Bảo quản óc heo như thế nào

Óc và tủy không phải là thức ăn bổ dưỡng

Chia sẻ trên Sức khỏe và đời sống, ThS. Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng cho biết, nếu so sánh óc và tủy lợn với một số phủ tạng khác như: tim hay đặc biệt là gan lợn, gan gà là loại thực phẩm mà nhiều người cho rằng không tốt, ăn gan là độc… thì hàm lượng chất đạm của óc chỉ bằng một nửa gan, của tủy chỉ bằng 1/9 gan.

Đặc biệt trong gan chứa nhiều vitamin A, loại vitamin rất tốt đối với sự phát triển của trẻ em và chống lão hóa ở người cao tuổi thì trong óc và tủy lại không có, hoặc nếu so sánh với một số loại thực phẩm khác như: thịt lợn nạc, thịt gà, thịt bò thì hàm lượng chất đạm của óc và tủy cũng thấp hơn rất nhiều.

Mặt khác trong óc hàm lượng cholesterol rất cao. trong 100g óc lợn có tới 2.195 mg cholesterol là chất dễ gây xơ vữa động mạch ở người lớn. Nhu cầu cholesterol hàng ngày chỉ cần dưới 300 mg. Nếu ăn 100 g óc lợn thì lượng cholesterol đã cao gấp 7 lần nhu cầu hàng ngày.

[Ảnh minh họa]

Điều đó cho thấy óc không phải là thức ăn bổ dưỡng như nhiều người lầm tưởng, nếu ăn quá nhiều thì còn có hại. Một đứa trẻ thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: di truyền, phương pháp nuôi dưỡng, dạy dỗ chứ không phải ăn óc trẻ sẽ thông minh.

Phương pháp nuôi dưỡng đúng đắn là cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như: chất đạm, chất đường, chất béo, các vitamin và khoáng chất ở tỷ lệ cân đối hợp lý bằng cách ăn đa dạng các loại thực phẩm.

Còn ăn óc để chữa bệnh đau đầu thì lại là một quan niệm sai lầm nghiêm trọng. Như đã nêu ở trên, óc chứa quá nhiều cholesterol nên ăn nhiều sẽ bị cholesterol máu cao dẫn đến xơ vữa động mạch - là nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp [có triệu chứng là đau đầu].

Vì vậy, càng ăn óc đau đầu càng tăng. Óc và tủy là loại thực phẩm bình thường không tốt bằng gan, tim, các loại thịt, cá. Chúng cũng không phải là loại thức ăn bổ dưỡng, không nên ăn quá nhiều, đặc biệt với người cao tuổi thì nên hạn chế, còn người có cholesterol cao thì càng không nên ăn.

Nếu ăn thì phải ăn đúng cách

Theo Thanh niên, khi ăn não của một số con vật như heo, bò, trâu…, chúng ta sẽ hấp thụ một lượng phospholipid và cholesterol đáng kể.

Từ rất lâu, đông y đã đề cao công dụng của não động vật. Sách của Tuệ Tĩnh-Nam dược thần hiệu có ghi: Não heo gọi là trư não, có vị ngọt, tính hàn, hơi có độc nên ăn nhiều không tốt, thường dùng chữa đầu phong, chóng mặt, mụn nhọt đau nhức, lở chân, da bị nứt nẻ.

Trong khi đó, sách Lĩnh Nam bản thảo của Hải Thượng Lãn Ông viết: “Trư não tục gọi là óc lợn. Ngọt, lạnh, có độc, chớ ăn nhiều. Chữa âm sang, chữa phong đầu choáng, nhọt sưng đau ngầm”.

Não bò cũng là món bổ dưỡng, nó được gọi là ngưu não, có vị ngọt, tính ấm, hơi có độc, thường dùng chữa đầu phong choáng váng, tiêu khát, khí đầy sinh báng.

Khi chế biến các loại não, không nên nấu với nhiều nước, và chỉ nấu vừa chín, không nấu quá lâu. Tốt nhất là chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm. Điều này rất hợp với khoa học về chế biến thực phẩm, vì nếu nấu nhiều nước và nấu chín kỹ thì sẽ làm giảm một lượng lớn phospholipid có trong não.

