Bank based là gì

Đua Top Game nhận 22tr tiền mặt

Một nền kinh tế với dư nợ lớn lại phụ thuộc vào nguồn cung cấp tín dụng mới, mà thiếu nó, các doanh nghiệp phụ thuộc vào vay mượn sẽ phải dừng đầu tư và trong một số trường hợp sẽ phải đóng cửa.

Một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào vốn vay, có quá nhiều các nghĩa vụ nợ ngắn hạn dễ bị tổn thương hơn so với một nền kinh tế mà thị trường vốn là đa dạng. Một doanh nghiệp có khả năng tăng vốn chủ sở hữu, dùng nó để đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự giảm sút đột ngột nguồn cung tín dụng của ngân hàng. Chính vì vậy, nhu cầu tự do hoá thị trường vốn hơn nữa; một thị trường chứng khoán, trái phiếu phát triển tương xứng với nhu cầu nâng cấp nền kinh tế là điều cần kíp, để đạt được mức phát triển nhanh, bền vững.

Như đã đề cập trong kỳ trước, sau 20 năm, tính đến hết tháng 6 năm 2020, tổng vốn hóa TTCK đạt mức 5,5 triệu tỉ đồng, bằng 104% GDP năm 2019. Trong đó, vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt trên 4 triệu tỉ đồng và vốn hóa thị trường trái phiếu đạt khoảng 2.300 tỉ đồng [Thanh Niên]...Như vậy, dù có mức vốn hoá TTCK hơn mức trung bình của thế giới, nhưng chất lượng của thị trường vẫn là điều đáng quan tâm.

Đầu tư cao được thúc đẩy nhờ khởi tạo tín dụng ngân hàng là nguyên nhân cốt lõi của mức tăng trưởng cao tại các nền kinh tế đang phát triển thành công nhất - Nhật Bản và Hàn Quốc trong những năm 1950 và 1980, và Trung Quốc trong 30 năm qua. Hơn nữa, thành công của họ phụ thuộc vào sự điều hành có chủ đích nhắm vào thị trường tài chính tự do của chính phủ. Cả ở Nhật Bản và Hàn Quốc trong những năm 1950 đến 1980 cũng như tại Trung Quốc trong 30 năm qua, khởi tạo tín dụng Ngân hàng, về cả lượng cũng như phân bổ, đều không do sức mạnh thị trường tự do quyết định.

Bài học của Hàn Quốc và Nhật Bản đều không để cho khối tư nhân vốn luôn bị điều khiển bởi các mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận [đặc quyền, đặc lợi sinh ra suy thoái] dẫn dắt quyết định việc phân bổ tín dụng ngân hàng. Thay vào đó, họ chủ động hướng tín dụng vào những gì họ đanh giá là các khoản đầu tư sinh lời với tiềm năng lớn nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tín dụng được dành cho ngành công nghiệp sản xuất, không dành cho bđs; phục vụ cho công nghiệp xuất khẩu, không hướng tới các nhà nhập khẩu hay thương nhân; và nhằm hỗ trợ các ưu tiên chiến lược, vị dụ như phát triển công nghiệp nặng ở Hàn Quốc trong giai đoạn đầu phát triển, ngành công nghiệp chế tạo [điện tử, ô tô…] ở Nhật Bản…

Trong trường hợp Hàn Quốc, sự bùng nổ đầu tư trong giai đoạn 1960 - 1980 có thể được miêu tả phần nào được tài trợ bằng tiền pháp định: các ngân hàng thương mại đã được tổng thống Park Chung Hee quốc hữu hoá, và NHNN hoạt động dưới sự kiểm soát trực tiếp của chính phủ, sẵn sàng cung cấp cho các ngân hàng thương mại nguồn vốn gần như vô hạn để cho các nhàn xuất khẩu vay tiền với lãi suất thực âm. Nhưng tín dụng ngân hàng được điều hướng không phải là liều thuốc chữa bách bệnh: Những quốc gia khác như Philippines, Indonesia…nó lại gây tác hại do để nhóm lợi ích thao túng. Tự do hoá thị trường không kiểm soát được cũng dễ bị thao túng, đầu cơ.

