Bao nhiêu tuổi thì bao quy đầu mở năm 2024

Hầu hết các bé trai đều có tình trạng dài hẹp bao quy đầu, đến khi trưởng thành bao quy đầu sẽ tự tụt xuống để lộ quy đầu, tuy nhiên một số trường hợp lại không thể tự tuột và thậm chí các bé trai có triệu chứng này không thay đổi làm cho các bậc cha mẹ rất lo lắng. Vậy, có nên cắt bao quy đầu cho trẻ em và độ tuổi thích hợp cắt bao quy đầu ở trẻ em là bao nhiêu ?

Bao quy đầu là vùng da bao quanh dương vật. Vùng da này bao trọn quanh đầu dương vật khi nam giới còn nhỏ và thường sẽ tự động tụt xuống vào thời điểm từ 4 - 5 tuổi. Tuy nhiên, khi đến độ tuổi dậy thì mà bao quy đầu vẫn chưa tự tụt xuống, thì có thể cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Hầu hết các bé trai đều có tình trạng dài hẹp bao quy đầu, đến khi trưởng thành bao quy đầu sẽ tự tụt xuống để lộ quy đầu, tuy nhiên một số trường hợp lại không thể tự tuột và thậm chí các bé trai có triệu chứng này không thay đổi làm cho các bậc cha mẹ rất lo lắng. Vậy, có nên cắt bao quy đầu cho trẻ em và độ tuổi thích hợp cắt bao quy đầu ở trẻ em là bao nhiêu ?

Để trả lời những câu hỏi này cũng như giải đáp mọi thắc mắc của cha mẹ về chứng bệnh này, hãy tham khảo một số chia sẻ cần thiết của các Bác sĩ nam khoa tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp sau đây.

NHẬN BIẾT DÀI HẸP BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ EM

Việc nhận biết sớm dài bao quy đầu hay hẹp bao quy đầu ở trẻ em càng sớm sẽ thuận tiện cho việc cắt bao quy đầu. Nếu để lâu tới khi trưởng thành bé sẽ dễ bị mắc các bệnh nam khoa ở dương vật. Để nhận biết dài, hẹp bao quy đầu ở trẻ em mà bố mẹ nên lưu ý các điều sau:

HẸP BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ EM

Cha mẹ có thể quan sát, nếu thấy tình trạng trẻ tiểu khó, tiểu tia nước nhỏ, phải rặn mạnh mới đi được, nước tiểu chảy ra đọng lại bao quy đầu và sau nhiều lần như vậy thấy đầu dương vật sưng phồng lên. Phần bao quy đầu của trẻ khó lộn, có các cục trắng xuất hiện ở đầu dương vật.

DÀI BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ EM

Cha mẹ có thể thấy rõ phần bao quy đầu bị phủ kín bởi lớp da thừa khiến cho quy đầu không thể lộ ra được bên ngoài, tình trạng này để lâu và không được vệ sinh sạch sẽ khiến các chất bài tiết phía bên trong da quy đầu không thoát ra ngoài được hình thành cặn bẩn và tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, gây viêm nhiễm.

Nói chung, dài hoặc hẹp bao quy đầu nếu không điều trị có thể gây viêm nhiễm niệu đạo, viêm bao quy đầu, ung thư dương vật… dẫn đến vô sinh. Bởi vì trẻ chưa thể nhận thức được cơ thể và sức khỏe của mình, cho nên cha mẹ cần phải chú ý trẻ nhiều hơn. Nếu thấy trẻ có các triệu chứng trên hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và có các phương pháp cắt bao quy đầu phù hợp nhất, tránh chủ quan để bệnh phát triển gây nguy hiểm đến khả năng sinh sản cũng như tính mạng con người.

TRẺ BAO NHIÊU TUỔI THÌ NÊN CẮT BAO QUY ĐẦU?

Nói chung hầu hết trẻ em đều mắc triệu chứng dài hẹp bao quy đầu, cha mẹ cần phải biết nguyên nhân chính xác để hỗ trợ cho trẻ bởi cũng có trường hợp cha mẹ có thể giúp trẻ điều trị tại nhà. Nếu trẻ mắc chứng dài hoặc hẹp bao quy đầu, cha mẹ có thể dùng tay kéo căng bao quy đầu cho trẻ mỗi ngày. Biện pháp này không làm trẻ bị đau cũng không gây trở ngại về tâm lý, tuy nhiên đòi hỏi cha mẹ phải kiên trì và làm sao để trẻ phối hợp thật tốt.