Không dùng não làm món ăn cho người đang có bệnh thuộc nhiệt chứng, phát sốt, vì dễ gây phát phong, sinh nhiệt.Như vậy, ăn não bổ não, quả là đúng với phương pháp dĩ hình bổ hình, hay tạng phủ liệu pháp của đông y.

Lời khuyên của người xưa là không nên ăn nhiều cũng rất hợp lý, vì các loại chất béo có trong não chỉ nên dùng khi cần thiết, để bổ sung cho cơ thể và dùng chữa bệnh. Nếu lượng của chúng tăng cao trong máu, sẽ dẫn tới nguy cơ gây ra nhiều bệnh tim mạch.

Não lợn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như : Não lợn hấp với nấm rơm hoặc nấm mối; Não lợn chưng cách thủy với tiêu, hành, gia vị.

Ngoài ra, não lợn còn thường được chưng với 2-3 loại dược liệu sau : hạt sen, long nhãn, hoài sơn, ý dĩ, phục linh, phục thần, viễn chí, sa nhân. Cũng có thể xào não lợn với đậu cô-ve hoặc cải bẹ xanh… Món nào ăn cũng rất ngon miệng và bổ dưỡng.

Tham khảo thuốc: Vitamin A

Trên mắt: vitamin A có vai trò quan trọng tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt, mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Tú Liên

Nên đọc


Theo GĐVN

Óc heo là một trong những món ăn được rất nhiều người tin dùng khi muốn bồi bổ sức khỏe, nhất là cung cấp dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Cùng Điện máy XANH tìm hiểu bí kíp chọn mua cũng như sơ chế óc heo đúng cách trong chuyên mục Mẹo vào bếp nhé!

  • Khi mua óc heo, để chọn được óc heo ngon trước tiên bạn hãy quan sát lớp màng bên ngoài óc heo, nếu lớp màng còn tươi không có vết nứt, trông hơi căng bóng, còn nguyên vẹn và óc không bị chảy ra ngoài chứng tỏ óc còn tươi ngon.
  • Khi đưa lên ngửi nếu không thấy có mùi bất thường, chỉ đơn giản là mùi óc heo sống thì có thể yên tâm chọn.
  • Dùng tay sờ thử vào óc heo, nếu tay chạm vào cảm nhận được tính đàn hồi, không quá mềm cũng không quá cứng thì chọn.
  • Nếu trên óc heo có xuất hiện các vết máu đỏ, bầm, các vết lốm đốm thì không nên mua.

2. Mua óc heo ở đâu? Giá bao nhiêu?

Bạn có thể tìm mua óc heo tại các chợ, cửa hàng bán thịt hoặc các trang thương mại điện tử. Giá mỗi bộ óc heo dao động trong khoảng 35.000 - 50.000 đồng/ bộ [cập nhật đến tháng 03/2021].

3. Cách làm sạch óc heo, không tanh đơn giản

Đầu tiên dùng 1 con dao hoặc 1 cái kéo rạch 1 đường giữa bộ óc heo, dùng tay tách bỏ lớp màng đi, có thể dùng 1 cái muỗng canh múc phần óc ra khỏi để tránh bị nát.

Tiếp theo chuẩn bị 1 tô nước muối pha loãng, cho óc heo vào ngâm và bắt đầu dùng 1 vật nhọn như tăm để tách hết các gân máu ra ngoài.

Cuối cùng, bạn chỉ cần rửa lại với nước sạch và để ráo là có thể chế biến thành món ăn được rồi.

Xem thêm:

Vừa rồi Điện máy XANH đã chia sẻ với các bạn về cách chọn mua, sơ chế óc heo sạch, không bị tanh. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích nhé.

Biên tập bởi Huỳnh Thị Ánh Tuyết • 11/03/2021

Hãy là người đầu tiên đánh giá Cách chọn và nơi mua óc heo, cách sơ chế óc heo sạch, không bị tanh

Video liên quan

Chủ Đề