Bé 8 tháng uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Giống như trẻ sơ sinh, các bé trên 1 tuổi đòi hỏi cao về lượng nước cần bổ sung vì vậy bạn phải chú ý bổ sung nước cho bé. Trẻ nhỏ [1-3 tuổi], nên uống 1 lít mỗi ngày.

Nước lọc, trà không đường hoặc nước trái cây pha loãng hoặc các loại nước từ rau củ [1 phần nước quả pha với 2 phần nước] đều rất phù hợp với các bé.

Uống các loại nước như cola hoặc nước có ga khác chứa quá nhiều đường cung cấp lượng lớn caloris và vì vậy chúng tôi không được khuyến khích bạn sử dụng các loại nước này cho bé. Các loại thức uống có đường hoặc chứa caffeine cũng không được cho bé sử dụng.

Cơ thể sử dụng nước để điều chỉnh nhiệt độ, loại bỏ chất thải và hỗ trợ lớp đệm cho tủy sống, khớp. Nước là một đồ uống lý tưởng bất kể tuổi tác vì giúp hydrat hóa mà không cần thêm calo, đường hoặc chất béo không cần thiết. Hầu như mọi cơ quan trong cơ thể đều cần được cung cấp đủ nước và điều này càng trở nên quan trọng hơn khi trẻ tập thể dục hoặc bị ốm.

Lượng chất lỏng mà trẻ cần uống phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, cân nặng và mức độ hoạt động thể chất của bé. Theo Viện Nhi khoa Mỹ [AAP], trẻ em trong độ tuổi biết đi, từ một đến 3 tuổi, nên cố gắng uống khoảng 2 đến 4 cốc nước [khoảng 470-950 ml]. Trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 8 cần khoảng 5 cốc và những trẻ trên 8 tuổi cần 7-8 cốc nước mỗi ngày để duy trì lượng nước trong cơ thể khỏe mạnh. Độ tuổi này bé trai sẽ cần uống nhiều nước hơn bé gái. Đơn vị đo một cốc nước ở đây được tính tương đương khoảng 240 ml.

Một số lưu ý

Tổng lượng nước ở trẻ cần bao gồm cả lượng sữa, cả ăn trái cây, rau củ và chất lỏng trong thức ăn của chúng. Sữa và nước trái cây là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi và vitamin C nhưng lại chứa đường và chất béo nên cần tiêu thụ với số lượng hạn chế.

Nước rất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể và mọi người cần uống đủ nước bao gồm cả trẻ nhỏ. Ảnh: Freepik

Trẻ em dưới 8 tuổi cần ít chất lỏng hơn một chút so với người lớn và trẻ lớn hơn nên cho con uống đồ lành mạnh trong bữa ăn hoặc vài ngụm nước lọc bất cứ khi nào chúng khát.

Những bé đang chơi hoặc vận động mạnh ngoài trời rất nóng sẽ cần nhiều chất lỏng hơn để bù đắp lượng chất lỏng mà cơ thể đã mất khi đổ mồ hôi. Hầu hết lượng chất lỏng mà bé uống phải là nước và lượng nước này sẽ tăng lên trong những tháng ấm hơn. Khi trời nóng hoặc nếu bé rất năng động và đổ mồ hôi, tùy thuộc vào cân nặng, con bạn có thể cần từ 120-470ml nước cứ sau 15 đến 20 phút trong lúc tập thể dục.

Nếu không chắc liệu con mình có uống đủ nước hay không, hãy để ý xem trẻ đi tiểu bao nhiêu và màu nước tiểu của trẻ ra sao. Trẻ uống đủ nước sẽ đi tiểu thường xuyên và nước tiểu sẽ trong. Trong trường hợp ngược lại, hãy coi đó là một dấu hiệu để tăng lượng chất lỏng của chúng.

Dấu hiệu trẻ bị mất nước

Cơ thể của trẻ nhỏ hơn với lượng nước dự trữ ít hơn nên có nguy cơ mất nước cao hơn trẻ lớn hơn và người lớn. Mất nước có thể gây hậu quả nghiêm trọng ở trẻ. Nếu con bạn mới biết đi chưa chủ động đòi uống khi thấy khát hay đang mắc các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy và nôn mửa thì việc trẻ bị mất nước có thể nhận biết thông qua một số triệu chứng.

Các dấu hiệu cảnh báo mất nước ở trẻ từ một đến 3 tuổi bao gồm: năng lượng thấp, tần suất đi tiểu ít hoặc nước tiểu có màu rất sẫm, khô môi hoặc da, dễ kích động và quấy khóc, da lạnh, không có nước mắt khi khóc, tăng nhịp tim...

Tình trạng mất nước diễn ra quá lâu có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe hoặc thậm chí tử vong, vì vậy hãy thường xuyên cung cấp đủ lượng chất lỏng khi con bạn hoạt động và cho con đi khám nếu nhận thấy những dấu hiệu này ở bé.

Trẻ có bị thừa nước?

Tình trạng thừa nước thực sự rất hiếm. Tuy không phổ biến nhưng nếu bé quá lạm dụng nước có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc nước. Trạng thái này có thể dẫn đến hạ natri máu, mất cân bằng natri nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Hạ natri máu ban đầu có thể trông giống như mệt mỏi và buồn nôn, sau đó tiến triển thành các triệu chứng như nôn mửa, sưng não, co giật, hôn mê hoặc tử vong.

Lợi ích của việc giữ nước là rất quan trọng nhưng một số bé không dễ dàng có thói quen này. Do đó, phụ huynh nên tập khuyến khích, tạo thói quen cho con cũng như giáo dục cho con biết tầm quan trọng của việc uống nước [với các bé lớn].

