Bao nhiêu năm thì làm lại căn cước công dân

Bài viết sau đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ các bước để làm lại căn cước công dân trong trường hợp bị mất là như thế nào, phải làm ở đâu, lệ phí bao nhiêu cũng như thời gian bao lâu thì được nhận căn cước công dân mới.

Khi đã được cơ quan công an cấp Căn cước công dân [gắn chíp hoặc mã vạch, chưa gắn chip] mà làm mất thẻ.

Người cần cấp lại thẻ CCCD bị mất sẽ thực hiện các bước như sau:

- Người cần cấp lại thẻ CCCD bị mất đến tại Đội Cảnh sát Quản lý hành chính thuộc Công an Quận, huyện hoặc Phòng Cảnh sát QLHC thuộc Công an cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh [nếu đã triển khai]. Thời gian đến tại các địa điểm trên là trong giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

- Lấy 01 mẫu Tờ khai Căn cước công dân [Mẫu CC01] có sẵn tại các địa điểm trên, điền đầy đủ thông tin theo mẫu, ký vào tờ mẫu này và nộp cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ. 

Mẹo: Có thể tải, in mẫu tờ khai CCCD và tự khai sẵn ở nhà để tiết kiệm thời gian. [Tải mẫu tờ khai CCCD và xem hướng dẫn cách ghi chính xác mẫu này: TẠI ĐÂY].

- Người cần cấp lại CCCD bị mất cũng có thể đăng ký cấp lại thẻ Căn cước công dân theo hình thức trực tuyến online trên trang web của Cổng dịch vụ công [khai Tờ khai điện tử, gởi đính kèm hình ảnh các giấy tờ cần xuất trình và đăng ký thời gian, địa điểm đến làm thủ tục]. Chi tiết tham khảo: TẠI ĐÂY.

Bước 2: Nộp tờ khai CCCD, các giấy tờ liên quan và xác nhận lại thông tin

- Sau khi nộp tờ khai, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đề nghị xuất trình sổ hộ khẩu. Nếu còn sổ hộ khẩu thì nộp để cán bộ tiếp nhận tiến hành kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên sổ hộ khẩu với tờ khai CCCD vừa nộp để xác định người khai tờ khai có phải là người cần cấp lại thẻ căn cước công dân hay không.

- Nếu không còn sổ hộ khẩu [do đã bị thu hồi khi làm căn cước, làm các thủ tục có liên quan đến hộ khẩu...], cán bộ tiếp nhận sẽ tra cứu trên máy tính tại nơi cấp CCCD để xác định là đã có thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hay chưa.

- Ngoài sổ hộ khẩu, người đi làm căn cước bị mất cần phải mang thêm các giấy tờ hợp pháp thể hiện sự thay đổi, bổ sung thông tin cá nhân so với thông tin trên thẻ căn cước đã bị mất để xuất trình cho cán bộ tiếp nhận để họ cập nhật vào CSDL quốc gia về dân cư. Ví dụ: mang theo giấy khai sinh có ghi thay đổi về ngày, tháng, năm sinh, họ, tên hoặc mang theo giấy chứng nhận kết hôn nếu đã có vợ hoặc chồng.

Bước 3: Ký xác nhận vào Phiếu thu nhận thông tin CCCD [Mẫu CC02] và làm căn cước công dân

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sau khi kiểm tra, đối chiếu xác định thông tin mà công dân đã cung cấp trong tờ khai CCCD khớp với thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì tiến hành dùng máy quét để thu nhận dấu vân tay và dùng máy chụp ảnh để chụp ảnh chân dung tại chỗ.

Từ dữ liệu vừa được cập nhật, bổ sung cùng với dấu vân tay, ảnh chụp vừa mới thu nhận, cán bộ tiếp nhận sẽ in ra 01 Phiếu thu nhận thông tin CCCD [TẢI MẪU] và đưa cho người đến làm CCCD kiểm tra, ký xác nhận vào phiếu này rồi đưa lại cho cán bộ tiếp nhận. Quá trình này chỉ mất khoảng 10 phút. 

Sau khi đóng lệ phí cấp lại thẻ CCCD là 70.000 đồng [và đóng thêm khoảng 30.000 đồng nếu đăng ký dịch vụ nhận thẻ CCCD tại nhà] thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đưa giấy hẹn lấy CCCD. 

- Đến thời điểm hiện tại, thủ tục cấp lại CCCD bị mất phải làm tại Công an quận huyện nơi đã cấp CCCD [nơi có hộ khẩu]. Việc làm thủ tục cấp lại CCCD tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính Công an các tỉnh thành khác nơi công dân đang có tạm trú chưa triển khai thực hiện được do dữ liệu về CCCD trên hệ thống dữ liệu quốc gia chưa được liên thông cho toàn bộ các tỉnh thành.

