Bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng được nêu trong bài viết chia chiếc bánh của mình cho ai

I. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý

Đề bài: Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng được nêu trong bài viết sau: 

                                            Chia chiếc bảnh của mình cho ai?

   Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia chiếc bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?

   Trong khi không ít các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng "Thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2007" Nguyễn Hữu Ân lại dành hểt chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.

   Một câu chuyện lạ lùng...

                                                                                                                                                                         (Tạ Minh Phương)

a) Tìm hiểu đề

  • Đề bài yêu cầu bày tỏ ý muốn đối với việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân, người đã vì tình thương mà "dành hết chiếc bánh thời gian" chăm sóc hai người mẹ bị bệnh ung thư giai đoạn cuối.
  • Bài viết cần có một số ý chính sau đây:

   + Nguyễn Hữu Ân, một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, lòng vị tha đức hi sinh cho thanh niên hôm nay học tập.

   + Thế hệ trẻ hiện tại có không ít tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.

   + Tuy nhiên cũng còn một số thanh niên sống vị kỉ, vô tâm một cách đáng phê phán, chê trách.

   + Tuổi thanh niên còn dành thời gian tu dưỡng rèn chí, lập nghiệp gìn lòng hiếu thảo, luyện đức vị tha, hi sinh để cuộc đời đẹp ngày một đẹp và có ý nghĩa hơn.

  •  Nên chọn dẫn chứng minh hoạ về những thanh niên làm việc tốt trong xã hội, cũng như những thanh niên đốt thời gian bằng những trồ chơi vô bổ mà báo chí và dư luận đã nêu. Có thể khai thác văn bản Chuyện "cổ tích" mang tên Nguyễn Hữu Ân trong sách giáo khoa.
  •  Cần vận dụng những thao tác lập luận chủ yếu: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận,

b) Lập dàn ý

   Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân dẫn tới đề bài, đặt vấn đề: Chia "chiếc bánh" của mình cho ai?

   Thân bài:

  •  Tóm tắt việc làm của Nguyễn Hữu Ân một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên ngày nay.
  • Thế hệ trẻ ngày nay có không ít tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.
  • Bình luận: vẫn còn một số thanh niên tiêu cực sống vị kỉ, vô tâm lãng phí chiếc bánh thời gian của mình vào những trò chơi vô bổ rất đáng chê trách.
  • Tuổi trẻ cần noi gương Nguyễn Hữu Ân sống vị tha, hi sinh để cuộc đời ngày một đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.

   Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết.

c. Sau khi thảo luận học sinh hiểu được:

  • Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sông đúng đắn tích cực đốì với thanh niên học sinh chúng ta.
  • Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống (Xem Ghi nhớ - Ngữ văn 12, tập một).

 II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1.

   a. Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng nhiều thanh niên, sinh viên Việt Nam du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời giải trí vô bổ mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện để một mai khi trở về góp phần xây dựng đất nước. Hiện tượng đó diễn ra vào những năm đầu thế kỉ XX.

   Trong xã hội ngày nay, hiện tượng đó chưa phải đã chấm dứt, không còn nữa. Thật vậy, nhiều thanh niên học sinh, sinh viên ngày nay được ra nước ngoài du học cũng còn mê mải tìm mọi cách kiếm tiền hay chơi bời lãng phí thời gian cho những trò vui vô bổ mà không chịu dốc sức hết lòng tập trung vào việc học tập, tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ để có một năng lực tốt nhất trở về góp phần xây dựng đất nước, phục vụ quê nhà. Từ đó ta có thể bàn thêm vài ý.

  • Đặt vấn đề phê phán hiện tượng. Thanh niên học sinh, sinh viên Việt Nam du học nước ngoài lãng phí thời gian vào những việc vô bổ.
  • Nguyên nhân: Những thanh niên, học sinh, sinh viên này chưa xác định lí tưởng sống đúng đắn. Họ e ngại khó khăn gian khổ, lười biếng hoặc chỉ sống vì bạc tiền và những lợi ích nhỏ nhen hẹp hòi. Sâu xa cũng có một phần do cách tổ chức, giáo dục chưa được tốt của những người có trách nhiệm.
  • Bàn luận: Dẫn chứng vài ba tấm gương thanh niên học sinh, sinh viên du học nước ngoài chăm chỉ học tập và rèn luyện có học vị cao đã trở về nước làm công tặc giảng dạy ở các trường đại học hoặc làm việc tại các ngành kinh tế, khoa học kĩ thuật tiên tiến của nước nhà.

   Rút ra bài học cho bản thân, phải xác định cho mình lí tưởng, mục đích học tập đúng đắn. Dù học trong nước, cũng hết sức cố gắng tu dưỡng học tập rèn luyện. Nếu được ra nước ngoài du học, nhất định sẽ dành thời gian để học tập, rèn luyện ra sức tiếp thu kiến thức khoa học kĩ thuật tiên tiến để trở về góp phần phục vụ Tổ quốc xây dựng đất nước quê hương.

   b. Trong văn bản trên, Nguyễn Ái Quốc dùng các thao tác lập luận:

  • Phân tích: thanh niên du học mải chơi bời, thanh niên trong nước "không làm gì cả", họ sống "già cỗi", thiếu tổ chức rất nguy hại cho tương lai đất nước..,
  • So sánh: nêu hiện tượng thanh niên, sinh viên Trung Quốc du học chăm chỉ cần cù.
  • Bác bỏ: thế thì thanh niên của ta đang làm gì ?

   Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả.

   c. Cách dùng từ, viết câu, nghệ thuật diễn đạt trong văn bản có tính thuyết phục cao; dẫn chứng cụ thể, xác đáng dùng kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi câu cảm thán: "Thể thì thanh niên của ta đang làm gì? Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thánh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh".

   Quá ham chơi, "nghiện ka-ra-ô-kê và in-tơ-net là một hiện tượng tiêu cực đang diễn ra khá phổ biến trong giới trẻ của nước ta hiện nay.

   Để làm bài tập này, học sinh có thể đọc lại tham khảo văn bản trích của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và vận dụng tri thức đã học trong nhà trường.        

Nếu như trước đây người ta hay so sánh đời người như dòng sông với những khúc quanh thăng trầm mà con người như là sản phẩm của số phận thì ngày nay đã có người ví von nó như chiếc bánh thời gian mà con người vốn sinh ra khác nhau nên chọn những cách khác nhau để ăn dần chiếc bánh ấy.

Cũng như chiếc bánh có nhiều phần trong đó mỗi phần có ít nhiều hương vị khác nhau, đời người có nhiều giai đoạn với những công việc, trách nhiệm, ước mơ, hoài bão và cả những cung bậc tình cảm khác nhau.

Kẻ tham lam, háu ăn ngấu nghiến chiếc bánh của mình không thương tiếc đến nỗi trong nháy mắt nó chỉ còn là những mẫu vụn trên bàn ăn cuộc đời.

Kẻ khảnh ăn chỉ tìm thấy khoái khẩu nơi phần nhân bánh, và sau khi thưởng thức xong, họ vứt lại cái vỏ bánh bên đĩa ăn mà không biết rằng chính cái vỏ bánh chẳng mấy ngon ấy lại cung cấp năng lượng cho cả cuộc đời và họ lại mơ tưởng một cái nhân bánh thứ hai mà không bao giờ có nữa.

Cũng có kẻ thứ ba chậm rãi ăn tứng phần vỏ của chiếc bánh và cố để dành lại phần nhân ngon lành cho lần thưởng thức cuối cùng. Nhưng cũng chính lúc ấy y thấy no và không thiết ăn nữa hoặc ăn nhưng chẳng còn thấy ngon lành gì.