Theo  Thạc sĩ, Bác sĩ Châu Tố Uyên, khoa Tiêu hóa, bệnh viện Nhi đồng 1, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước trong ngày ở trẻ em như thời tiết nóng, mức độ hoạt động nhiều hay ít, tình trạng bệnh lý có sốt…Tuy nhiên, nếu trẻ em có sức khỏe bình thường thì các bậc cha mẹ chỉ cần tính lượng nước uống trong ngày của trẻ bằng cách đếm ly nước cho dễ nhớ, mỗi ly tương đương 250ml.

Trẻ 6 tuổi cần uống 6 ly nước mỗi ngày. Ảnh minh họa

Trẻ em ở từng độ tuổi sẽ có lượng nước uống như sau:

- Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, trẻ không nên uống thêm nước. Lượng nước cần thiết cho trẻ được đến từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức.

- Với trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi, lượng nước cần bổ sung cho trẻ có liên quan tới lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức mà trẻ đã được cung cấp. Ngoài ra, trình trạng dinh dưỡng tổng quát, yếu tố sức khỏe và tăng trưởng của trẻ cũng góp phần ảnh hưởng. Nguyên tắc chung của lượng nước uống trong độ tuổi này là từ nửa [1/2] ly đến một ly nước trong ngày [125ml đến 250ml].

- Với trẻ từ 1 tuổi đến 8 tuổi, lượng nước uống trong ngày được tính theo độ tuổi. Chẳng hạn: Trẻ một tuổi nên uống một ly nước trong suốt ngày, trẻ hai tuổi nên uống hai ly, trẻ 3 tuổi nên uống 3 ly…Cụ thể:

+ Trẻ 1 tuổi: 1 ly nước [1 ly =250ml]

+ Trẻ 2 tuổi: 2 ly nước

+ Trẻ 3 tuổi: 3 ly nước

+ Trẻ 4 tuổi: 4 ly nước

+ Trẻ 5 tuổi: 5 lý nước

+ Trẻ 6 tuổi: 6 ly nước

+ Trẻ 7 tuổi: 7 ly nước

+ Trẻ 8 tuổi trở lên: 8 ly nước

Đối với những trẻ sinh sống ở vùng khí hậu nóng hoặc khi trẻ chơi thể thao, chạy nhảy nhiều thì sẽ cần nhiều nước uống trong ngày hơn.

Trẻ không nên uống ừng ực nhiều nước một lúc mà nên uống từ từ, từng ngụm một. Ảnh minh họa

Nên tập cho trẻ thói quen uống nước một cách chủ động, uống nước ngay cả khi không khát, nên uống nước đã được đun sôi để nguội trong vòng từ 12 - 24 tiếng đồng hồ, không nên uống nước đã được để qua đêm.

Với những trẻ chơi thể thao, không nên uống nhiều nước một lúc mà nên uống từ từ, từng ngụm một vì đưa một lượng nước lớn vào cơ thể thì dạ dày sẽ không hấp thụ và chuyển hoá ngay được. Nước dễ bị tích tụ trong dạ dầy và đường ruột gây cảm giác khó chịu, buồn nôn và ảnh hưởng đến việc tiêu hoá.

Trẻ em rất thích uống nước trong khi ăn nhưng thói quen này không tốt cho sức khỏe vì trong khi ăn, dạ dày và ruột sẽ tiết dịch theo phản xạ có điều kiện. Khi nhai, khoang miệng cũng tiết ra nước bọt cùng với dịch vị trong dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn, làm cho các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn trở thành chất dễ được hấp thụ. Nếu trước, trong và sau khi ăn mà uống nhiều nước sẽ làm loãng dịch tiêu hóa và các dung môi trong dịch, ảnh hưởng đến sự hấp thu tiêu hóa thức ăn.

Trẻ 8 tháng cần uống bao nhiêu nước một ngày?

Trẻ sơ sinh từ 6 - 12 tháng tuổi: Nhu cầu nước của trẻ dưới 12 tháng tuổi [trên 6 tháng tuổi] là từ 200 - 300ml/ngày. Trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức pha theo đúng chỉ dẫn vẫn cung cấp đủ nước cho trẻ, chỉ cần bổ sung cho trẻ lượng nước vừa phải, phù hợp với loại thức ăn khô hoặc đặc mà trẻ nạp vào.

Bé 9 tháng uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Trẻ em 6 – 12 tháng tuổi có nhu cầu nước khoảng 100m/kg cân nặng cơ thể trong 1 ngày [kể cả sữa], ví dụ nếu bé nặng 9kg cần 900ml nước, lượng sữa bé uống trong ngày vào khoảng 600ml sữa thì cha mẹ cần bổ sung thêm 300ml nước cho con, có thể cho bé uống nước đun sôi để nguội, nước ép hoa quả tươi, nước luộc rau củ...

Trẻ 8 tháng nên uống nước gì?

Trẻ 6-12 tháng tuổi cần cho uống số lượng nước là 100ml/kg/ngày, kể cả sữa, nước canh, nước rau, nước trái cây... Chẳng hạn, trẻ nặng 8kg cần cho uống 800ml nước, nếu trẻ đã uống được 600ml sữa rồi thì cần cho uống 200ml nước/ngày gồm nước đun sôi để nguội, nước canh, nước rau luộc, nước ép trái cây…

Trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu nước là đủ?

Trẻ trên một tuổi nếu đạt thể trọng 10 kg thì có thể uống khoảng 1 lít nước một ngày. Với mỗi kí tăng thêm thì cần bổ sung 50 ml nước. Ví dụ trẻ nặng 12 kg thì cần: 1000 ml + [2 x 50 ml]= 1,100 ml tức là 1,1 lít nước/ngày.

Chủ Đề