Vì sao sốt cao gây nguy hiểm cho cơ thể

Câu hỏi: 
Bác sĩ ơi, con em mỗi lần nó bị sốt là em và cả nhà lo sốt vó. Bà ngoại bà nội là lo nhất, vì sợ sốt lên não là con em nó tiêu luôn. Mẹ của em còn kể với em về một đứa hàng xóm bằng tuổi em, chỉ bị sốt cao một ngày mà ngày hôm sau nó nhập viện bác sĩ nói não nó bị hư luôn rồi, mấy ngày sau nó chết cả nhà nó khóc quá trời. Lúc đó em được 10 tuổi, và cũng còn nhớ, và còn sợ cho đến bây giờ. Có thật là sốt gây chết người như vậy không ạ, và nếu vậy thì em phải làm gì để con em đừng sốt nữa?

Trả lời: 

Đây là một nỗi lo sợ chung ở nhiều gia đình, khi liên hệ các sự kiện được nhìn thấy, và tự tìm mối liên kết dễ thấy nhất, mà không có bằng chứng y khoa. Sốt là một triệu chứng dễ nhận biết nhất khi trẻ bị bệnh, và vì vậy, bị đổ lỗi rất nhiều, mặc dù hoàn toàn không chính xác.

Tại sao sốt lại xuất hiện?

Một điều chúng ta nên nhớ, đó là khi trẻ bị bệnh vì nhiễm siêu vi, vi trùng, sốt là phản ứng đầu tiên của cơ thể, để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, chống lại nhiễm trùng xâm nhập. Vì vậy, trên nền tảng khoa học mà nói, đây là một phản ứng tốt của cơ thể. Trong não bộ của người, có một trung tâm điều khiển sốt, để có thể tự điều chỉnh giảm lại phản ứng sốt nếu sốt lên quá cao. Vì vậy, có thể hiểu được tại sao, sốt trong các bệnh lý, thường chỉ lên được tối đa 40 – 41 độ C mà thôi, và không bao giờ lên quá 42 độ C cả.

Những trường hợp bị tổn thương não, hoặc tử vong nhanh chóng sau khởi phát sốt, như trường hợp em vừa đề cập, không phải do sốt gây ra, mà do bệnh nền gây sốt gây ra. Những bệnh nguy hiểm có thể là viêm não, viêm màng não, hoặc nhiễm trùng huyết nặng gây tổn thương đa cơ quan….Những bệnh này diễn ra bên trong cơ thể, và những bằng chứng viêm não, viêm màng não, tổn thương não bộ chỉ có thể thấy được gián tiếp qua các hình ảnh chụp CT não, MRI não, hoặc thấy trực tiếp khi giải phẫu tử thi khi bệnh nhân đã tử vong mà thôi. Người ngoài nhìn vào, chỉ ghi nhận được việc trẻ sốt, và sau đó có thể không được giải thích kĩ càng bệnh sinh, nên liên hệ hai yếu tố này lại với nhau một cách vội vàng.

Vậy nếu thân nhiệt quá cao, có thể ảnh hưởng não bộ hay không?

Câu trả lời là CÓ!

Người ta thấy rằng, ở nhiệt độ cơ thể từ 42 độ C trở lên, có thể gây tổn thương não bộ. Tuy nhiên, chỉ khi nhiệt độ môi trường nóng cực độ, thì cơ thể trẻ mới có thể đi đến nhiệt độ như thế. Một trong những ví dụ hiếm gặp, là nếu trẻ bị để quên trong xe hơi đóng kín cửa trong nhiều giờ, và xe đang đậu ngoài trời trong thời tiết rất nóng nực. Tại các nước phát triển, như Mỹ, Úc, Canada…đã có những trường hợp trẻ tử vong vì bị ba mẹ để quên trong xe hơi như thế này, và may mắn là, tại Việt Nam chúng ta vẫn chưa phải ghi nhận trường hợp nào như thế.

Vì vậy, có thể nói rằng, sốt do bệnh nhiễm siêu vi, vi trùng….không ảnh hưởng gì đến não bộ con người cả, mà lại có tác dụng tốt cho cơ thể. Chỉ có bệnh nền mới có thể gây ảnh hưởng đến não bộ [nếu có] mà thôi. Cũng vì lý do này, mà hiện nay, các khuyến cáo về xử trí sốt khuyến khích ba mẹ không tập trung vào kiểm soát sốt nữa, chỉ cần cho uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao > 38.3 – 38.5 độ C, và trẻ có triệu chứng đau, khó chịu. Đồng thời các khuyến cáo cũng đề nghị ba mẹ tập trung vào theo dõi các triệu chứng KHÁC của bệnh, để có thể đánh giá, nhận biết các triệu chứng nguy hiểm của bệnh một cách đúng lúc, để trẻ có thể được tái khám và điều trị kịp thời khi cần thiết.