Quyền lực gây tha hoá đạo đức. Khi nguồn vốn của nền kinh tế quá lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng mà cơ chế kiểm soát thiếu hiệu quả, hệ quả là hàng loạt doanh nhân tài năng vào tù, để lại xã hội những đại án gây mất mát hàng tỷ đô la, cần nhiều thời gian và tiền bạc của xã hội để xử lý. Do vậy, tự do thị trường vốn là cần thiết cho phát triển, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi việc phải nâng cấp trình độ quản lý nhà nước, mới có đủ khả năng đối phó tốt với các biến động vĩ mô toàn cầu, khắc chế được các hoạt động thao túng tài chính phi pháp [lẫn hợp lệ] có tổ chức ngày càng chuyên nghiệp và tinh vi hơn.

Tham nhũng là quốc nạn. Nhưng để chống nó thì sự quyết liệt của tư pháp là chưa đủ. Điện tử hoá thanh toán sẽ mang lại hiệu quả chống tham nhũng cao hơn nhiều. Số hoá nền kinh tế sẽ giảm tối đa tội phạm tài chính và tham nhũng; minh bạch hoá hoạt động kinh tế và quản lý nhà nước là nền móng bền vững cho phát triển; kiến tạo hoà bình, dân chủ và thịnh vượng.

Anh Phạm

FB Anh Phạm

Hệ thống quản trị doanh nghiệp dựa trên thị trường [tiếng Anh: Market-Based Corporate Governance System] dựa vào các nhà đầu tư trong một công ty đại chúng để gây ảnh hưởng đến cách quản trị công ty.

Khái niệm

Hệ thống quản trị doanh nghiệp dựa trên thị trường trong tiếng Anh là Market-Based Corporate Governance System.

Hệ thống quản trị doanh nghiệp dựa trên thị trường dựa vào các nhà đầu tư trong một công ty đại chúng để gây ảnh hưởng đến cách quản trị công ty. Hệ thống này xác định trách nhiệm của những người tham gia trong công ty, bao gồm các cổ đông, hội đồng quản trị, nhà quản lí, nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng.

Hệ thống quản trị doanh nghiệp dựa trên thị trường có nguồn gốc từ luật của Anh - Mỹ và là một trong một số hệ thống quản trị doanh nghiệp đã được ứng dụng và phát triển theo những cách khác nhau tại nhiều nước trên thế giới. 

Vì thị trường chứng khoán là nguồn cung cấp vốn chính cho những công ty đại chúng, các các nhà đầu tư được trao quyền lực lớn nhất trong việc xác định chính sách của công ty. Do đó, hệ thống này dựa vào thị trường vốn để ảnh hưởng đến quản trị của tập đoàn.

Quản trị doanh nghiệp tìm cách giải quyết nhiều vấn đề, từ tập trung quyền sở hữu và bồi thường cho nhân viên cấp cao đến việc bảo đảm sự đa dạng và tính độc lập của ban giám đốc công ty. Một trong những nguyên tắc chính của quản trị doanh nghiệp hiệu quả là minh bạch trong việc công khai thông tin liên quan đến các cổ đông và nhà đầu tư.

Quản trị doanh nghiệp dựa trên thị trường là một trong một số cách tiếp cận để thiết lập sự bảo vệ đúng đắn cho các cổ đông và công ty tuân thủ theo các qui định hiện hành. 

Mỹ và Ấn Độ là những ví dụ về hệ thống quản trị doanh nghiệp dựa trên thị trường mà không có chính sách quản trị quốc gia mà các công ty phải tuân theo, mà thay vào đó dựa vào các qui định và luật chứng khoán.

Xu hướng toàn cầu trong quản trị là hướng tới một hệ thống "tuân thủ hoặc giải thích", nơi các công ty bắt buộc phải tuân thủ các qui tắc quản trị của bang hoặc thị trường chứng khoán.

Hạn chế của quản trị doanh nghiệp dựa trên thị trường

Theo các chuyên gia quản trị, một trong những thách thức lớn nhất đối với quản trị doanh nghiệp hiệu quả là chủ nghĩa ngắn hạn. Các công ty đại chúng được quản trị để đáp ứng các mục tiêu thu nhập hàng quý được đặt ra bởi các nhà phân tích bên bán trên Phố Wall. 

Các công ty có những thao tác kế toán mà họ có thể sử dụng để đáp ứng hoặc liên tục đánh bại các dự báo của Phố Wall, nhờ đó làm tăng giá cổ phiếu của mình. Tuy nhiên, một lần thất bại trong việc đạt được thu nhập dự báo có thể khiến giá cổ phiếu giảm mạnh và khiến ban lãnh đạo công ty vội vã tìm kiếm một giải pháp ngắn hạn.