Loại người thứ nhất nêu trên là những kẻ sống nhanh, sống gấp. Họ sống thể như là thế giới sắp tận diệt đến nơi. Và với nhịp sống hối hả của mình, họ không còn thì giờ để chiêm nghiệm, suy tư hay thưởng ngoạn vẻ đẹp của bầu trời thu xanh yên ả hay ánh sáng huy hoàng của những vì sao đêm. Thực ra, họ sinh ra không phải để sống mà đúng hơn là để chuẩn bị sống.

Loai người thứ hai sống theo kiểu hưởng lạc họ xa lánh những người bạn tốt như công việc, trách nhiệm và bổn phận và giao du với những kẻ xấu như quyền lợi, tiện nghi vật chất. Họ tiêu phần lớn thời gian cho thú vui và trò tiêu khiển; họ chiều chuộng những ham muốn thấp hèn của một cuộc sống dễ dãi.

Loại người thứ ba vừa dễ thương vừa tội nghiệp. Trái ngược với loại thứ hai, họ dành hầu hết quỹ thời gian cho học tập, công việc và trăm thứ trách nhiệm trên đời. Sau khi đã đạt được những điều mong muốn họ bàng hoàng khi nhận ra rằng mình đã đánh mất một cái gì đó rất quan trọng trong một giai đoạn của đời mình hay là cả cuộc đời mà họ không thể tìm thấy lại được.

Cứ nhìn xung quanh ta thôi sẽ thấy muôn vàn thí dụ.

Một đứa trẻ cũng có thể đánh mất tuổi thơ vì phải miệt mài theo lời bố mẹ đi “luyện công” để vào lớp một, rồi phấn đấu để đạt học sinh giỏi 12 năm liền với phương châm luyện rồi thi, thi xong lại luyện ngoài ra không còn gì là quan trọng cả. Sau khi đạt được ước mơ “cháy bỏng” của bản thân cũng như gia đình, người bạn tội nghiệp của chúng ta mới sực nhớ tới cánh diều tuổi thơ và tự chiều chuộng mình bằng một buổi chiều thả diều trên đồng quê. Nhưng, hỡi ôi, một thanh niên đã18 tuổi thì tâm hồn không còn đủ ấu thơ để thả hồn mơ ước theo cánh diều vi vu như một đứa bé lên tám lên mười được nữa!

Có lẽ mọi so sánh đều khập khiễng: khác với chiếc bánh thông thường, chiếc bánh thời gian cứ vơi dần cho dù bạn có cố  nhin hay để dành.

Vậy cách ăn bánh khôn ngoan nhất,theo tôi nghĩ, là ăn từ từ từng miếng một cả phần vỏ lẫn phần nhân cùng lúc, thưởng thức nó từ đầu tới cuối, nghĩ rằng nó là chiếc bánh ngon nhất, hoàn hảo nhất vì nó là duy nhất cho mỗi một người. 

Nói cách khác phải dùng cái quỹ thời gian hữu hạn của chúng ta theo đúng từng giai đoạn của đời người: không chậm chạp để phải hối tiếc vì những gì mình đã bỏ lỡ ngày hôm qua cũng không vội vã để chẳng còn gi mà thưởng thức ngày mai.

Hãy sống đúng với lứa tuổi của chúng ta. Hãy học tập chăm chỉ và vui chơi lành mạnh khi bạn còn là học sinh; hãy chuẩn bị tốt nhất cho tương lại nhưng đừng quên rằng cuộc sống con người lại nằm trong hiện tại, như các bạn tôi thường nói nôm na với nhau: “Học không chơi mất đời tuổi trẻ, chơi không học bán rẻ tương lai.” Con người sinh ra để sống không phải để chuẩn bj sống, do đó hãy sống mỗi ngày khi nó đến và không đốt cháy ngọn nến cuộc đời ta ở cả hai đầu.

Theo thiển ý của tôi, chiếc bánh thời gian chính là cái vốn thời gian hữu hạn trong đó con người thể hiện sự hiện hữu của mình như một cá nhân có ý thức.

Do vậy, sử dụng thời gian một cách khôn ngoan và hợp lý là thể hiện một lối sống lành mạnh và bản lĩnh của một con người biết làm chủ bản thân. “Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao để khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí…”.