Bé cứ uống sữa công thức la nôn

LÀM MẸChăm sóc bé từ 0 - 12 tháng

Chào các mẹ! Bé nhà e được 4 tháng rưỡi nặng 6kg9. E sinh mổ nên lúc mới sinh 3 ngày đầu chưa có sữa e cho bé uống sữa friso gold1. Bé uống bình thường. Từ ngày thứ 4 e bắt đầu có sữa nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn đến giờ, khoảng 1 tháng nay sữa e ngày có nhiều ngày có ít dù e ăn uống nhiều và đầy đủ, bé thì cũng có hôm bú ít hôm bú nhiều, tình trạng sữa thất thường nên e lo có lúc mất sữa hoặc k còn đủ sữa con bú, và khi qua 6 tháng nghe nói sữa mẹ ko còn đc như 6 tháng đầu nên e tập bé bú sữa ngoài. Lần đầu bú sữa ngoài e cho bé bú lại loại sữa lúc mới sinh bé uống [ friso ] khoảng 1 tiếng sau bé nôn nhiều và mấy tiếng sau bé vẫn nôn[ hôm đó bé bú khoảng 50ml vào buổi sáng, sau đó là bú sữa mẹ ] ngày hôm sau bé bú mẹ hoàn toàn lại và ko nôn ọc nữa. Mấy hôm sau cho bé bú lại sữa ngoài 1 ít hơn 1 tiếng sau bé lại nôn. Mấy ngày sau e đỏi sữa similac cho bé uống. Buổi chiều đó bé uống tầm 20ml thôi. Nhưng tầm 30p sau bé nôn ọc, dù sau đó e cho bé bú sữa mẹ lại hoàn toàn nhưng cả đêm đó bé cứ nôn cả chục lần, đang ngủ cũng nôn, vừa buồn ngủ vừa nôn, nhìn mặt đờ đẫn, xót lắm, e nghĩ bé ko hợp sữa đó nên k cho bé uống nữa. 1 tuần sau e đổi tập cho bé uống bằng thìa vài muỗng sữa glico lúc 8h sáng. Tầm 10h e cho bé bú sữa mẹ xong ợ hơi rồi bé đi ngủ, khi ngủ dậy chơi 1 lúc bé nôn nhiều gần như hết sữa cả buổi sáng.Giờ e ko biết phải làm sao nữa. Nếu con e dị ứng sữa bò thì 3 ngày đầu sau sinh bé uống sữa CT đâu có bị gì. E tập cho bé uống rất ít để cho quen dần thôi mà vẫn bị vậy. Giờ e đang lo ko biết có nên tiếp tục tập cho con uống nữa ko. Xin các mẹ tư vấn giúp. E nói dài dòng quá mong các mẹ thông cảm. E cảm ơn các mẹ nhiều

Đọc và tìm hiểu cách xử lí khi trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài bị trớ sẽ giúp bạn tự tin hơn trong hành trình nuôi con nhỏ.

Hiện tượng trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài bị trớ sữa là như thế nào?

Trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài bị trớ sữa hay còn gọi là ọc sữa hoặc sựa sau khi ăn sữa ngoài, là hiện tượng khá phổ biến trong những tuần đầu sau sinh từ việc ăn quá no, vặn mình sau khi bú, khi trẻ quấy khóc hay rối loạn tiêu hóa, dị ứng sữa công thức.

Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài bị trớ

Trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài bị trớ do tuổi và giai đoạn phát triển của bé. Ống thức ăn của con [thực quản] nối miệng với dạ dày có một van mở ra để cho sữa vào, và đóng để giữ nó đi xuống.

Khi em bé chỉ vài tuần tuổi, ống thức ăn ngắn và hẹp. Van ở lối vào dạ dày vẫn chưa hoàn thiện, và nó nằm ngay phía trên cơ hoành của trẻ, cơ này trải dài trên bụng anh ấy. Đây là những lý do tại sao van có thể mở dễ dàng cho sữa trào ra [trẻ bị trớ].

