Bẻ khớp lưng có tốt không

Chắc chắn mọi người đều đồng ý rằng chúng ta đã từng đôi lần có thói quen vặn lưng khi bị mỏi hoặc khi ngồi quá lâu một chỗ. Và khi lưng được "chỉnh đốn", phần cột sống phát ra tiếng kêu răng rắc rất vui tai.

Kết quả là bạn thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Nhưng nhiều người lại thắc mắc nếu cứ mãi duy trì thói quen này trong thời gian dài thì có gây hại gì cho sức khỏe của xương khớp không.

Bẻ khớp lưng có tốt không

Thói quen vặn lưng khi bị mỏi: Lợi hay hại?

Theo các chuyên gia xương khớp, về cơ bản, vặn lưng không phải là một việc làm có hại cho sức khỏe khi mang lại một số lợi ích nhất định như: Giúp cột sống lưng bớt tê mỏi, tránh được tình trạng cứng khớp khi ngồi quá lâu 1 chỗ.

Hành động này cũng tác động tích cực đến các dây thần kinh cảm giác và gân cơ giúp các bộ phận này được thư giãn và làm cho xương khớp vận động trơn tru hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên vặn lưng và hình thành thành một thói quen thì lại là một câu chuyện khác.

"Vặn, bẻ hoặc tự điều chỉnh bất kỳ khớp xương nào trong cơ thể đều không có lợi nếu thực hiện một cách thường xuyên. Các khớp xương được cấu tạo từ các dây chằng, gân và các cấu trúc mô mềm khác có thể bị mòn dần theo thời gian.

Bất kỳ tác động nào quá lớn hoặc thường xuyên cũng có thể đẩy nhanh quá trình mòn khớp". Christopher Anselmi, chuyên gia y khoa chữa bệnh bằng phương pháp nắn xương khớp tại Bệnh viện Special Surgery’s Integrative Care Center (New York, Mỹ) giải thích.

  • Những sai lầm khiến bạn có thể bị vẹo xương, gù lưng, hỏng dáng

Cũng giống bẻ khớp ngón tay và ngón chân, khi vặn lưng, bạn có thể nghe thấy âm thanh "rắc rắc" phát ra không phải do bị nứt, gãy xương hay sụn.

"Âm thanh răng rắc là do sự chuyển động của các đốt xương sống. Tiếng răng rắc cũng là do bong bóng khí trong dịch khớp bị vỡ tạo ra vì khớp có chứa các chất lỏng và chất khí như nitrogen, carbon dioxide.

Khi chất lỏng bị tác động bởi một lực mạnh sẽ tạo ra các lỗ nhỏ để khí thoát ra và phát ra âm thanh”, bác sĩ xương khớp Chris Vargas đến từ Mỹ cho biết.

Theo bác sĩ Vargas, lưng có xu hướng vặn nghe răng rắc sau khi bạn ngồi lâu ở một tư thế cố định, đặc biệt là khi khom lưng hoặc các tư thế mà đốt sống bị dồn ép lại.

Mặc dù vặn lưng là một hành động bột phát nhưng nhiều người lại thực hiện có chủ đích.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011 cho thấy không chỉ mang lại cảm giác thoải mái, việc vặn lưng tạo ra âm thanh rắc rắc còn giúp cơ thể sản xuất hoóc-môn endorphin, một chất tạo cảm giác vui vẻ và giảm đau.

Thế nhưng, các chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên vặn lưng thường xuyên. Vì vặn lưng thường xuyên có thể gây ra chứng đau lưng mạn tính, khiến đĩa đệm ở giữa các đốt sống và dây thần kinh xương sống bị tổn thương.

Và nếu liên tục cảm thấy đau mỏi và muốn vặn lưng, bạn nên đi khám chuyên khoa xương khớp bởi có thể đây là biểu hiện của tình trạng bệnh lý cần phải điều trị.

Hướng dẫn tập thay cho động tác vặn lưng

Nếu có thói quen vặn lưng để giảm bớt đau và mỏi lưng, bạn nên giảm bớt tần suất thực hiện động tác này. Còn không, bạn nên thay thế bằng các bài tập kéo dãn đơn giản hoặc tập thể dục nhẹ nhàng, những cách an toàn để giảm cơn đau mỏi ở lưng.

Ngoài ra, bạn có thể tắm nước ấm, cũng khá hiệu quả. Sau khi lau khô người, bạn hãy từ từ cúi thấp người xuống và giữ nguyên động tác trong 15-30 giây. Nếu tình trạng đau mỏi lưng nghiêm trọng, bạn có thể tập 5 phút/lần và vài lần/tuần.