Các chuyên gia quản trị đề nghị loại bỏ các mục tiêu thu nhập như một cách để thúc đẩy việc công ty đề ra và thực hiện những mục tiêu dài hạn.

Dù các hệ thống dựa trên thị trường đã đạt được tiến bộ trên nhiều mặt trên phương diện quản trị, việc thiếu những đại diện nữ trong hội đồng quản trị là một nhược điểm khác của cách tiếp cận này.

[Theo investopedia]

Giang

Nội dung yêu cầu không tồn tại.
Vui lòng click vào đây để về trang chủ.

Trong lần làm việc mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng đã nhấn mạnh về lâu dài cần giải pháp căn cơ, phát triển thị trường tài chính để giảm sức ép cung ứng vốn từ các ngân hàng. Trong bối cảnh tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa [SMEs] dù chiếm trên 90% số lượng doanh nghiệp hoạt động nhưng việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng bị hạn chế rất nhiều, thì việc khơi thông thị trường vốn cho SMEs là rất cần thiết và cấp bách.

RỦI RO TÍCH TỤ Ở NGÂN HÀNG

Việt Nam là một trong số những nước có thị trường vốn phụ thuộc rất nhiều vào ngân hàng [bank based so với market based]. Ở nhiều nền kinh tế khác, mặc dù hệ thống ngân hàng giữ vai trò quan trọng nhưng thị trường vốn, mà chủ yếu là thị trường chứng khoán, vẫn là một kênh dẫn vốn quan trọng không kém, cả hai luôn tự làm cho mình tốt hơn để thu hút thị trường. Không những thế, sự tham gia thị trường vốn của một số tổ chức phi tín dụng và các công cụ tài chính thay thế khác [alternative financing instruments] là một sự bổ trợ rất hữu ích cho thị trường vốn nói chung, đặc biệt là cho nhóm doanh nghiệp SMEs.

Ảnh hưởng lớn của ngành ngân hàng ở Việt Nam có thể thấy rõ qua quy mô vốn hay tổng tài sản của các ngân hàng, so với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Chỉ tính trong nhóm 30 doanh nghiệp niêm yết hàng đầu của Việt Nam là chỉ số VN30, có đến 1/3 là các ngân hàng, và nhóm ngành ngân hàng chi phối nhiều đến sự biến động của VN30 cũng như VN-Index.

Vấn đề là ở chỗ hoạt động của các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay dựa chủ yếu vào hoạt động tín dụng. Thu nhập từ lãi [NII] của các ngân hàng lớn ở Việt Nam chiếm trung bình khoảng 75% tổng thu nhập, và đặc biệt hơn, biên lãi ròng [NIM] trung bình của các ngân hàng Việt Nam ở mức khá cao. Nếu so với ở nhiều nền kinh tế khác, như NIM ở mức 1,3%-1,6% ở châu Âu hay 1,9%-2,2% ở Trung Quốc thì mức 4% ở Việt Nam là quá cao. Có thể điều này là do các ngân hàng Việt Nam dành một tỷ trọng đáng kể vốn tín dụng cho các doanh nghiệp bất động sản, mà mức sinh lợi của bất động sản vẫn có thể trả được lãi vay cao.

Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam như đang được hưởng lợi thế độc quyền tự nhiên trên thị trường vốn, nhiều ngân hàng đạt được lợi nhuận cao nhờ chi phí vốn rẻ và lượng tiền gửi không kì hạn [CASA] cao. Và nếu như mảng tín dụng vẫn là con gà đẻ trứng vàng, thì các ngân hàng có dễ dàng từ bỏ?

Khi các chỉ số như NIM, NII, và CASA cao thì thị trường có thể nghi ngờ về tính hiệu quả của thị trường vốn, nghĩa là các nguồn lực về vốn chưa được sử dụng một cách hiệu quả nhất, vốn nhàn rỗi trong lúc chưa biết làm gì hiệu quả hơn thì chỉ có thể gửi ngân hàng, và các ngân hàng với sự độc quyền của mình có thể thu được lợi nhuận lớn từ hoạt động tín dụng.

Nhưng như vậy thì rủi ro của thị trường vốn sẽ tích tụ về chỉ một nơi là ngành ngân hàng, và rồi cả hệ thống chính trị lẫn kinh tế phải lo cho sự ổn định của ngành ngân hàng. Mức độ tập trung rủi ro vào ngành ngân hàng còn có một rủi ro khác đó chính là rủi ro hệ thống [systemic]. Khi có một ngân hàng trong hệ thống có vấn đề thì tính lây nhiễm [contagion] là nghiêm trọng, như trường hợp ngân hàng 0 đồng đã xảy ra, và việc xử lý ngân hàng 0 đồng vẫn còn hệ lụy đến ngày hôm nay.

