Bé hay bị ọc sữa phải làm sao

Skip to content

Bất kỳ cha mẹ nào cũng lo lắng sợ hãi khi con mình bị ọc sữa, nôn trớ. Bình thường, tình trạng này sẽ được cải thiện khi bố mẹ chú ý thay đổi lối sống và thói quen ăn uống của trẻ. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn diễn ra bố mẹ có thể khắc phục ngay bằng những cách sau đây sẽ rất hiệu quả đấy ạ!

1. Những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị ọc sữa

– Đối với trẻ được khoảng 1 đến 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Khi bú trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no, sau đó nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ dễ bị ọc sữa.

– Mẹ cho bé bú sữa quá nhiều khiến cho dạ dày không kịp tiêu hóa khiến sữa bị trào ra ngoài

Nếu mẹ đã có biện pháp khắc phục nhưng tình trạng ọc sữa, nôn trớ ở trẻ vẫn cứ tiếp diễn hoặc nếu bé bị ọc sữa, nôn trớ kèm theo một số dấu hiệu khác thì mẹ cần lưu ý bởi rất có thể bé bị một bệnh lý nào đó.

– Khi trẻ có biểu hiện ọc sữa liên tục mặc dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra thì rất có thể trẻ bị các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng…

– Trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên thì có thể trẻ bị một số bệnh đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi.

– Trẻ bị ọc sữa kèm theo vặn mình, giật mình hay co giật, quấy khóc ban đêm thì là do trẻ bị thiếu canxi.

2. Cách chữa ọc sữa ở trẻ

Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng và yên lặng sau khi ăn

Đối với trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ, nguyên tắc cơ bản cần làm là giữ cho dạ dày của trẻ hướng xuống. Đặt bé ngồi trên đùi của bạn với đầu của bé dựa vào ngực bạn. Giữ bé trong tư thế này suốt 30 phút sau khi ăn.

Cho trẻ ăn theo liều lượng nhỏ và thường xuyên

Hãy cho bé ăn với số lần gấp đôi lên nhưng lượng sữa mỗi lần ăn giảm đi một nửa. Sữa đi vào dạ dày bé với lượng nhỏ sẽ giúp bé tiêu hóa dễ dàng và nhanh chóng hơn, tránh việc bị nôn trớ.

Để bé ngủ ở tư thế dễ chịu

Trẻ bị ọc sữa, nôn trớ thường xuyên hay bị tỉnh giấc giữa đêm vì trẻ nằm ngửa không tạo ra trọng lực cần thiết để giữ thức ăn xuống. Nếu bé yêu nhà bạn vẫn ngủ tốt thì không cần phải thay đổi nếp ngủ của bé.

Bé hay bị ọc sữa phải làm sao

Cho bé nằm quay về bên trái, vị trí mà lối vào của dạ dày cao hơn lối ra của dạ dày, sẽ giữ cho thức ăn không bị trào ngược lên. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, nếu thấy bé trằn trọc, không yên giấc (hay tỉnh giấc và quấy khóc, đau bụng, ợ trớ và hơi thở có mùi chua), hãy nâng phía đầu nôi hoặc cũi của bé lên theo góc khoảng 30 độ. Độ nghiêng nhẹ của vị trí bé nằm sẽ giúp giảm bớt khả năng bé bị nôn mửa, ọc sữa ban đêm.

Mặc dù vị trí an toàn nhất là để bé nằm ngửa nhưng nếu bé không thể nằm ngủ ở vị trí này, hãy dỗ bé nằm quay về bên trái, vị trí mà lối vào của dạ dày cao hơn lối ra của dạ dày, giữ cho thức ăn không bị trào ngược lên.

Tránh tuyệt đối khói thuốc lá, nhân tố gây ra và khiến cho chứng nôn trớ ở trẻ càng trầm trọng hơn bởi khói thuốc kích thích cơ thể tiết axit – dịch vị trong dạ dày.

Để trẻ mặc bỉm,tã lỏng, thông thoáng để giảm thiểu áp lực lên vùng bụng của trẻ. Không thay bỉm, tã cho trẻ sau khi ăn bởi đặt trẻ nằm ngửa hoặc để trẻ vặn mình trong khi thay tã càng dễ gây ra nôn trớ.

Thay đổi độ đặc của sữa công thức

Nếu bé đang uống sữa công thức, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc pha sữa công thức đặc hơn một chút cho phù hợp. Sữa công thức đặc hơn sẽ giảm thiểu tần suất trẻ bị ọc sữa. Lưu ý, không tự tiện thay đổi công thức pha sữa cho trẻ khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

Nếu những biện pháp trên vẫn không giúp tình trạng ọc sữa, nôn trớ ở trẻ được cải thiện, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lí kịp thời.

