Bé 18 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Mỗi bé có nhu cầu ăn và ngủ đặc trưng riêng của mình. Trẻ sơ sinh không có khái niệm phân biệt ngày hoặc đêm trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không nên phát triển thói quen này của bé.

Mẹ có thể hỗ trợ sự phát triển của bé, nhưng bé sẽ tự có tốc độ phát triển riêng của mình. Nhiều bé sơ sinh có nhịp độ phát triển tự nhiên mạnh mẽ. Những bé này có thể ngủ trọn giấc đêm từ rất sớm. Một số bé khác luôn cảm thấy đói hoặc mệt vào những khoảng thời gian khác nhau trong nhiều tháng. Bé cần sự hỗ trợ của cha mẹ để tìm ra cách thức hòa hợp với cả gia đình.

Mẹ luôn luôn giữ những hoạt động thường ngày như các bữa ăn thường xuyên, thời gian ngủ và các hoạt động khác như đi dạo ngoài trời hoặc một vài hoạt động quan trọng khác. Một vòng luân phiên như tắm, ăn và các câu chuyện kể trước khi ngủ hoặc bài hát ru có tác dụng thư giãn cho bé. Mẹ đừng quên tự nạp năng lượng cho mình với chế độ ăn cân bằng, cung cấp đủ nước và nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn bình thường trong những ngày này.

Trẻ 12 tháng tuổi đang hình thành tính độc lập, bớt phụ thuộc vào ba mẹ hơn nhưng vẫn còn duy trì những đặc điểm giống như hồi còn bé, đặc biệt là về giấc ngủ. Thời gian ngủ của trẻ 1 tuổi trở lên là khoảng 13-14 tiếng mỗi ngày, trong đó 11-12 tiếng là giấc ngủ đêm. 

Bé 1 tuổi ngủ mấy giấc?

Bé 1 tuổi vẫn duy trì hai cữ ngủ ngày và sẽ rút xuống còn một cữ kéo dài 1,5-2 tiếng khi được 18 tháng tuổi hoặc sớm hơn tùy từng bé. Dấu hiệu của việc chuyển đổi này rất rõ ràng. Trẻ sẽ ngủ nhiều hơn vào ban ngày hoặc ngủ ngon vào buổi sáng và không chịu ngủ cữ chiều. 

Ngoài ra, con còn thức giấc sớm hơn so với những lần ngủ ngày trước đây. Nói chung, thời gian ngủ của bé 1 tuổi sẽ có sự thay đổi tùy theo sự phát triển của từng em bé. 

>> Tất tần tật về trẻ 12 tháng

>> Thực đơn ăn dặm cho bé 12 tháng

Giấc ngủ của trẻ 1 tuổi sẽ rút lại còn 1 cữ ngày

Có rất nhiều cách để mẹ nhận biết sự thay đổi trong đặc điểm giấc ngủ của con. Điều quan trọng nhất là tìm ra một phương pháp tập ngủ đêm cho bé phù hợp với tất cả các thành viên trong gia đình. 

Mẹ có thể đánh thức con vào buổi sáng nếu thấy con đã ngủ đủ giấc. Trẻ sẽ thích nghi rất nhanh với thói quen mới hoặc chỉ cảm thấy khó khăn trong những ngày đầu và dần quen hơn vào những ngày tiếp theo. 

Một cách khác để rèn luyện giấc ngủ cho bé là cắt dần một cữ ngủ ngày của con và quan sát xem con có bị mệt hay không. Nếu con mệt, mẹ hãy dựa vào thời gian ngủ đêm hôm trước để đan xen giữa những ngày ngủ một cữ và hai cữ. 

Ngoài ra, mẹ cần rèn luyện giấc ngủ cho bé bằng cách cho con đi ngủ sớm hơn vào những ngày ngủ một cữ. Lâu dần, con sẽ thích nghi với sự thay đổi và hình thành nếp ngủ ổn định.

 

 

Cách xây dựng và thực hiện thói quen ngủ cho trẻ 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến việc rèn luyện giấc ngủ cho bé trở thành vấn đề nan giải với nhiều ba mẹ. Để đối mặt với cuộc chiến vào giờ đi ngủ thì cách dỗ bé 1 tuổi ngủ tốt nhất là thực hiện thói quen ngủ cho trẻ. 