Khi bụng của bé đầy, sữa và axit có thể quay trở lại ống dẫn thức ăn, khiến bé khó chịu. Bạn có thể sẽ nhận thấy khi điều này xảy ra khi trẻ bị trớ, nhưng đôi khi em bé có thể tự nuốt sữa, hoặc nó có thể không đến được tới miệng.

Hãy nhớ rằng dạ dày của bé vẫn còn nhỏ, vì vậy có thể không thể giữ được nhiều sữa cùng một lúc. Ở giai đoạn này, có lẽ bé nằm rất nhiều, điều này giúp sữa dễ dàng quay trở lại hơn. Đây cũng là lý do tại cho trẻ bú với lượng sữa vừa phải và thường xuyên sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất và có thể giúp giảm hiện tượng trớ sữa.

Trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài bị trớ còn liên quan đến một tình trạng khác khiến hệ tiêu hóa của bé hoạt động chậm hơn. Điều này có thể là do dị ứng sữa ngoài.

Các dấu hiệu trẻ bị dị ứng với sữa công thức

Yếu tố chủ yếu gây dị ứng hệ tiêu hóa ở trẻ em khi bắt đầu bú sữa công thức là vì thành phần đạm chứa trong sữa bò có trong hầu hết các loại sữa công thức.

Số lượng trẻ em bị dị ứng với sữa công thức rất cao, khoảng 50% trẻ bị mắc phải bệnh dị ứng. Dấu hiệu rõ ràng nhất khi bé bị dị ứng với sữa công thức là nổi mẩn đỏ, phát ban, da khô và bong tróc vảy, đặc biệt là ở phần trán và hai bên má.

Các dấu hiệu trẻ bị dị ứng với sữa công thức

Một số triệu chứng không đáng kể, mà bạn rất khó nhận biết được như bé quấy khóc liên tục, tỏ ra khó chịu một cách rõ ràng. Bụng của bé có thể bị chướng, đầy hơi và đau bụng. Bạn cũng có thể nhìn thấy những chấm tròn đỏ xung quanh khu vực ruột của bé, đó là dấu hiệu của kẽm oxit không được làm sạch.

Một dấu hiệu khác mà bạn có thể dễ dàng phát hiện thấy khi bé bị dị ứng sữa công thức là sự thay đổi tình trạng đi ngoài và phân của bé. Bé có thể đi phân rất chặt hoặc phân rất lỏng, đi ngoài dạng nước, và rất nặng mùi.

Mặc dù trẻ nhỏ thường hay nôn, trớ sữa nhưng bạn có thể để ý thấy bé ăn sữa công thức bị trớ sữa nhiều hơn bình thường.

Thay đổi chế độ ăn của trẻ. Thay thế, giảm dần và loại bỏ sữa công thức ra khỏi chế độ ăn của trẻ sơ sinh là cách làm hiệu quả nhất để loại bỏ vấn đề trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài bị trớ và thay thế bằng việc nuôi con bằng sữa mẹ. Bởi vì sữa mẹ có chứa nhiều đạm Whey dễ tiêu hóa, phù hợp cho cơ thể trẻ. Khi cho con bú nhiều lần và thường xuyên, thì không những trẻ giảm thiểu tối đa tình trạng bị trớ, mà mẹ sẽ tiết thêm nhiều sữa và đẩy lùi được nhiều loại bệnh tật như thề cả 2 mẹ con đều có lợi.

Không nên cho bé ăn lại ngay sau khi bé trớ ra, điều này có thể dẫn đến việc cho bé ăn quá nhiều và trớ nhiều lần hơn.

Hãy thử cho trẻ sơ sinh ăn ít hơn, thường xuyên hơn bằng cách giảm bớt một chút thời gian cho con bú và bổ sung thêm vài cữ bú mẹ trong ngày.

Hãy dành thời gian để vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh. Các động tác vỗ ợ hơi thường xuyên trong và sau khi cho ăn có thể giúp đẩy lùi không khí tích tụ trong dạ dày của bé.

