xuyên cần phải êm ái với mặt bông vi sợi. Cũng cần chú ý đến thiết kế bề mặt của băng nhé. Những loại băng có bề mặt gợn sóng sẽ giúp giảm tiếp xúc của băng với da bạn, thoáng nhẹ hơn cho da.

You might be interested in the articles related to following keywords:

Vấn đề về những loại băng vệ sinh dành cho phụ nữ sử dụng rất hiếm khi được đưa ra để làm đề tài thảo luận. Tuy nhiên, đây rõ ràng là một chủ đề quan trọng đối với mỗi người phụ nữ.

Làn da là cơ quan chiếm phần lớn nhất trong cơ thể của bạn và cũng cơ quan mỏng nhất. Hơn nữa, làn da có tính thấm cao - đặc biệt là vùng da quanh khu vực âm đạo.

Đây là lý do tại sao chúng ta cần phải quan tâm tới các nguyên liệu được sử dụng để làm băng vệ sinh.

Hầu hết các vật phẩm tiếp xúc thường xuyên với làn da sẽ thấm vào trong máu và phân bổ đi khắp cơ thể. Khi hóa chất tiếp xúc với da thì chúng hấp thu trực tiếp vào máu của bạn mà không qua bất cứ sự thanh lọc nào. Một khi hóa chất tìm được đường vào cơ thể của bạn, chúng có xu hướng tích lũy qua thời gian bởi vì cơ thể thường thiếu các enzyme cần thiết để phá vỡ chúng.

Vì vậy, các sản phẩm vệ sinh dành cho phụ nữ có thể được ví như một "quả bom hẹn giờ". Bởi vì khi bạn thường xuyên tiếp xúc với các sản phẩm này thì các chất độc hại sẽ tăng dần lên trong cơ thể.

Vậy thì trong băng vệ sinh có những chất gì?

Andrea Donsky, người sáng lập của Savvy nói rằng: “Chúng ta ít khi được phép biết về các thành phần được sử dụng trong các sản phẩm vệ sinh phụ nữ”.

Trong thực tế, các nhà sản xuất băng vệ sinh không cần phải tiết lộ các thành phần được sử dụng vì sản phẩm vệ sinh phụ nữ được coi là "thiết bị y tế".

Khi Andrea tìm hiểu những gì có trong sản phẩm băng vệ sinh của một nhãn hàng, nhân viên dịch vụ cung cấp thông là bao gồm: bọt và một thành phần quan trọng được cấp bằng sáng chế có tên là Infinicel - một vật liệu rất thấm, có thể chứa đến 10 lần trọng lượng của nó.

Miếng thấm với thành phần chủ yếu là không được tiết lộ ra bên ngoài khi đốt nó tạo ra rất nhiều khói đen và cặn dày – đây là một dấu hiệu cho thấy miếng có thể chứa dioxin, sợi tổng hợp và phụ gia hóa dầu.

Trong thực tế, theo nghiên cứu, mỗi miếng băng vệ sinh thông thường chứa tương đương với khoảng 4 túi nhựa! Với tất cả những gì chúng ta biết về bản chất nguy hiểm của hóa chất nhựa, điều này lại khiến chúng ta đáng lo ngại.

Ví dụ, hoá chất dẻo như BPA và BPS có khả năng phá vỡ sự phát triển của phôi thai và có liên quan đến bệnh tim và ung thư. Phthalates – cái được đưa vào để làm tampon giấy có cảm giác mềm mại - được biết đến như là một tác nhân gây rối loạn gen và DEHP có thể dẫn đến nhiều cơ quan bị tổn thương. Bên cạnh các sản phẩm nhựa thô, băng vệ sinh thông thường cũng có thể chứa vô số các thành phần có hại khác, chẳng hạn như trung hóa mùi và nước hoa. Các chất tổng hợp và nhựa cũng hạn chế dòng chảy tự do của không khí và gây ra môi trường ẩm ướt, điều này có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng của nấm men và vi khuẩn có trong âm đạo.

Hơn nữa, để cho băng vệ sinh nhìn được "sạch" có màu trắng thì các sợi bông được sử dụng phải được tẩy trắng. Clo thường được sử dụng để làm điều này, chính điều này có thể tạo ra chất độc dioxin.

Nghiên cứu cho thấy dioxin thường tập trung tại các mô mỡ và theo một dự thảo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ [EPA] cho biết dioxin là một mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng mà không hề có một mức độ "an toàn" nào. Công bố của báo cáo cho thấy rằng nếu bạn tiếp xúc với dioxin cả kể là một lượng rất nhỏ thì bạn cũng có thể gặp các vấn đề sau:

- Phát triển mô bất thường ở vùng bụng và cơ quan sinh sản

- Tăng trưởng tế bào bất thường trong cơ thể

- Gây ức chế hệ thống miễn dịch

Andrea cũng phát hiện ra một số chi tiết gây sốc về các mối nguy hiểm tiềm ẩn có trong băng vệ sinh thông qua quá trình nghiên cứu cho cuốn sách của mình như:

- Băng vệ sinh thông thường có chứa thuốc trừ sâu... cây bông chỉ chiếm 2,4 % diện tích đất của thế giới, nhưng mỗi năm một số tiền khổng lồ là 2 tỷ đô la là chi cho phí thuốc trừ sâu để phun cho loại cây trồng này.