Tài liệu tham khảo

  1. Myths about Fever; Schmitt B.D; Seattle Children’s Hospital; America, 2015.
  2. Clinical report: Fever and antipyretic use in children; American Academy of Pediatrics; Pediatrics; 127[3]; 2011.
  3. Febrile Child; Clinical practice guidelines; The Royal Children’s Hospital, Melbourne, Australia, 2016.
  4. //www.facebook.com/huyenthao.bacsi/posts/522723828114677

Sốt hay sốt cao bản chất không phải là một loại bệnh mà là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý nào đó. Tìm ra nguyên nhân gây sốt sẽ giúp hạ nhiệt nhanh chóng và có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả.


Tổng hợp các nguyên nhân gây sốt cao có thể bạn chưa biết

Thông tin tổng quan về cơn sốt

Đối với người lớn, sốt có thể gây khó chịu nhưng hầu hết không đáng lo ngại nếu sốt không cao quá 39,4°C. Còn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tăng thân nhiệt có thể bắt nguồn từ nhiễm trùng.

Nhưng bạn nên biết tùy vào lứa tuổi, tình trạng sức khỏe và nguyên nhân cơ bản gây ra sốt mà có quyết định có cần điều trị y tế hay không? Một số chuyên gia tin rằng sốt là cơ chế tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để đánh bại virus hay vi khuẩn.

Tuy sốt không được coi là nguy hiểm tới tính mạng nhưng tăng thân nhiệt quá cao lại gây nguy hiểm. Do nhiệt độ tăng quá cao có thể bắt nguồn từ việc sử dụng thuốc có tác dụng phụ hoặc đột quỵ nhiệt. Khi thân nhiệt tăng lên cơ thể không có khả năng kiểm soát nhiệt độ đặc biệt ở trẻ em có thể gây ra cơn sốt cao co giật.

Các nguyên nhân gây sốt cao thường gặp

Trong cơ thể chúng ta, một phần của bộ não gọi là vùng dưới đồi có chức năng kiểm soát nhiệt độ của cơ thể, thường sẽ thay đổi trong suốt cả ngày ở mức 37°C. Khi cơ thể bị nhiễm trùng, mắc bệnh hoặc do một số nguyên nhân khác, vùng dưới đồi sẽ điều chỉnh nhiệt độ tăng cao hơn.

Các nguyên nhân gây sốt cao bao gồm:

1. Sốt do virus [hay sốt siêu vi/sốt virus]

Virus là một loại vi sinh vật truyền nhiễm rất nhỏ. Chúng lây nhiễm và nhân lên trong tế bào của cơ thể bạn. Sốt là cách cơ thể chống lại virus. Nhiều loại virus rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, nên khi nhiệt độ cơ thể tăng lên sẽ khiến virus bị tiêu diệt hoặc không thể nhân lên.

Bị nhiễm virus gây cảm lạnh, cơ thể thường sốt nhẹ. Virus cúm hay virus sốt xuất huyết thường gây sốt cao, kéo dài.

Sốt là cơ chế phòng vệ của cơ thể, để chống lại tác nhân gây bệnh

Chẩn đoán và điều trị sốt virus

Để chẩn đoán sốt virus, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu máu để xét nghiệm số lượng bạch cầu trong cơ thể trước khi kết luận.

Hầu hết các trường hợp sốt siêu vi không dùng kháng sinh vì virus không đáp ứng với kháng sinh. Thay vào đó, điều trị tập trung vào các giải pháp hạ sốt, nghỉ ngơi để cơ thể tăng cường miễn dịch chống lại virus xâm nhập.
>> Xem thêm Xử lý thế nào khi sốt virus ở người trưởng thành

2. Sốt do vi khuẩn gây nhiễm trùng

Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào, có khả năng tự sinh sản. Hầu hết các vi khuẩn đều vô hại chỉ có khoảng 1% gây bệnh ở người. Bị nhiễm vi khuẩn dẫn tới nhiễm trùng gây sốt cao. Một số loại nhiễm khuẩn gây sốt cao như:

  • Viêm họng liên cầu khuẩn
  • Viêm màng não do vi khuẩn
  • Viêm mô tế bào
  • Uốn ván
  • Viêm phổi.

Chẩn đoán và điều trị:

Để chẩn đoán nhiễm trùng do vi khuẩn, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu. Khác với virus, nhiễm vi khuẩn có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, khi dùng kháng sinh người bệnh nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh kháng kháng sinh.

3. Sốt do viêm phòng vắc xin


Sốt nhẹ sau tiêm là phản ứng bình thường và vô hại

Một số loại vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà [DTaP] hoặc mũi tiêm phòng phế cầu khuẩn gây sốt cho trẻ sau khi tiêm. Đây được cho là tác dụng phụ của các loại thuốc này và phản ứng sau khi tiêm được coi là bình thường và vô hại.