Bẻ khớp lưng có tốt không

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng bài tập nằm xuống sàn nhà, đầu gối gập ở góc 90 độ. Bạn để một con lăn ở dưới vai, vuông góc với cơ thể. Nâng hông cao và tay vòng trước ngực. Bạn dùng chân để di chuyển cơ thể trước và sau.

TTO - Tiếng kêu rắc rắc làm cho người xem có cảm giác sợ, tưởng xương khớp bị gãy. Thế nhưng nhiều TikToker trẻ bị kích thích đã hưởng ứng, xem nó như một trào lưu, thử thách thú vị để làm theo...

  • Trẻ xem TikTok: Rằng vui thì thật là vui...
  • TikTok vượt Facebook thành ứng dụng được tải nhiều nhất
  • TikTok - 'quá nhanh quá nguy hiểm' - Kỳ cuối: Sắp có bộ quy tắc bảo vệ trẻ em trên mạng

Bẻ khớp lưng có tốt không

Một giới thiệu bẻ xương khớp - Ảnh: Cẩm Nương chụp lại

Thời gian gần đây bỗng rộ lên trào lưu bẻ khớp, mạng xã hội TikTok xuất hiện tràn lan các video bẻ xương khớp trị đau, nhức mỏi cơ thể. Đủ tư thế kiểu nắn chỉnh xương khớp được "biểu diễn" bởi các TikToker xưng là "thầy thuốc online", "bác sĩ online".

Các "thầy thuốc" kiểu này còn thực hiện cả những video hướng dẫn người xem tự nắn chỉnh cột sống lưng, bẻ khớp tay, khớp chân tại nhà.

Bẻ vì thích nghe kêu rắc rắc? 

Bên cạnh việc đăng tải hàng loạt video "hành nghề", những người này còn thực hiện cả các video hướng dẫn. Điểm chung của các video này là khi thực hiện thao tác "bẻ xương khớp" luôn tạo ra được âm thanh rắc rắc. Tiếng kêu rắc rắc làm cho người xem có cảm giác sợ, tưởng như xương khớp bị gãy. 

Tuy nhiên, nhiều TikToker trẻ bị kích thích đã hưởng ứng, xem nó như một trào lưu, thử thách thú vị để làm theo. Các video bẻ xương khớp xuất hiện ngày càng nhiều chỉ với mục đích tham gia thử thách, biểu diễn, câu view. Trong đó có một gymer cũng thực hiện các động tác bẻ khớp tạo tiếng rắc rắc theo yêu cầu của cộng đồng mạng để hút tương tác.

"Mình ở Bình Dương, bị vẹo cột sống lưng bên trái gây tê, xin cho biết địa chỉ để chữa trị?", "Mình bị rách bao khớp vai, có chữa được bằng cách này không?", "Mình đang làm spa muốn đi sâu vật lý trị liệu, thầy có nhận dạy không?", dù rất nhiều video mang tính chất câu view nhưng vẫn nhận về hàng ngàn lượt bình luận xin địa chỉ đến chữa trị.

BS CKII Huỳnh Tấn Vũ - trưởng đơn vị điều trị ban ngày cơ sở 3, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết bẻ xương khớp là phương pháp chữa trị dùng trong vật lý trị liệu. Nó còn được gọi là Chiropractic, cách chữa trị y học bằng tay giúp giảm đau và phục hồi chức năng vận động của con người. Nhưng không phải bất kỳ tình trạng nào của cơ xương khớp cũng có thể bẻ, nắn và không phải bất cứ người nào cũng có thể thực hiện đúng kỹ thuật chuyên môn.

BS Vũ lý giải tiếng rắc rắc phát ra là do sự dịch chuyển các khớp đi lệch ra khỏi hoặc trở về vị trí bình thường ban đầu của chúng. Khi nắn chỉnh xương khớp, tiếng kêu này không thể hiện tính hiệu quả.

"Nhiều bệnh nhân rất thích nghe tiếng kêu rắc rắc, nó là một yếu tố tâm lý, mang đến cho họ sự thoải mái, chưa nghe tiếng rắc rắc thì chưa thấy khỏe. Một số nơi, đánh trúng tâm lý của khách hàng, người ta thường thực hiện nắn chỉnh kỹ thuật ở những vị trí dễ phát ra tiếng kêu nhằm mục đích biểu diễn, thay vì chú trọng điều trị sao cho đúng", BS Vũ cho hay.

Tự ý bẻ khớp, tác hại khôn lường

Theo BS Vũ, nếu tự ý bẻ khớp bắt chước theo các trào lưu rất dễ dẫn đến những hệ lụy lâu dài cho xương.

"Ví như vùng cổ là vùng quan trọng và nguy hiểm, thao tác bẻ xương không đúng có thể gây chấn thương vùng cổ, gây yếu liệt tứ chi hoặc tổn thương mạch máu tạo thành cục máu đông đi vào não gây tai biến. Lạm dụng việc nắn chỉnh quá nhiều có thể gây giãn dây chằng, bao khớp, làm mất vững các cấu trúc, tăng nguy cơ thoái hóa, chèn ép thần kinh", BS Vũ nói.