3. Cách vỗ lưng cho bé khi bị ợ hơi và ọc sữa

Bé hay bị ọc sữa phải làm sao

Tư thế 1: Bế bé theo tư thế thẳng, đầu và mặt tựa vào vai mẹ. Nhẹ nhàng xoa phía sau lưng cho bé dễ chụi. Nếu bé không phản ứng gì mẹ có thể vỗ nhẹ sau lưng. Thực hiện, nhấc cao tay rồi vỗ nhẹ lại cho bé là được. Đế đề phòng bé bị ọc sữa và nôn trớ, mẹ có thể kê thêm 1 chiếc khăn chuyên dùng để chăm sóc trẻ sơ sinh trên vai trước khi thực hiện.

Tư thế 2: Đặt bé với tư thế nằm úp trên đùi mẹ. Tư thế này giúp bé vừa có thể ngủ ngon, vừa được mẹ xoa nhẹ lưng để giải phóng khí đang mắc kẹt trong dạ dày.

Tư thế 3: Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, sau khi cho bé bú được tầm 60ml sữa, mẹ có thể giữ bé bằng hai tay, một tay đặt trước ngực, một tay đặt sau lưng bé. Khi mẹ dịu dàng nhấc bé lên, khí trong người bé sẽ hoàn toàn được giải phóng, qua đó ngừa được việc bé nôn trớ, đầy hơi.

Tư thế 4: Nếu không dùng những cách trên, mẹ có thể thử bế bé lên vai với một tay giữ phần mông và khum tay còn lại xoa hoặc vỗ nhẹ lên lưng trong khoảng 5-15 phút. Nếu bé có dấu hiệu ợ hơi ra ngoài là thành công rồi mẹ nhé.

Lưu ý nhỏ: Nên có khoảng thời gian vỗ ợ hơi nhất định trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh để bé quen dần (tốt nhất là sau mỗi lần bé bú 60ml sữa hoặc khi chuyển từ bầu vú này sang bên còn lại).Mẹ có thể chuẩn bị một chiếc khăn nhỏ lót ở dưới cổ bé trước khi vỗ ợ hơi, vừa giúp bé cảm thấy mền mại mà còn vệ sinh khi chẳng may ọc sữa mẹ nhé.

Bé hay bị ọc sữa phải làm sao

Bé hay bị ọc sữa phải làm sao

Bé hay bị ọc sữa phải làm sao

Bé hay bị ọc sữa phải làm sao

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa về đêm luôn khiến các mẹ phải lo lắng. Nếu không phát hiện và chữa kịp thời thì điều này thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Vậy phải làm gì để giải quyết vấn đề này? Hãy cùng tham khảo các thông tin hữu ích từ bài viết bên dưới nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa về đêm

Trẻ bị ọc sữa do sinh lý

Trẻ sơ sinh thường có một hệ tiêu hoá yếu, những van trong hệ thống dạ dày chưa đồng bộ hết. Khi bú trẻ thường có hiện tượng nuốt thêm hơi, điều này dẫn đến trẻ bị no. Khi mẹ đặt bé nằm ở tư thế nằm nghiêng thì trẻ sẽ dễ dàng bị ọc sữa. Ngoài ra, nhiều bà mẹ muốn cho con ăn no vì sợ con đói nên sữa trong dạ dày sẽ bị trào ra trong khi bé ngủ. 

Trẻ bị ọc sữa do bệnh lý

Bên cạnh những tác nhân về sinh lý thì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa hoặc nôn trớ thì mẹ nên cẩn thận vì có thể trẻ mắc phải những bệnh lý sau đây:

  • Trẻ có hiện tượng ọc sữa liên tục, ói rồi bú, bú lại ói cứ lặp đi lặp lại thì rất có thể trong hệ thống tiêu hoá của trẻ xuất hiện những dị tật như hẹp thực quản hay hẹp tá tràng.

  • Trẻ đột nhiên khóc thét lên hoặc nôn ói khi đang bú thì chắc chắn trẻ gặp vấn đề về tắc ruột hoặc lồng ruột. Thậm chí bụng của trẻ còn bị nổi phồng lên khiến các mẹ lo lắng. Trường hợp này thường gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi.

  • Thiếu canxi cũng khiến cho trẻ bị ọc sữa vào ban đêm, kèm theo hiện tượng vặn, co hay giật mình.

Bé hay bị ọc sữa phải làm sao

Bụng phồng to ở trẻ sơ sinh là do hiện tượng ọc sữa hoặc nôn trớ nhiều gây ra

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa về đêm có nguy hiểm không? 

Đối với trẻ sơ sinh thì hiện tượng ọc sữa, nôn trớ là một điều hết sức bình thường. Vì đây là khoảng thời gian hệ tiêu hoá và các chức năng trong dạ dày chưa phát triển toàn diện. Khi ăn xong bé hay vặn người hoặc bị người lớn bế lên nhiều lần khiến bé khó chịu và trớ ra ngoài. Tất nhiên điều này sẽ khiến bé bị giật mình và khóc thét. Nếu bé vẫn khoẻ mạnh và tiếp tục lên cân thì các mẹ không phải lo lắng quá nhiều về hiện tượng này cũng như dùng các biện pháp đẩy lùi đặc biệt nào.