Các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp cho biết, không nên cắt bao quy đầu cho sẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi không nên nong bao quy đầu bằng tay vì có thể gây dính và sẹo xơ. Ở độ tuổi này, bộ phận sinh dục của bé trai vẫn còn rất non dễ bị tổn thương và các bé cũng có rất nhiều cơ hội để bao quy đầu tự lột xuống khi lớn thêm. Đối với trẻ từ 10 tuổi trở lên, nếu bị dài hoặc hẹp bao quy đầu kèm tình trạng viêm nhiễm thì có thể thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Hẹp bao quy đầu sinh lý khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nhưng nếu đến 4- 5 tuổi mà bao quy đầu của trẻ vẫn chưa tụt xuống thì cha mẹ nên cho con đi khám để có biện pháp xử lý. Thông thường, hẹp bao quy đầu sinh lý chỉ cần điều trị bảo tồn theo đúng hướng dẫn nong bao quy đầu cho bé.

1. Hẹp bao quy đầu là gì?

Ở Việt Nam, tỷ lệ bé trai bị hẹp bao quy đầu thực sự chiếm khoảng 5%.

Trẻ bị hẹp bao da quy đầu thường có những biểu hiện tiểu khó, phải rặn làm phồng bao quy đầu, tia tiểu bắn xa. Những bé nhỏ thường quấy khóc và đỏ mặt vì rặn mỗi khi đi tiểu. Phần bao quy đầu bị chít hẹp làm lỗ tiểu nhỏ, cản trở bài xuất nước tiểu nên bao quy đầu của trẻ thường xuyên tấy đỏ và ngứa ngáy.

Hẹp bao quy đầu gồm 2 loại: Hẹp sinh lý và hẹp bệnh lý.

Các bé trai mới sinh ra thường gặp tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý do sự kết dính nhẹ giữa mặt trong của bao quy đầu với mặt ngoài quy đầu, tạo thành sự phân tách không rõ ràng giữa phần da quy đầu và quy đầu. Khi trẻ trưởng thành, lớp da bao quy đầu sẽ dần tự tụt xuống để lộ phần đầu dương vật và lỗ tiểu.

Tuy nhiên, đến khi trẻ được 4 - 5 tuổi mà bao quy đầu vẫn không tụt xuống thì cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp làm nong bao quy đầu cho trẻ.

Hình ảnh hẹp bao quy đầu

2. Điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ

Tùy theo tình trạng và mức độ hẹp bao quy đầu mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị cho phù hợp với từng người bệnh.

Về mặt điều trị, nếu như hẹp bao quy đầu không có biến chứng thì cho dù lứa tuổi nào cũng bắt đầu bằng điều trị bảo tồn không phẫu thuật trước bao gồm nong bao quy đầu và bôi thuốc. Kỹ thuật này có thể thực hiện cả tại bệnh viện và tại nhà.

Nong bao qui đầu là từ chỉ việc làm rộng bao qui đầu cho bé để làm vệ sinh và giúp bé đi tiểu dễ dàng hơn. Trẻ dưới 2 tuổi, bao qui đầu có hiện tượng hẹp sinh lí không cần nong tại bệnh viện, người nhà chỉ cần tuột nhẹ bao qui đầu về phía sau để trẻ đi tiểu dễ dàng hơn. Nhưng những trường hợp hẹp quá khít khiến bé tiểu phải rặn mạnh, la khóc khi đi tiểu thì nên nong để lỗ tiểu rộng ra 1 chút giúp bé đi tiểu dễ dàng hơn.

Quá trình này làm tại bệnh viện, có thể có xịt thuốc tê tại chỗ trước khi nong để bé bớt đau nếu bao quy đầu của bé hẹp quá khít. Quá trình nong diễn ra khoảng 3-5 phút, rất nhẹ nhàng và ít đau, tuy nhiên 1 số trẻ có bao qui đầu quá hẹp thì khi nong có thể bao qui đầu của bé sẽ rướm máu và đau nhiều hơn. Sau nong bác sĩ sẽ cho thêm thuốc giảm đau và thuốc thoa [là thuốc kháng viêm tại chỗ] giúp bé bớt đau nhanh nên các bậc cha mẹ cũng không nên quá lo lắng .