- Băng vệ sinh có mùi nước hoa nhân tạo không khác gì loại hóa chất tẩm màu nhân tạo, polyester, chất kết dính, polyethylene [PET], polypropylene, và propylene glycol [PEG], chất gây ô nhiễm có liên quan đến sự rối loạn nội tiết tố, ung thư, dị tật bẩm sinh ở thai nhi; khô âm đạo và vô sinh ở phụ nữ...

- Băng vệ sinh thông thường có lẽ chứa nhiều loại sinh vật biến đổi gen [GMO]. Theo USDA, 94 % tất cả các bông trồng ở Mỹ đều được biến đổi gen.

Theo câu hỏi của Andrea, khi sử dụng tampon GMO vào thành âm đạo của bạn nhiều lần trong kì kinh nguyệt thì điều này có bất kỳ sự khác biệt nào với việc bạn đang tiêu thụ một loại thực phẩm biến đổi gen? Tất cả chúng ta biết có thể biết rằng đây thực sự là một điều rất tồi tệ bởi vì thành âm đạo có tính thấm rất cao cho nên các chất độc hại sẽ đi vào trực tiếp vào máu của bạn – chất độc này có thể là dư lượng thuốc trừ sâu hoặc một loại protein GMO.

Hãy xem clip dưới đây để hiểu hơn quy trình sản xuất băng vệ sinh:

Cảnh giác với những hội chứng sốc độc tố khi dùng tampon

Điều quan trọng bạn cần nhớ là băng vệ sinh có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Có một rủi ro khi bạn sử dụng băng vệ sinh tampon, đó chính là hội chứng sốc độc tố [TSS], có thể được gây ra bởi độc tố độc hại từ hoặc Staphylococcus aureus [tụ cầu] hoặc vi khuẩn nhóm A Streptococcus [liên cầu khuẩn]. TSS có thể đe dọa tới tính mạng, vì vậy điều quan trọng là bạn cần phải nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng. Nếu như bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây khi sử dụng băng vệ sinh trong thời kì kinh nguyệt thì bạn hãy tìm tới sự trợ giúp của bác sĩ ngay lập tức:

- Đột ngột sốt cao, ói mửa, tiêu chảy

- Động kinh, tụt huyết áp, phát ban trên lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân

- Cơ bắp đau nhức, mắt, miệng hoặc cổ họng có màu đỏ hoe

Để giảm thiểu nguy cơ của tình trạng đe dọa tính mạng này, bạn nên:

- Tránh sử dụng băng vệ sinh siêu thấm hút - hãy chọn loại băng có tốc độ thấm hút thấp nhất. Đừng bao giờ dùng tampon qua đêm; sử dụng miếng lót qua đêm thay vào đó, hãy thao tác cẩn thận không làm xước niêm mạc âm đạo.

- Thay thế băng vệ sinh ít nhất 4-6 giờ/lần

Chú ý:

Nhiều sản phẩm vệ sinh tampon ngày nay được làm chủ yếu từ tơ nhân tạo và bột bông gỗ cellulose... Tơ nhân tạo là một mối nguy hiểm tiềm ẩn do tính thấm của loại sợi này. Khi sử dụng băng vệ sinh, các loại sợi này có thể dính vào thành âm đạo của bạn và khi bạn gỡ bỏ băng vệ sinh, các sợi bị ở lại bên trong cơ thể của bạn, qua đó nâng cao nguy cơ TSS. Vì vậy, bạn nên biết tự bảo vệ bản thân mình bằng cách lựa chọn các sản phẩm thay thế an toàn khác nhé!

[Nguồn: Mercola/Tổng hợp]

[Theo Trí thức trẻ]

Băng vệ sinh chứa 2 chất gây ung thư, P&G vẫn khẳng định an toàn

Băng vệ sinh chứa chất ung thư không nhập vào VN

Bé gái bị dị dạng sinh dục hiếm gặp

6 sự thật về ham muốn tình dục ở phái đẹp

Chủ quan cúm thường, tử vong như chơi

Có nhiều sự lựa chọn cho bạn gái mỗi kỳ “đèn đỏ”: băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san, quần lót dành riêng cho nguyệt kỳ… Giờ đây, có thêm một lựa chọn nữa mà bạn có thể tham khảo: băng vệ sinh hữu cơ.

Có các thời kỳ quan trọng trong cuộc đời mỗi phụ nữ là: chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai – sinh con và thời kỳ mãn kinh. Trong đó, bạn sẽ gặp chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Có nêu cả ngày cũng không hết những phiền phức mà cơ thể gặp phải trong thời kỳ này, chẳng hạn như hormone thay đổi khiến tính khí nắng mưa thất thường, da sần sùi nổi mụn, ngực căng tức… Nhưng có một nỗi lo thầm kín hơn: đối với những bạn gái không thích dùng cốc nguyệt san hay tampon mà trung thành với băng vệ sinh truyền thống, việc sử dụng băng vệ sinh hàng ngày liệt có gây hại cho vùng kín?