Bé hay bị ọc sữa phải làm sao

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa về đêm không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng nên có biện pháp chăm sóc bé cẩn thận 

Như đã nói bên phía trên, ngoài tác nhân sinh lý thì các mẹ cần phải để ý xem bé có mắc phải những bệnh lý khác không. Bởi vì nhiều khi trẻ ọc sữa quá nhiều không phải ăn uống no mà do bị virus tấn công trong dạ dày của bé. Bé càng lớn mà hiện tượng ọc sữa, nôn trớ càng trở nên nghiêm trọng thì cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để khám ngay. Vì rất có thể bé gặp phải tình trạng viêm nhiễm ở hệ hô hấp hay tiết niệu. Tình trạng của bé sẽ trở nên nghiêm trọng như đau bụng quằn quại, bụng phồng to, miệng khô, co giật,...

Để giải quyết tình trạng này thì chúng ta cần phải biết được nguyên nhân của vấn đề. Nguyên nhân phổ biến nhất của ọc sữa, nôn trớ là do mẹ cho bé bú quá nhiều dẫn đến bé bị no. Trong trường hợp này thì mẹ cần giảm lượng sữa tiêu thụ của bé cũng như cho bé bú ít hơn.

Nếu bé bị ọc sữa và trớ do thiếu hụt canxi thì mẹ nên bổ sung canxi cho bé theo chỉ định của bác sĩ sao cho an toàn nhất. Tránh trường hợp thừa canxi.

Giải pháp tránh ọc sữa về đêm ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng ọc sữa ở các bé sơ sinh rất phổ biến, nếu không liên quan đến bệnh lý thì mẹ chỉ cần chú ý cẩn thận trong cách chăm sóc bé:

  • Sau khi ăn không được nhấc bổng trẻ lên mà cần giữ trẻ trong tư thế thẳng đứng và yên lặng. Lúc này bé cần thời gian để nghỉ ngơi và tiêu hoá tránh bé đang no mà bị bế xốc hay đặt nằm xuống ngay lập tức bé sẽ bị ọc sữa và nôn trớ.

  • Khi bé xuất hiện tình trạng ọc sữa hay nôn trớ mẹ đừng quá lo lắng. Lúc này việc cần làm là giữ cho dạ dày của trẻ hướng xuống. Mẹ có thể đặt bé ngồi trên đùi và để đầu bé dựa vào ngực. Giữ bé trong tư thế này trong khoảng 30 phút để bé có thời gian tiêu hoá.

  • Các mẹ không nên có suy nghĩ cho bé ăn càng nhiều thì bé sẽ càng khoẻ mạnh. Mẹ cần phân chia bữa ăn theo liều lượng nhỏ và ăn thường xuyên. Hệ tiêu hoá cũng như dạ dày của bé chưa đủ phát triển hết. Lúc này thì việc hấp thụ lượng thức ăn nhỏ sẽ khiến bé tiêu hoá dễ dàng hơn bao giờ hết. Ví dụ như thay vì cho bé bú no trong một lần bú thì mẹ nên cho bé bú vừa phải và tăng số lần bú lên cho bé.

  • Tư thế ngủ cũng là nhân tố giúp giảm số lần ọc sữa cho bé. Vì thế mẹ hãy đặt bé ở tư thế ngủ dễ chịu nhất, dễ dàng cho việc tiêu thụ thức ăn cho bé.

  • Khi đóng tã hay bỉm, mẹ đừng nên đóng chặt quá. Vì khi đóng chặt, bụng của bé sẽ có áp lực khiến cho bé bị khó chịu. Khi ngủ bé thường vặn vẹo nhiều lần nên sẽ khiến cho bé bị ọc sữa.

  • Không phải pha sữa càng loãng thì bé sẽ càng dễ tiêu hoá hơn. Nếu bé đang uống sữa bột thì mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về công thức pha sữa. Tần suất ọc sữa hay nôn trớ của bé sẽ giảm nếu bé được cho sử dụng sữa với công thức đặc hơn.

  • Bổ sung canxi cho bé là rất cần thiết nếu tình trạng ọc sữa và nôn trớ xảy ra thường xuyên. Khi bé được cung cấp đủ lượng canxi thì khi ngủ bé sẽ không hay vặn mình và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

  • Mẹ phải ngừng cho bé bú ngay khi bé đột nhiên khóc thét. Vì lúc này có thể là do bé nuốt quá nhiều hơi khiến dạ dày của bé bị căng.

Bé hay bị ọc sữa phải làm sao

Tư thế cho bé bú sữa đúng cách cũng rất quan trọng để tránh gây ra tình trạng ọc sữa

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa vào ban đêm nên mẹ cần phải tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho trẻ. Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các mẹ bớt được một chút áp lực cũng như khó khăn trong việc chăm sóc bé. 

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp