Bé trần đức nam là ai

30 tháng 6 2021

Nguồn hình ảnh, Internet

Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh lễ tang anh Trần Đức Đô, được đưa lên mạng internet

Quân khu 1, Bộ Quốc phòng Việt Nam nói theo thông tin bước đầu điều tra, quân nhân Trần Đức Đô, sinh năm 2002, đã tự tử, nhưng gia đình không tin, yêu cầu điều tra minh bạch.

Lịch sử: Vì sao nhiều điệp viên, biệt kích VNCH bị bắt khi ra miền Bắc?

Việt Nam: Vụ án quan chức tình báo Nguyễn Duy Linh 'rất đặc biệt'

Thứ trưởng công an vào Bình Thuận

Lái xe bị công an sách nhiễu vì dán decal

Anh Trần Đức Đô, sinh năm 2002, quê tại khu Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tử vong khi đang trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Tiểu đoàn 4, Đại đội 14, Trường Đại học quân sự Quân khu 1 vào ngày 28/6.

Phía quân đội nói thông tin ban đầu là quân nhân đã tự tử, nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong.

Nhưng người nhà gia đình nạn nhân cho rằng cái chết không phải do tự tử và yêu cầu điều tra nghiêm minh.

Các đoạn video quay cảnh lễ tang, đưa lên mạng internet, cho thấy người nhà nạn nhân bày tỏ phẫn nộ, yêu cầu điều tra và minh oan.

Theo một đoạn phim quay tại lễ tang, một người phụ nữ gọi Đức Đô là cháu, bức xúc:

"Trước ngày 25, cháu tôi có gọi điện cho tôi, chỉ 30 giây thôi, cháu bảo là chỉ huy hay đánh cháu đấy...Cách mấy ngày sau, tôi nhận được tin nhắn của cháu, cháu nói sẽ đi Đà Lạt một tháng trời và bảo tháng sau, cháu không đi nữa đâu. 28 này, lại bảo cháu tôi tự tử là như thế nào?"

Người phụ nữ này cáo buộc:

"Cháu đã chết mấy tiếng đồng hồ mà quân đội mới gọi cho gia đình tôi. Gia đình đến đấy, cháu đã cứng đơ rất lâu rồi."

Một người đàn ông, tại lễ tang, gọi Đức Đô là cháu, phẫn uất cáo buộc: "Đây là tra tấn dã man. Vết thương đầy người. Yêu cầu từ huyện đến tỉnh, trung ương phải giải quyết cho cháu tôi, làm cho minh bạch."

Tại lễ tang, một người phụ nữ khác giận dữ: "Từ bây giờ không được gọi con cháu người ta đi bộ đội nữa nếu như mà không làm rõ."

Trả lời VTC News, ông Trần Đức Hội, sinh năm 1980, là bố nạn nhân, nói:

"Khoảng 17h ngày 28/6, tôi nhận được điện thoại của người xưng là thủ trưởng của cháu Đô gọi đến báo với gia đình là cháu bị đột quỵ tại thao trường. Đến 10 phút sau thì họ lại gọi bảo con tôi đang nguy cấp được cấp cứu tại Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên nên gia đình tôi tức tốc lên trên đó.

Đi được nửa đường thì tôi lại nhận được điện thoại nói con tôi có mâu thuẫn gì không mà thắt cổ tự tử khiến chúng tôi rất hoang mang. Khi gia đình tôi đến nơi thì những người của quân đội không cho gặp ngay mà cứ đưa đi vòng vèo, khi tôi thấy thi thể của con thì cháu đã lạnh cóng, cứng đơ, tím ngắt."

Chụp lại hình ảnh,

Câu chuyện đang gây chấn động dư luận VN

Theo lời ông Hội, gia đình thấy đầu của Đô bị lõm, miệng sưng tím, sau gáy bị phù sưng to chảy máu; chân tay có dấu hiệu bị trói; có vết hằn dây thừng ở sau gáy và mồm.

"Mạng sườn, ngực cũng bị sưng tím, lưng hằn dây thừng thắt chặt và tím ngắt, nhiều vết thương bầm dập khắp cơ thể nam thanh niên," trang VTC News trích lại lời ông Hội.

Trong khi đó, trao đổi với VietNamNet, Trung tướng Dương Đình Thông - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 1, Bộ Quốc phòng khẳng định theo đánh giá ban đầu không có việc đánh nhau dẫn đến tử vong.