- Nếu có sổ hộ khẩu thì sau khi xuất trình để làm căn cước, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ thu lại luôn sổ này.

- Trường hợp đã quá thời hạn ghi trên giấy hẹn nhưng vẫn chưa nhận được căn cước công dân bị mất làm lại thì các bạn có thể tra cứu theo các cách theo hướng dẫn TẠI ĐÂY

- Khi làm thẻ căn cước công dân bị mất không cần phải mang theo ảnh chụp 3x4. Hình trong Phiếu thu nhận thông tin CCCD cũng là hình sẽ in trên thẻ CCCD.

- Khi chụp ảnh đầu để trần, không đeo kính, không được mặc trang phục ngành [như công an, hải quan, bộ đội...], được mặc trang phục của tôn giáo hoặc dân tộc.

- Thẻ CCCD mã vạch bị mất, khi đổi sang thẻ CCCD gắn chip thì vẫn giữ nguyên 12 số.

- Một số lưu ý khác: Những lưu ý khi đi làm và sử dụng Căn cước công dân

Thủ tục khác có liên quan đến Căn cước công dân:

LƯƠNG HẠNH   -   Thứ ba, 19/07/2022 18:30 [GMT+7]

Theo Khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam được cấp thẻ CCCD lần đầu khi đủ 14 tuổi trở lên. Thẻ CCCD này chỉ có giá trị sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và người dân phải đi đổi thẻ Căn cước mới.

Cụ thể, Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau:

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại Khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Theo quy định trên, hạn sử dụng của CCCD sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp. Có ba mốc thời gian hết hạn của thẻ CCCD là 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

Trong 2 năm trước khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi, nếu người dân đi làm thẻ CCCD mới thì thẻ này sẽ có giá trị tiếp đến mốc tuổi đổi thẻ tiếp theo. Do đó: 

CCCD được cấp từ khi đủ 14 - 23 tuổi sẽ hết hạn vào năm 25 tuổi.

CCCD được cấp từ khi đủ 23 - 38 tuổi sẽ hết hạn vào năm 40 tuổi.

CCCD được cấp từ khi đủ 38 - 58 tuổi sẽ hết hạn vào năm 60 tuổi.

CCCD từ khi đủ 58 tuổi trở đi sẽ được sử dụng cho đến khi người đó chết [trừ trường hợp thẻ bị mất hoặc hư hỏng].

Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật, sử dụng CCCD hết hạn bị coi là một trong các hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đổi thẻ CCCD. Do đó, người dân có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. 

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Minh Vũ 13/12/21 8 bình luận

Xem thêm: Cách tra cứu mã định danh cá nhân bằng điện thoại hay máy tính cực đơn giản

Thời hạn của Căn cước công dân gắn chip

Theo thông tin mới nhất từ trang báo Lao Động, quy định của Luật căn cước công dân 2014, bộ Công an đã cho ban hành mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip có thời han sử dụng theo nguyên tắc của Điều 21 Luật căn cước công dân 2014 như sau:

- Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Quy định nêu trên cho thấy, căn cước công dân dù là mã vạch hay gắn chip đều có thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nhưng nếu đã được cấp trong 02 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.

Ví dụ: Anh A sinh ngày 10/05/2000, đi làm căn cước công dân gắn chip năm 2021 [khi anh đang 21 tuổi]; thì thẻ căn cước của anh này có giá trị sử dụng đến ngày 10/05/2025 [khi anh đủ 25 tuổi].

Tuy nhiên, nếu anh A này đi làm năm 2024 [khi anh đang 24 tuổi]; thì thẻ căn cước của anh ấy có giá trị sử dụng đến 10/05/2040 [khi anh đủ 40 tuổi].

Ảnh minh họa [ảnh: Lao Động]

Nếu trong trường hợp công dân đó đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ của họ là đến suốt đời, tức được sử dụng cho đến khi người đó mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng…

Những người đi làm Căn cước công dân gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời, mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi.

Những người trên 60 tuổi đang sử dụng căn cước công dân mã vạch thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi qua đời, mà không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip. 

Ảnh minh họa [ảnh: Lao Động]

Thời hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân mã vạch đã cấp trước đây theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA và Luật Căn cước công dân 2014 quy định là:

- CMND, căn cước công dân mã vạch đã cấp trước khi địa phương triển khai cấp thẻ căn cước công dân gắn chip thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn.

Vì vậy, người dân có CMND, căn cước công dân đã cấp theo mẫu cũ nếu chưa hết hạn thì không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip.

Bạn đã nắm rõ thời hạn của Căn cước công dân gắn chip chưa?

Xem thêm:

Biên tập bởi Mai Hữu Vinh

Không hài lòng bài viết

6.179 lượt xem

Video liên quan

Chủ Đề