Trường hợp thất bại với điều trị bảo tồn thì mới cần tới điều trị phẫu thuật. Những trường hợp bé quá lớn kèm theo da qui đầu xơ chai, hẹp quá khít thì cũng không nên nong vì kết quả hạn chế, dễ làm chảy máu da qui đầu. Lúc này, bác sĩ có thể cân nhắc đến phương án cho bệnh nhân phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Tại bệnh viện: nhân viên y tế

  • Lần đầu: Nong bao qui đầu bằng tay với gây tê tại chỗ bằng gel Xylocain 2%, hoặc thuốc tê xịt Lidocain 10%, rửa sạch các chất bã và bôi trơn bao qui đầu bằng kem Betamethasone 0.05%.
  • Trường hợp khó, chỉ cần nong nhẹ cho thấy lỗ tiểu.
  • Kê toa về: giảm đau [paracetamol] + kem Betamethasone 0.05%

Tại nhà:

  • Cha mẹ nong bao qui đầu cho bé theo hướng dẫn, bôi kem Bethamethasone 0.05%
  • Mỗi ngày 1 đến 2 lần trong 1 đến 2 tháng.

Có thể nong bao quy đầu cho bé cả ở bệnh viện và ở nhà

4. Biến chứng do nong bao quy đầu

Một số biến chứng khi nong bao quy đầu mà bệnh nhân có thể gặp phải là: Chảy máu hoặc thắt nghẽn bao quy đầu,...

Thực tế, nếu được bác sĩ cân nhắc cho phép thì tỷ lệ xảy ra biến chứng do nong bao quy đầu rất thấp. Tuy nhiên, nếu không may có dấu hiệu xảy ra biến chứng, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

5. Vệ sinh bao quy đầu đúng cách

Vệ sinh vùng kín hay vệ sinh bao quy đầu nói chung cho nam giới là rất cần thiết, đặc biệt là với những người bị hẹp bao quy đầu.

Thông thường chỉ cần dùng nước sạch và xà phòng để rửa bên ngoài là đủ. Chú ý không được rửa đầu dương vật bằng tăm bông, xối nước mạnh hoặc dùng thuốc diệt khuẩn.

Đối với trẻ nhỏ chưa lộn bao quy đầu, lúc tắm cho bé, hãy rửa bộ phận sinh dục giống như những phần của cơ thể rồi lau khô. Không được tuốt mạnh bao quy đầu về phía bụng. Vì khi trẻ được 3 tuổi thì 90% bao quy đầu tuột xuống được.

Đối với trẻ lớn đã lộn bao quy đầu được hoàn toàn và có thể tự vệ sinh, tắm rửa được cha mẹ cần hướng dẫn bé tắm, vệ sinh dương vật: Nhẹ nhàng vuốt ngược da quy đầu về phía bụng và rửa phần ở dưới rồi lau khô. Nhẹ nhàng vuốt xuôi bao quy đầu để trả nó về vị trí cũ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Trẻ 2-4 tuổi kén ăn: Phải làm thế nào?
  • 5 cách giúp con bạn hoạt động nhiều hơn trong giai đoạn từ 3 đến 4 tuổi
  • Bé 4 tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Bao nhiêu tuổi thì nên lột bao quy đầu?

Theo tự nhiên, khi bé trai từ 4 đến 5 tuổi thì bao quy đầu sẽ có xu hướng tự tuột xuống để lộ phần đầu dương vật mỗi khi các bé đi tiểu tiện hoặc dương vật đang cương cứng do tác dụng từ ngoại lực.

Bao nhiêu tuổi là nên cắt bao quy đầu?

Nếu lột bao quy đầu không có tác dụng, thì phụ huynh nên đưa trẻ đi cắt bao quy đầu khi trẻ từ 7 – 8 tuổi. Theo các chuyên gia, đây là độ tuổi cắt bao quy đầu lý tưởng nhất và muộn nhất là trước khi trẻ bước vào tuổi dậy thì.

Tại sao 14 tuổi chưa lột bao quy đầu?

14 tuổi bao quy đầu chưa lột, quy đầu không thể lộ ra ngoài thì đó là dấu hiệu của bệnh dài và hẹp bao quy đầu. Trường hợp chỉ tuột bao quy đầu khi ở trạng thái xìu gọi là bán hẹp bao quy đầu. Còn khi trạng thái bình thường hay cương cứng bao quy đầu vẫn không tụt xuống được, bó chít bao quy đầu gọi là hẹp bao quy đầu.

15 tuổi chưa lột bao quy đầu có làm sao không?

Người chưa lột bao quy đầu cần can thiệp phẫu thuật khi tiến hành nong bao quy đầu không thành công. Càng lớn tuổi, bộ phận sinh dục của nam giới càng phát triển, hoàn thiện hơn, lúc này sẽ áp dụng cắt bao quy đầu. Cắt bao quy đầu được coi là cuộc tiểu phẫu đơn giản, diễn ra nhanh chóng trong khoảng từ 15-30 phút.

Chủ Đề