Giờ đây, đã có thêm một vật dụng giúp bạn giải tỏ nỗi lo ấy. Càng ngày, con người càng có xu hướng tìm đến những thứ làm từ tự nhiên, như mỹ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, thực phẩm organic… Thế thì bây giờ cũng đã có băng vệ sinh hữu cơ.

Băng vệ sinh hữu cơ là gì?

Băng vệ sinh hữu cơ là sản phẩm làm từ 100% bông hữu cơ nguyên chất, không giống như loại thông thường làm từ tơ nhân tạo hoặc bông không hữu cơ. Nguyên liệu bông hữu cơ ở đây được sản xuất hoàn toàn từ nền công nghiệp hữu cơ, không chứa các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón độc hại nên tuyệt đối an toàn cho người sử dụng.

Ngoài ra, băng vệ sinh hữu cơ cũng được tẩy trắng bằng peroxide, trong khi loại thông thường có màu trắng sáng là nhờ được tẩy bằng clo. Nhờ vậy, băng vệ sinh hữu cơ không gây kích ứng da, lại phù hợp với khu vực nhạy cảm như vùng kín của phụ nữ. Có thể nói, đây là sản phẩm thực sự tự nhiên và an toàn.

Ưu điểm của băng vệ sinh hữu cơ

Trước tiên chính là độ an toàn của nó đối với sức khỏe người sử dụng. Băng vệ sinh hữu cơ không chứa các hóa chất gây rối loạn nội tiết tố. Nồng độ dioxin [một chất có khả năng gây ung thư] của nó cũng được kiểm soát để luôn ở mức an toàn.

Thứ hai, bông hữu cơ không bị tơi ra khi gặp chất lỏng. Thế nên, bạn sẽ không gặp tình trạng những sợi bông nhỏ dính vào da, gây kích ứng da.

Thứ ba, băng vệ sinh hữu cơ không có mùi, phù hợp với những phụ nữ có làn da nhạy cảm.

Cuối cùng, đối với những người ủng hộ lối sống xanh, việc chọn lựa các sản phẩm thân thiện với môi trường, trong đó có băng vệ sinh hữu cơ, là hoàn toàn hợp lý.

Vậy nhược điểm là gì?

Với khá nhiều ưu điểm kể trên, có vẻ như băng vệ sinh hữu cơ không chứa khuyết điểm nào. Tuy nhiên, kết luận từ các cuộc khảo sát cho thấy, băng vệ sinh hữu cơ sẽ không làm giảm nguy cơ mắc hội chứng sốc độc tố [TSS] – một hội chứng mà ai sử dụng băng vệ sinh, cốc nguyệt san, tampon… đều có thể mắc phải. Càng lâu thay băng vệ sinh, nguy cơ bị TSS càng cao. Thời gian thay lý tưởng là 4–6 giờ/lần.

Một nhược điểm khác là vì được làm hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên nên băng vệ sinh hữu cơ có giá thành khá cao [tất nhiên rồi]. Không phải đối tượng nào muốn cũng có thể sử dụng.

Thế còn tampon hữu cơ thì sao?

Tương tự như băng vệ sinh hữu cơ, tampon hữu cơ làm từ 100% nguyên liệu cotton tự nhiên, không sử dụng các chất độc hại, thuốc trừ sâu hay chất tẩy rửa. Trong khi đó, tampon thường có chất liệu tự nhiên, rất ít cotton. Phần bọc bên ngoài làm từ polypropylene.

Khi sử dụng tampon hữu cơ, bạn sẽ không phải lo lắng về hiện tượng tràn băng gây mất tự tin trong những ngày đèn đỏ. Còn đối với các sản phẩm tampon thông thường, nguy cơ rò rỉ máu kinh ra ngoài là khá cao, bởi chất liệu của tampon thường có khả năng thấm hút hạn chế.

Không chỉ khác nhau về chất liệu và công dụng, độ an toàn giữa các sản phẩm khi sử dụng cũng khác nhau. Nếu dùng tampon hữu cơ, bạn hoàn toàn yên tâm vì chúng được gắn mác “tự nhiên, thân thiện với người sử dụng”. Còn với tampon thường, chúng không được chứng nhận về chất lượng nên bạn không thể hoàn toàn yên tâm.

Kết luận: Có nhất thiết phải sử dụng băng vệ sinh/tampon hữu cơ? Câu trả lời là “không”, bởi có rất nhiều lựa chọn khác dành cho bạn. Tuy vậy, những tính năng mà băng vệ sinh hữu cơ mang lại cho sức khỏe phụ nữ là không thể phủ nhận. Thế nên, nếu có điều kiện, bạn hãy thử một lần dùng loại này xem sao. Có khi nó sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm khá thú vị đấy!

[/perfectpullquote]

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề