Bds đà nẵng 2023

Sáng 26/7, CBRE Việt Nam tổ chức họp báo công bố về tình hình thị trường BĐS nhà ở tại Đà Nẵng và các vùng phụ cận 6 tháng đầu năm 2022.

Theo CBRE, năm 2021, thị trường BĐS Đà Nẵng chứng kiến sự suy giảm nặng nề do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Phân khúc BĐS nghỉ dưỡng bị ngưng trệ khi hoạt động du lịch "đóng băng".

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và các vùng phụ cận dự báo tăng sức cung, cầu trong 6 tháng cuối năm 2022. Ảnh: Thanhnien

Kể từ giai đoạn mở cửa đầu năm 2022 đến nay, Đà Nẵng dần lấy lại đà phát triển khi chú trọng hơn vào các dự án BĐS nghỉ dưỡng và tiếp tục mở rộng phát triển chuỗi đô thị thông minh với kỳ vọng đưa thành phố vào bản đồ đô thị sống và nghỉ dưỡng đẳng cấp.

Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Điều hành CBRE Việt Nam, Đà Nẵng sở hữu một tiềm lực rất lớn về phân khúc BĐS nghỉ dưỡng với sự hiện diện của hàng loạt khu resort hàng hiệu cao cấp. Giờ đây, thành phố tiếp tục thay đổi diện mạo khi chú trọng đầu tư hơn vào những dự án khu đô thị thông minh, hiện đại.

"Đây chắc chắn sẽ tiếp tục là một trong những khu vực thu hút được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu trong nước và quốc tế trong thời gian tới”, bà Dung cho biết.

Đại diện CBRE đánh giá, phân khúc đất nền tại Đà Nẵng và các vùng phụ cận trong nửa đầu năm 2022 có khoảng 11 dự án mở bán, cung cấp ra thị trường 1,556 nền, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt khoảng 60%, tăng khoảng 65% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong khi đó, phân khúc căn hộ trong 6 tháng đầu năm 2022 có 5 dự án mở bán, tập trung toàn bộ tại Đà Nẵng, cung cấp ra thị trường khoảng 386 căn, tăng 93% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới ở mức thấp, chỉ đạt 44%, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước.

"Còn tại Quảng Nam không ghi nhận nguồn cung mới mở bán, sự khan hiếm này có thể sẽ kéo dài trong 2 - 3 năm tới", CBRE nhận định.

Phân khúc nhà phố - biệt thự ghi nhận 7 dự án mở bán, cung cấp ra thị trường khoảng 656 căn, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ chung trên toàn thị trường đạt khoảng 83% tương đương 542 căn, gấp 2.5 lần so với 6 tháng đầu năm 2021. Phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng, condotel tuy vẫn có nguồn cung nhưng về cơ bản không cao.

Đặc biệt, theo CBRE, ở phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, thị trường đón nhận nguồn cung mới đến từ 3 dự án với khoảng 103 căn, gấp 6.8 lần so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 54%, gấp 28 lần so với 6 tháng đầu năm 2021.

Lượng tiêu thụ trong kỳ hầu hết tập trung vào những dự án được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn, uy tín và có giá bán dao động từ 15 - 30 tỷ đồng/căn. Chi phí đầu vào, lạm phát ngày càng tăng tạo áp lực lên giá bán, do đó giá bán sơ cấp ghi nhận mức tăng từ 8% - 10% so với nửa đầu năm 2021.

Theo dự báo từ DKRA Việt Nam, nguồn cung mới của phân khúc đất nền trong 6 tháng cuối năm dao động từ 2,000 - 2,500 nền, tập trung chủ yếu ở quận Ngũ Hành Sơn [Đà Nẵng], thị xã Điện Bàn, TP.Hội An [Quảng Nam].

Sức cầu chung toàn thị trường dự báo tăng, tập trung vào các dự án có pháp lý đầy đủ, hạ tầng hoàn thiện và đặc biệt các dự án gần khu vực giáp sôngsẽ có lợi thế cạnh tranh.

Còn ở phân khúc căn hộ, phân khúc nhà phố/biệt thự... sẽ chỉ duy trì nguồn cung như 6 tháng đầu năm hoặc trở nên khan hiếm hơn, nhất là ở các vùng phụ cận Đà Nẵng.