Đặt bé ngủ nằm ngửa. Hầu hết các em bé nên được đặt ngủ với tư thế nằm ngửa, ngay cả khi chúng dễ bị trớ sữa hay không.

Cho bé ăn ở tư thế đầu cao hơn người. Đồng thời giữ em bé trong tư thế ngồi trong 30 phút sau khi cho bú, nếu có thể. Trọng lực có thể giúp sữa trong dạ dày ở lại nơi chúng thuộc về. Cần tránh không xô đẩy hoặc lắc lư bé trong khi thức ăn đã lắng xuống.

Thuốc trị trào ngược không được dùng cho trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài bị trớ mà không gây ra biến chứng. Những loại thuốc này có thể ngăn chặn sự hấp thụ canxi và sắt, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột và đường hô hấp của trẻ.

Tóm lại để điều trị và ngăn ngừa trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài bị trớ, cách hiệu quả nhất là cho trẻ ăn sữa mẹ và bú mẹ hoàn toàn kết hợp với cho ăn đúng cách cũng như thực hiện vỗ ợ hơi trong và sau khi bú.

Trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị nôn trớ là do đâu?

Chủ Nhật ngày 08/05/2022

  • Trẻ sơ sinh bị nôn trớ có nguy hiểm không?
  • Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa
  • Trẻ sơ sinh bị nôn trớ ra dịch màu vàng có nguy hiểm không?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh nhưng do cơ địa mà khá nhiều mẹ bầu không thể hoặc không đủ sữa để đáp ứng nhu cầu của trẻ và phải đến dùng sữa công thức. Đây là giải pháp thay thế hoàn hảo, giúp bảo đảm dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh tuy nhiên nhiều mẹ bầu vẫn không yên tâm khi cho con dùng sữa công thức, một trong những lý do chính là hiện tượng nôn trớ của trẻ.

Bé con bị ọc sữa, nôn trớ khi sử dụng sữa công thức là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Nôn ra sữa có thể khiến trẻ hoảng sợ và quấy khóc nhiều hơn. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này nhé!

Sữa công thức cho trẻ sơ sinh là gì?

Sữa công thức [Baby formula] có thành phần công thức hóa học giống với sữa mẹ nên có thể thay thế một phần hoặc hoàn toàn sữa mẹ để làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi. Được sản xuất trong điều kiện vô trùng và chứa những thành phần dinh dưỡng tương tự như sữa mẹ, bao gồm protein, chất béo, đường, vitamin và các khoáng chất thiết yếu, đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ nhỏ. Sữa công thức cũng được chia ra làm nhiều loại như sữa dạng bột, sữa dạng lỏng hay sữa dùng ngay. Ngoài ra cũng có cách phân loại sữa theo công thức và theo độ tuổi sử dụng của trẻ. Nhìn chung, thị trường sữa công thức cho trẻ sơ sinh khá đa dạng, đáp ứng đầy đủ mục đích, nhu cầu của mẹ và bé.

Sữa công thức có thành phần công thức hóa học giống với sữa mẹ

Trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị nôn trớ là do đâu?

Mặc dù sữa công thức cũng không quá khác với sữa mẹ, nhưng vẫn có trường hợp trẻ sơ sinhbị nôn trớ khi uống nên khiến không ít mẹ bầu lo lắng.

Nguyên nhân sinh lý

Thực tế, trong giai đoạn từ 1-2 tháng tuổi đầu, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn yếu, van dạ dày chưa hoạt động ổn định nên vẫn rất dễ khiến trẻ nôn trớ nhiều khi bú sữa. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân dưới đây:

  • Mẹ cho bé bú quá nhiều, dạ dày không tiêu hóa kịp khiến sữa bị trào ra ngoài.

  • Trẻ hút quá nhiều không khí trong bình sữa vào trong bụng nên dễ gây đầy hơi.