Các loại vắc xin được sản xuất bằng cách nuôi cấy những virus, vi khuẩn trong môi trường đặc biệt nhằm giảm đặc tính độc hại của chúng. Khi đưa vào cơ thể, vắc xin sẽ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết và làm quen với các tác nhân gây bệnh để tạo ra kháng thể chống lại tác nhân đó. Sốt nhẹ sau tiêm cho thấy vắc xin có tác dụng do cơ thể đã tự tạo kháng thể mới. Thường phản ứng sốt sau tiêm sẽ biến mất trong 1-2 ngày.

Tuy nhiên, nếu sau tiêm trẻ sốt cao trên 38,5°C, cần tìm biện pháp để hạ sốt cho trẻ ngay, như uống thuốc hạ sốt, dùng miếng dán hạ sốt, chườm ấm… Nếu trẻ sốt cao, mệt mỏi, li bì hoặc sốt cao co giật, tốt nhất là nên đưa trẻ đi khám ngay.

4. Sốt do mọc răng


Sốt mọc răng thường sốt dưới 38°C

Mọc răng có thể gây sốt ở trẻ nhưng thông thường chỉ sốt nhẹ, ở mức dưới 38°C. Sốt mọc răng thường gặp ở trẻ từ 6-16 tháng tuổi, kèm theo các dấu hiệu như chảy nhiều dãi, lười ăn, thích gặm đồ vật xung quanh.

Sốt mọc răng nếu gây khó chịu cho trẻ, bố mẹ có thể áp dụng các giải pháp hạ sốt không dùng thuốc để bé dễ chịu hơn.

5. Sốt do các nguyên nhân khác


Nguyên nhân gây sốt cao đôi khi rất khó xác định

Một số nguyên nhân khác có thể gây sốt cao ở trẻ em như:

  • Ngộ độc thực phẩm
  • Tác dụng phụ của thuốc, gồm cả kháng sinh
  • Các cục máu đông
  • Các bệnh lý tự miễn dịch như: lupus, viêm khớp dạng thấp, viêm ruột
  • Rối loạn nội tiết như cường giáp.

Xác định nguyên nhân gây sốt cao không phải là điều dễ dàng. Để chẩn đoán nguyên nhân, ngoài việc thăm khám, bác sĩ cũng sẽ hỏi các triệu chứng, tiền sử bệnh, thuốc đang sử dụng hoặc nguy cơ nhiễm trùng nào khác.

Đôi khi, sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận “sốt không rõ nguồn gốc”. Trong những trường hợp này, nguyên nhân gây sốt cao có thể do một tình trạng bất thường hoặc không rõ ràng như nhiễm trùng mạn tính, rối loạn mô liên kết, ung thư hoặc một vấn đề khác.
>> Xem thêm Sốt có lợi thế nào đối với cơ thể?

Phương pháp hạ sốt hiệu quả tại nhà

Điều trị sốt phụ thuộc vào mức độ sốt và nguyên nhân gây sốt. Sốt nhẹ không kèm theo triệu chứng nào khác thường không cần điều trị y tế. Uống nhiều nước, nghỉ ngơi và áp dụng phương pháp chườm ấm có thể giúp hạ sốt.

Sốt cao kèm theo mất nước nên áp dụng các phương pháp hạ sốt đơn giản tại nhà sau:

  • Nghỉ ngơi ở phòng có nhiệt độ phù hợp [mùa Hè nên thoáng mát, mùa Đông cần đủ ấm]
  • Tắm bằng nước ấm
  • Uống nhiều nước
  • Dùng thuốc hạ sốt chứa acetaminophen hoặc ibuprofen theo chỉ định khi sốt cao quá 38,5°C.
  • Dùng miếng dán hạ sốt để hạ nhiệt.

Minh Tâm

Theo Đời sống Plus/GĐVN



Miếng dán hạ sốt Sakura – Cho cảm giác mát lạnh, làm dịu ngay cơn sốt

Đặc điểm:

- Miếng dán hạ sốt trong thành phần có Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên. Giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, say nắng theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể khuyếch tán ra ngoài.

- Làm mát dịu trong suốt 10 tiếng sử dụng, không gây dị ứng, hại da.

- An toàn trong khi sử dụng, dính tốt, dễ gỡ bỏ.

Thành phần:

Aluminium glycinat, glycerin, natri polyacrylate, menthol, eucalytol, nước…

Công dụng:

Giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, đau đầu, đau cơ bắp, say nắng. Ngăn ngừa các cơn co giật. Miếng dán lạnh dùng được cho trẻ sơ sinh.
Số Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế: 22/2013/BYT-TB-CT

Thông tin chi tiết xem tại: //nhatnhat.com/mieng-dan-ha-sot-sakura.html


Video liên quan

Chủ Đề