Theo CBEW Việt Nam, đối với bất động sản nghỉ dưỡng, sức cầu chung thị trường có thể tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm nhưng khó có sự gia tăng đột biến. Giá bán sơ cấp tiếp tục xu hướng tăng do áp lực chi phí đầu vào, lạm phát, lãi suất,... Những dự án được quản lý vận hành bởi thương hiệu quốc tế 4 - 5 sao tiếp tục được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Đây cũng là những thông tin ghi nhận tại “Diễn đàn Bất động sản 2022: Những vùng đất tiềm năng” do Tạp chí TheLEADER tổ chức ngày 16/8 tại Hà Nội.

Cũng theo các đại biểu tham dự Diễn đàn, bất động sản đầu cơ, những loại hình hiến đất làm đường, phân lô tách sổ, những dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, những dự án đã tăng giá quá cao trong thời gian ngắn do đầu cơ thổi giá sẽ hết đất diễn. Khi dòng tiền không dễ dãi nữa, nó sẽ không dễ chảy vào các thị trường dễ dãi, không tiềm năng.

Đáng chú ý, bất động sản “hàng hiệu” với trị giá triệu đô sẽ "ngủ" thêm 1 thời gian nữa. Đây là những bất động sản nghỉ dưỡng có tổng giá trị cao, hoặc các siêu biệt thự nội đô có giá vài triệu đô.

Đáng chú ý, bất động sản  ở những nơi có liên kết vùng, công nghiệp, nghỉ dưỡng sẽ là điểm đến của dòng tiền: TP. Hồ Chí Minh – Bình Thuận – Vũng Tàu; TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai; Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang.

Thêm nữa, mô hình Homeliday [Seconhome + Holiday] là những sản phẩm kết hợp, có vị trí ở những địa phương có điều kiện thời tiết, khí hậu tốt, kết nối thuận tiện với các đô thị lớn như: Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hạ Long; Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Thuận... đang nhận được nhiều sự quan tâm.

Ngoài ra, những nhóm thị trường tiềm năng sẽ bao gồm các nhóm: các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh vẫn là các thị tường bền vững, thu hút đầu tư; những thủ phủ công nghiệp: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bình Dương, Đồng Nai, Long An; các thủ phủ du lịch, nghỉ dưỡng: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Đà Lạt, Quy Nhơn, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Quốc.

 Diễn đàn thu hút sự quan tâm của đông đảo đại biểu.

Tại Diễn đàn, ông Nguyễn Thọ Tuyến, Chủ tịch BHS Group nhận định: Có thể thấy, giai đoạn này, thị trường bất động sản đang trong quá trình thanh lọc rất mạnh để chọn ra những dòng bất động sản tiềm năng, những chủ đầu tư đủ tiềm lực và đi đúng hướng, những địa phương có lợi thế bền vững. Thị trường sẽ trụ vững qua giai đoạn khó khăn này, sẵn sàng phát triển mạnh mẽ khi chính sách vĩ mô ổn định và tăng trưởng kinh tế ở mức cao trong vài năm tới.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Đức Quân - Phó Tổng giám đốc Nam Land bổ sung thêm về điểm nóng bất động sản vùng ven. Cũng theo vị Phó Tổng giám đốc này, hiện tại, chỉ những chủ đầu tư có dòng tiền mạnh, hạ tầng tốt mới chiếm được niềm tin của nhà đầu tư. Khi siết tín dụng, tâm lý nhà đầu tư sẽ chi “tiền tươi thóc thật” nhiều hơn sử dụng các đòn bẩy, do đó sẽ chọn lọc rất kỹ các dự án để lựa chọn đầu tư. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các nhà đầu tư sở hữu được các bất động sản với mức giá hợp lý do thị trường có khả năng sẽ điều chỉnh nhịp tăng giá, kèm theo đó là loạt chính sách ưu đãi của chủ đầu tư để kích cầu thị trường bất động sản.

Đặc biệt, thành phố lớn khan hiếm quỹ đất và nguồn cung bất động sản nhỏ giọt sẽ dẫn tới sự chuyển dịch làn sóng đầu tư ra thị trường vùng ven. Các báo cáo năm 2021 đều cho thấy, các phân khúc tại TP. Hồ Chí Minh đều thiếu hụt nguồn cung mới. Do đó, xu hướng sở hữu bất động sản dần chuyển dịch ra các vùng ven giáp ranh TP. Hồ Chí Minh như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Bình Thuận… và biến các khu vực này trở thành “điểm nóng” được các nhà đầu tư săn đón, nhất là những điểm đến tiềm năng vì lợi thế quỹ đất sạch còn, dư địa tăng trưởng tốt và hạ tầng giao thông kết nối được đầu tư phát triển.

Ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng giám đốc Bất động sản Phát Đạt chung nhận định và khẳng định thêm, bất động sản công nghiệp là vùng đất mới. Việc phát triển phân khúc bất động sản công nghiệp có quy trình, cách thức gần giống với các khu đô thị và nhà ở trước đây.

 Xu hướng đầu cơ, lướt sóng sẽ bị loại trừ, thay vào đó là đầu tư bền vững.

Đồng tình với các nhận định trên, ông Richard Leech, Phó Tổng giám đốc Phú Long Corporation bổ sung: hiện, xu hướng phát triển khu đô thị mang tính chất cộng đồng, mang lại cuộc sống đầy đủ, đáng sống với chất lượng cuộc sống tốt theo mô hình “đại đô thị tích hợp với đầy đủ tiện ích” cùng hệ sinh thái với môi trường sống, hàng xóm, những cơ sở giáo dục, bệnh viện, môi trường... cũng như tính sáng tạo trong môi trường sống cộng với việc áp dụng công nghệ vào hệ thống, tạo ra sự sáng tạo ở những cộng đồng bất động sản này song hành với sự quan tâm tới văn hóa bản địa, đề cao yếu tố phát triển bền vững với môi trường nước, không khí, hoạt động, khả năng hạn chế khí CO2…”

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE cho hay, nửa đầu năm 2022, thị trường bất động sản đã có sự phục hồi nhất định sau 2 năm chậm phát triển vì dịch COVID-19. Trong đó, thị trường chứng kiến sự nổi lên nhanh chóng của căn hộ cao cấp, trung cấp cùng với giá bán bất động sản liên tiếp lập đỉnh mới. Đại diện CBRE cũng nhấn mạnh tới sự bùng nổ của thị trường căn hộ nghỉ dưỡng, trong đó, Khánh Hòa đang đứng đầu các sản phẩm liên quan đến căn hộ nghỉ dưỡng, kế đến là Phú Quốc. “Dịch COVID-19 làm thay đổi khẩu vị đầu tư, khiến nhà đầu tư thích các khu vực nghỉ dưỡng gần hơn. Có thể kể đến Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận ở phía Nam và Quảng Ninh, Hòa Bình ở phía Bắc. Nắm bắt được khẩu vị này của nhà đầu tư, các chủ đầu tư đã tung ra các sản phẩm phù hợp”- bà Dung phân tích.

Dự báo về xu hướng đầu tư bất động sản trong nửa cuối năm 2022 và 3 năm tới, bà Dương cho rằng việc hình thành các đô thị và đại đô thị tại các khu vực vùng ven quy mô từ 70 ha trở lên sẽ trở nên phổ biến. Hiện tại, Hà Nội đang đi trước TPTP. Hồ Chí Minh khi phát triển rất nhiều đại đô thị nằm ngoài trung tâm. Tương tự đại đô thị, bất động sản nghỉ dưỡng cũng sẽ hình thành các đại dự án tổ hợp nghỉ dưỡng, phức hợp quy mô lớn, tích hợp vô số tiện nghi, tiện ích cho khách nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, với số lượng sản phẩm chào bán ra cũng rất lớn, mức tiêu thụ của thị trường nghỉ dưỡng vẫn là một dấu hỏi.

TS. Cấn Văn Lực nêu rõ, năm nay, nhu cầu tín dụng sẽ tăng cao, lý do chính là bởi kinh tế phục hồi tương đối tốt. Dòng tiền trước đây đổ vào bất động sản, chứng khoán nhiều, nay đã quay trở lại lĩnh vực sản xuất nhiều hơn và đây là một điều tích cực. Ngân hàng Nhà nước sẽ phải chú ý đến vấn đề lạm phát khi cung tiền từ nhiều kênh sẽ gia tăng trong thời gian tới và vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng khi tăng trưởng tiền gửi dưới 5% mà tín dụng tăng hơn 9%. Cùng với đó, cũng cần phải nới cả kênh trái phiếu doanh nghiệp. Cuối cùng, cần phải tiếp tục khơi thông môi trường đầu tư kinh doanh để có thể hút nhiều hơn vốn tư nhân./.

Chủ Đề