Cùng chung quan điểm đó, ThS Hoàng Quốc Nam - phó khoa cơ xương khớp, Bệnh viện Thống Nhất - cảnh báo các kỹ thuật nắn chỉnh khớp được thực hiện khi bệnh nhân có chẩn đoán trật khớp, không thực hiện trên người có khớp bình thường. Người thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu này phải được đào tạo và có chuyên môn, có kiến thức về các bệnh lý cơ xương khớp.

"Việc bẻ khớp tạo tiếng kêu có thể tạo cảm giác dễ chịu nhưng nếu lực tác động quá mức sẽ gây tổn thương dây chằng, tổn thương khớp. Nếu làm thường xuyên sẽ khiến dây chằng bị kéo giãn dễ làm lỏng khớp, trật khớp, vô cùng nguy hiểm", BS Nam chia sẻ.

BS Nam khuyến cáo, khi cơ thể có cảm giác mỏi cơ, không nên bẻ khớp mà nên thực hiện các biện pháp thư giãn nhẹ nhàng như khi ngồi lâu nên đứng dậy đi lại, xoay vặn người, tập một số động tác thả lỏng khớp, có thể chườm ấm vùng khớp đau mỏi. Nếu gặp các bệnh lý về cơ xương khớp thì phải tìm đến bệnh viện hoặc các cơ sở uy tín để điều trị tránh tiền mất tật mang.

Tránh xa các trào lưu độc hại

Mới đây, trào lưu "Thử thách mật ong đông lạnh" có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng vẫn được nhiều TikToker Việt Nam hưởng ứng, bằng cách đưa chai mật ong vào tủ lạnh, để mật ong đông lại thành dạng thạch, bắt đầu ăn mật ong đông lạnh như ăn kem.

Mật ong tuy là sản phẩm tự nhiên, nhưng lượng đường trong mật ong rất lớn, vì thế việc ăn một lượng lớn mật ong sẽ rất dễ tiêu chảy, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa. Theo các chuyên gia, mật ong đông lạnh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vấn đề như đường huyết, béo phì, răng lợi và nhiều vấn đề khác.

Ngoài ra, cũng còn nhiều trào lưu xấu vẫn đang lưu hành trên TikTok trong thời gian qua như: "Ăn cà rốt chấm mù tạt để giảm cân", "Tự tẩy trắng răng tại nhà bằng baking soda",...

Theo các chuyên gia, người dùng mạng xã hội TikTok cần thật sự tỉnh táo để tránh "trải nghiệm thử thách" gây hại đến sức khỏe bản thân cũng như không phát tán những thông tin xấu độc đến rộng rãi nhiều người.

Bẻ khớp lưng có tốt không
Trẻ xem TikTok: Rằng vui thì thật là vui...

TTO - Một video trên mạng xã hội TikTok chỉ vài chục giây nhưng video nối tiếp video, người xem có thể lướt video TikTok cả ngày... Giãn cách xã hội ở nhà nhiều hơn, lướt video trên mạng thành thú vui với người lớn và cơn ghiền nguy hại của trẻ em.

Tại sao không nên bẻ tay vận lưng có quá mức?

Bẻ tay, vặn lưng, cổ quá mức Việc bẻ khớp ngón tay, vặn lưng, vặn cổ, các khớp hoạt động nhanh đột ngột và quá tầm vận động, dẫn đến việc phá hủy các cấu trúc sụn khớp và dây chằng xung quanh khớp nên rất có hại cho khớp. Đây chính là nguyên nhân khiến các khớp ngày càng to lên.

Bể xương khớp có tác dụng gì?

Massage bẻxương khớp giúp điều chỉnh các khớp bị lệch về đúng vị trí đồng thời làm giảm sưng tấy ở các mô cơ xung quanh, cải thiện lưu lượng máu ở chi bị ảnh hưởng từ đó giúp giảm đau đáng kể.

Tại sao khi bẻ các khớp tay lại kêu?

Khi bạn bẻ khớp ngón tay hoặc mọi bộ phận khác trong cơ thể để “giãn gân giãn cốt”, không gian trống giữa các khớp xương giãn ra, áp suất giảm khiến chất hoạt dịch bị hút vào các khoảng trống gây ra tiếng rắc rắc mà chúng ta thường nghe.

Mỏi lưng là triệu chứng của bệnh gì?

Đau lưng âm ỉ kéo dài có thể dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như sỏi, u, lao thận, viêm loét dạ dày, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm,... Vì vậy, khi có triệu chứng này, người bệnh cần đi khám để có hướng điều trị hiệu quả, kịp thời.