KHƠI THÔNG THỊ TRƯỜNG VỐN

Để giảm sự tập trung, phụ thuộc của thị trường vốn vào ngân hàng thì cần hỗ trợ nhiều để thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh, bền vững.

Đã có quá nhiều khuyến nghị cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ lúc thị trường đi vào hoạt động từ năm 2000. Nhưng các vấn đề cốt lõi như hạ tầng giao dịch, chế tài xử lý thao túng thị trường, tính minh bạch của các công ty niêm yết, chính sách thuế khuyến khích nhà đầu tư vẫn chưa được thực hiện với quyết tâm mạnh mẽ và triệt để. Thị trường luôn ở trong trạng thái tiềm năng, từ nguồn vốn nhàn rỗi của người dân đến kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng các lực cản vẫn chưa được tháo gỡ. Không ít người chậc lưỡi, nhiều doanh nghiệp thì cần vốn, trong khi nhiều người thừa vốn, không biết làm gì hơn chỉ biết gửi ngân hàng lấy lãi để bù lạm phát.

Ở nhiều thị trường chứng khoán, mặc dù một số ít các doanh nghiệp có vốn hóa lớn đại diện cho thị trường nhưng phần lớn các doanh nghiệp niêm yết còn lại là ở quy mô SMEs. Các doanh nghiệp này niêm yết là cách tốt nhất để giảm bất cân xứng thông tin khi có nhu cầu tăng vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Với việc minh bạch các thông tin tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh định kỳ thì nhà đầu tư dễ dàng đánh giá và đưa ra quyết định hơn. Các doanh nghiệp dù nhỏ nhưng hoạt động hiệu quả, có tiềm năng tăng trưởng thì sẽ vào tầm radar của các chuyên gia phân tích chứng khoán, từ đó nằm trong các khuyến nghị gửi đến nhà đầu tư.

Sau thị trường chứng khoán, sự tham gia của các tổ chức phi tín dụng vào thị trường vốn cũng là một giải pháp phát triển thị trường tài chính một cách căn cơ. Các công ty quản lý tài sản, các doanh nghiệp bảo hiểm, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư, các định chế tài chính công [Public Financial Institutions, PFIs] cần được mở rộng vai trò, tham gia chủ động tích cực vào thị trường vốn, dĩ nhiên với những quy định giám sát chặt chẽ phù hợp.

Ở nhiều nước, hình thức đầu tư PE [Private Equity] cũng rất phổ biến, là một kênh cung cấp vốn quan trọng cho các SMEs. Nhiều quỹ đầu tư linh động, dưới hình thức đại diện cho một số ít nhà đầu tư giàu có [Family Offices] là một trong những nguồn cung cấp vốn đáng kể cho thị trường. Các công ty quản lý tài sản, các doanh nghiệp bảo hiểm với nguồn vốn lớn, cũng dành một phần danh mục của mình đầu tư vào các SMEs có chất lượng. Các công ty cho thuê tài chính tư nhân cũng là nguồn hỗ trợ vốn đáng kể cho các SMEs, nhất là trong việc đầu tư máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển.

Riêng đối với các PFIs, đây là một xu hướng mới ở nhiều nước để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp. Một số nước thành lập hẳn một ngân hàng đầu tư 100% vốn nhà nước, chỉ để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp. Như ở Pháp, vai trò của Bpifrance là rất đáng kể trong sự thành công của hiện tượng khởi nghiệp trong những năm gần đây.

Một cách khơi thông thị trường vốn khác, bên cạnh thị trường chứng khoán và các tổ chức phi tín dụng, đó chính là phát triển các công cụ tài chính thay thế khác, được cung cấp không chỉ bởi các ngân hàng. Các công cụ này có mức độ rủi ro tăng dần.

Theo đó, thường là các khoản vay có tài sản đảm bảo, nghiệp vụ vay đảm bảo bởi các khoản phải thu [factoring], thuê tài chính [leasing], hay thuê mua [thuê một thời gian, sau có có quyền chọn mua]. Đây là những giải pháp rất linh động và phù hợp với các doanh nghiệp SMEs, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ hay siêu nhỏ. Ở mức độ rủi ro cao hơn một chút, các công cụ đó có thể là khoản nợ được chứng khoán hóa [securitised debt], hay trái phiếu doanh nghiệp.

Cao hơn nữa về mức độ rủi ro là các công cụ “hybrid” như trái phiếu chuyển đổi, nợ có thứ tự ưu tiên thấp hơn [subordinated debt], và còn có thể là công cụ tài chính theo tầng [mezzanine finance]. Trong số này, công cụ tài chính theo tầng được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm, vì thường mang lại tỷ suất sinh lợi cao nhất với cùng mức độ rủi ro.

Cuối cùng, kênh cung cấp vốn cho các các SMEs có mức độ rủi ro cao nhất là thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm [venture capital], các vòng gọi vốn chung [crowdfunding] hay các hệ thống giao dịch dành riêng cho các công ty SMEs niêm yết.

ĐIỀU CHỈNH BẰNG LỢI ÍCH KINH TẾ

Thị trường và các thành phần tham gia thị trường luôn theo đuổi sự duy lý, tối ưu hóa lợi ích của mình. Chính vì vậy mới cần sự can thiệp của Nhà nước trong việc cân bằng lại những sai lệch trong ngắn hạn để đảm bảo sự ổn định trong dài hạn. Để phát triển thị trường vốn hài hòa hơn, cần giảm sự tập trung phụ thuộc quá lớn vào ngành ngân hàng. Muốn vậy chỉ có cách phát triển các hệ thống còn lại, từ thị trường chứng khoán, đến sự tham gia của các tổ chức phi tín dụng, và các công cụ tài chính thay thế.

Và hiệu quả nhất là điều chỉnh hành vi của nhà đầu tư qua lợi ích kinh tế, cụ thể tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư [ROIC] và các chính sách thuế thu nhập.

Nếu như đầu tư trên thị trường chứng khoán không quá nhiều rủi ro, mang tính cờ bạc thì một lượng lớn vốn nhàn rỗi sẽ tìm đến các doanh nghiệp niêm yết làm ăn minh bạch, hiệu quả, thay vì gửi tiền ở ngân hàng. Ở một số nước, để khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu của các SMEs, phần lợi nhuận từ vốn sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi nếu nắm giữ cổ phiếu sau một số năm nhất định, như ở Pháp là sau 5 năm.

Đối với các nhà đầu tư vào các SMEs, đặc biệt là dạng quỹ mạo hiểm, thì cũng cần khuyến khích cơ chế chuyển lỗ, để giảm thuế trên lợi nhuận từ vốn. Ở một số nước, họ cho phép chuyển lỗ trong vòng 3 năm để khuyến khích các nhà đầu tư mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Sự tham gia của các tổ chức phi tín dụng vào thị trường vốn cũng sẽ tăng đáng kể khi họ được những khích lệ cụ thể về lợi ích kinh tế. Việc tạo điều kiện cho những tổ chức này tham gia rộng hơn, với mức sinh lời hợp lý thì chắc chắc sẽ có những dịch chuyển đáng kể trong danh mục đầu tư hay các mảng kinh doanh của các tổ chức này. Lấy ví dụ như doanh nghiệp bảo hiểm có thể tham gia mảng cho vay thế chấp, các công ty tài chính có thể cung cấp các sản phẩm tài chính “hybrid”, các quỹ đầu tư, các công ty quản lý tài sản trở thành những trung gian quan trọng trên thị trường vốn.

Để phát triển thị trường vốn căn cơ, giảm áp lực cung ứng vốn từ ngân hàng, mà cũng chính là giảm thiểu rủi ro hệ thống, thì các chính sách cần tập trung phát triển thị trường chứng khoán, tăng sự tham gia của các tổ chức phi tín dụng, các công cụ tài chính thay thế, điều chỉnh lợi ích kinh tế qua các chính sách thuế thu nhập.  Mà như vậy thì các ngân hàng có lẽ sẽ không vui, vì thị phần và sức ảnh hưởng sẽ bị giảm.

Nhưng nếu vì sự ổn định, phát triển lâu dài và bền vững của hệ thống tài chính, của nền kinh tế, thì không nên “để trứng cùng một giỏ” như nguyên tắc cơ bản nhất của quản trị rủi ro: nền kinh tế hiện nay đang phụ thuộc quá nhiều vào ngành ngân hàng.

[*] Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global

Video liên quan

Chủ Đề