  • Núm vú của bình bú quá to so với miệng của bé, sữa chảy quá nhanh khiến trẻ dễ bị ọc sữa.

  • Tư thế cho con bú không đúng, hãy ngồi thoải mái và bế trẻ vào theo tư thế dốc [đầu luôn cao hơn phần còn lại của cơ thể], không để trẻ nằm nghiêng vì có thể gây ọc sữa.

  • Trẻ bị nhạy cảm với một số thành phần trong sữa đang sử dụng, pha sữa không đúng cách, quá đặc hoặc quá lỏng.

Tư thế cho con bú không đúng có thể làm trẻ bị ọc sữa

Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh đó, nếu nhận thấy trẻ nôn trớ sữa kèm theo một số triệu chứng bất thường, các mẹ cũng cần lưu ý vì có thể bé đã mắc một bệnh lý nào đó.

  • Trẻ nôn sữa liên tục kể cả khi không bú hoặc nôn ra rồi bú, bú xong lại nôn: Khả năng trẻ mắc dị tật liên quan tới đường tiêu hóa như hẹp thực quản, tá tràng,...

  • Trẻ bất ngờ ói, đang bú bình thường thì ưỡn bụng, khóc thét, bụng có thể nổi phồng lên: nguy cơ mắc bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên: Có nguy cơ trẻ gặp phải một số bệnh tiêu hóa như lồng ruột, tắc ruột,...

  • Trẻ sơ sinhbị nôn trớ nhiều, thường xuyên quấy khóc nửa đêm, vặn mình, giật mình hay co giật: Tình trạng này có thể xảy ra khi trẻ bị thiếu canxi.

Trẻ ọc sữa, quấy khóc, hay giật mình do thiếu canxi

Chọn sữa công thức cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Thị trường sữa công thức hiện nay vô cùng đa dạng, từ nhãn hiệu, giá cả, công dụng đến đối nên đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của phụ huynh. Tuy nhiên, cũng chính sự đa dạng này mà khiến không ít người tiêu dùng cảm thấy bối rối khi tìm kiếm sản phẩm. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây để chọn mua sữa công thức an toàn, thích hợp cho bé con nhà mình.

  • Kiểm tra nhãn hiệu, bao bì, nguồn gốc xuất xứ để xem có phải hàng chính hãng hay không. Sữa công thức phải sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt. Cha mẹ nên chọn mua sản phẩm đã được các tổ chức y tế, dinh dưỡng công nhận về chất lượng.

  • Kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng có trong sản phẩm. Sữa công thức nên chứa đủ protein, chất béo, glucose, DHA, ARA, vitamin và những khoáng chất cần thiết khác để trẻ phát triển toàn diện, không chỉ tăng chiều cao, tăng cân mà còn giúp nâng cao sức đề kháng, bổ trợ trí não, củng cố hệ miễn dịch. Đây là các yếu tố vô cùng quan trọng, đem lại nguồn dinh dưỡng đảm bảo, chất lượng cho trẻ trong những năm đầu đời tương tự như sữa mẹ.

  • Trước khi cho con sử dụng bất kỳ loại sữa công thức nào, mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ. Đặc biệt là ở những bé sinh non hay gặp các vấn đề về tiêu hóa, sữa công thức của các bé thường có nhiều tiêu chuẩn khác biệt khi dùng.

  • Khi pha sữa cho bé, phụ huynh nên vệ sinh sạch sẽ những dụng cụ liên quan, pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn sử dụng, đồng thời luôn kiểm tra màu sắc, mùi vị của sữa để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ.

Vệ sinh sạch sẽ những dụng cụ pha sữa vàpha đúng tỷ lệ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ khi uống sữa công thức, có thể vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, thao tác cho bú sai hay do chính sản phẩm sữa đang sử dụng. Các mẹ có thể tham khảo các cách chọn sữa công thức an toàn, chất lượng ở trên để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé yêu nhà mình nhé!

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • trẻ sơ sinh
  • trẻ bị nôn trớ
  • chăm sóc trẻ

Video liên quan

Chủ Đề