Kiên trì thực hiện thói quen trước giờ ngủ

Ba mẹ có thể bắt đầu phương pháp này bất cứ lúc nào có thể. Thói quen trước giờ ngủ của trẻ 1 tuổi được lặp đi lặp lại hằng ngày sẽ giúp trẻ phần nào đoán được lịch trình tiếp theo, cụ thể là nằm xuống giường và đi ngủ. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn, bình tĩnh và ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Nếu bé cần giải phóng bớt nguồn năng lượng, mẹ hoàn toàn có thể cho con thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đừng để bé vận động quá lâu vì có thể con sẽ bị quá khích và không thể ngủ yên sau đó. 

Tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ là những hoạt động phù hợp. Những “thủ tục” quá phức tạp hoặc kéo dài quá lâu sẽ khiến con mệt mỏi và không thể tập trung vào nhiệm vụ chính là lên giường đi ngủ. 

Trước khi đi ngủ, bé sẽ nghe mẹ đọc truyện

Ba và mẹ hãy cùng con thực hiện các hoạt động trước giờ ngủ để con thấy vui vẻ và gắn kết hơn. Bé sẽ sớm nhận ra rằng mình cần đi ngủ sau khi hoàn tất các thủ tục như tắm nước ấm, mát-xa cơ thể, mặc quần áo ngủ, nghe nhạc hoặc đọc truyện. 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng xem tivi trước giờ ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ 1 tuổi. Nếu ba mẹ vẫn muốn cùng con xem tivi trước giờ ngủ, hãy giới hạn thời gian và cho con đi ngủ ngay sau đó. 

 

 

Thực hiện thói quen hằng ngày

Một thói quen cố định sẽ mang đến cho trẻ cảm giác an toàn và yên tâm. Nếu bé ngủ đủ giấc, ăn uống, vui chơi và sẵn sàng đi ngủ đúng giờ mỗi ngày thì mẹ sẽ không mất nhiều thời gian để dỗ con ngủ nữa.

Để bé đi ngủ đúng giờ, ba mẹ cần xây dựng lịch sinh hoạt bé 1 tuổi, trong đó bao gồm một cữ ngủ ngày. Các hoạt động trước giờ ngủ có thể đơn giản và ngắn hơn so với ban đêm. Sau một thời gian, trẻ sẽ xem ngủ ngày là một phần không thể thiếu trong lịch trình sinh hoạt hằng ngày của mình. 

Ngủ ngày giúp bé có đủ năng lượng để vui chơi và học tập

Ngoài việc rèn thói quen, mẹ cũng cần để ý đến thời gian ngủ của bé 1 tuổi. Ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ khiến trẻ khó ngủ ngon vào ban đêm. Tốt nhất, giấc ngủ ngày của bé không nên kéo dài quá 2,5 tiếng. Như vậy, con sẽ đủ mệt để ngủ ngon hơn vào buổi đêm. 

Nếu muốn con nhanh quen với thói quen này, mẹ có thể tham khảo bảng thời gian ngủ của trẻ và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với bé yêu. 

Những vấn đề về giấc ngủ của bé 12 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ đang bắt đầu học tập nhiều kỹ năng mới như đi, đứng và leo trèo. Sau những bài học mới, trẻ rất muốn luyện tập và thể hiện năng lực của bản thân mọi lúc, mọi nơi và với bất cứ ai. 

Mẹ chắc hẳn rất sốt ruột khi con bỗng dưng thức giấc vào giữa đêm và khó ngủ lại. Lúc này, phương pháp tốt nhất là tìm hiểu cách dỗ bé 1 tuổi ngủ và bí quyết làm thế nào để bé 1 tuổi ngủ xuyên đêm. 

Luyện ngủ là cách giúp bé tự trấn an khi ngủ mà không cần mẹ hỗ trợ quá nhiều. Các phương pháp luyện ngủ rất đa dạng, từ “khóc có kiểm soát” đến “ngủ không nước mắt”. Mẹ có thể  lựa chọn một phương pháp phù hợp nhất hoặc kết hợp nhiều phương pháp, miễn sao giúp con nhanh chóng ổn định giấc ngủ. 

Ngoài việc thức giấc vào ban đêm, bé cũng hay tỉnh dậy quá sớm vào buổi sáng. Do đó, mẹ nên giữ nguyên bảng thời gian ngủ để tránh nợ ngủ vì đây chỉ là sự thay đổi tạm thời. Con sẽ nhanh chóng quay lại thói quen ngủ như trước sau khi hoàn thành việc “tích lũy” các kỹ năng. 

Nguồn: Babycenter

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti [1-3 tuổi]: Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

• Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti [1-3 tuổi] giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Chủ Đề