"Chúng tôi cũng mong muốn điều tra có kết quả sớm để cung cấp thông tin, phản hồi, nhìn nhận vụ việc khách quan", Trung tướng Thông chia sẻ.

2 tháng 1 2022

Nguồn hình ảnh, HÌNH CHỤP MÀN HÌNH

Chụp lại hình ảnh,

HÌNH CHỤP MÀN HÌNH

Bức xúc với cái chết đau đớn của cháu bé tám tuổi V.A, cộng đồng mạng Việt Nam có vẻ đã hết sức chịu đựng. Họ tập trung chỉ trích hành vi bạo hành của cha đẻ và người tình của ông này.

Tối ngày 22-12, Bệnh viện Vinmec Central Park cấp cứu một bé gái trong tình trạng hôn mê, ngưng tim, ngưng thở, tên N.T.V.A. quận Bình Thạnh, TPHCM.

Báo chí Việt Nam liên tiếp đưa tin đây là vụ án "điểm", "Phó Thủ tướng yêu cầu không bỏ lọt tội phạm"... dường như làm cho vụ án này choán hết sự quan tâm của xã hội.

Đã xuất hiện trên mạng vô số ý kiến, trích dẫn, yêu cầu, hình thức phản đối, kiến nghị... "đanh thép" của trí thức, văn nghệ sĩ, người nổi tiếng, những người "hàng xóm"...

Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Chụp màn hình trang FB của bạn Trần Thu Hà

Phản ứng "đanh thép"

Viết trên trang Facebook cá nhân có hơn 70 ngàn người theo dõi, Hoang Linh ngắn gọn: "Hợp sức đưa gã cha máu lạnh ra tòa", nhưng không tiếc chữ bày tỏ đau xót: "Thương cho bé tám tuổi, bị đánh đập, hành hạ, khổ sai nhưng vẫn phải đóng vai hạnh phúc để cặp đôi chụp hình khoe trên mạng như một gia đình mẫu mực."

Trần Thu Hà viết trên trang có gần 250 ngàn người theo dõi: "Chúng ta đã nhìn thấy sức mạnh của mạng xã hội, và truyền thông. Mình và bạn bè đều viết nhiều bài, và còn nhắn tin riêng vận động những người có sức ảnh hưởng khác cùng lên tiếng."

Trần Đức Đô tử vong, gia đình 'phẫn nộ, nói chỉ huy hay đánh cháu’

Ai có lỗi trong vụ bé An 8 tuổi bị bạo hành chết thảm?

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên viết: " Em có quyền được hồn nhiên, được chở che và được sống cùng với những người mà em yêu thương."

Cô còn động viên mọi người: "Tiên mong rằng tất cả người dân Việt Nam, chúng ta hãy cùng chung tay lên án để đưa vụ việc này ra ánh sáng. Không chỉ lấy lại công bằng cho bé V.A mà còn thể hiện sức mạnh của chúng ta trong việc bảo vệ trẻ em trước những ác nhân!"

Ai có lỗi trong vụ bé An 8 tuổi bị bạo hành chết thảm?

Tài trợ cho luật sư

Hoa hậu Phương Lê phát biểu trên YouTube hứa trả 100% tiền thuê luật sư vụ bé gái bị bạo hành tử vong. Theo tờ Thanh Niên, Hoa hậu Phương Lê cho biết cô "mất ăn, mất ngủ" vì ám ảnh khi thấy các thương tích trên người bé V.A, 8 tuổi, nạn nhân trong vụ bạo hành gây chấn động vừa qua.

"Tôi cũng làm mẹ, có ba đứa con gái. Nhìn thấy những đứa trẻ bị bạo hành, tôi thấy mình cần đứng ra bảo vệ dù nạn nhân không phải là con, cháu mình," Hoa hậu Quý bà Hòa bình Thế giới 2017 nói.

Bình luận dưới video của Hoa hậu, bạn Thị Tuyết Nguyễn viết: "Nghe nói ba năm tù là tui ức bữa đến giờ. Mong cộng đồng mạng lên tiếng mạnh mẽ để lấy lại công bằng cho bé VA. Người cha người mẹ ghẻ thật ác độc, không thể nào bỏ qua hai quỷ dữ này."

Tai Pham: "Cảm ơn Phương Le, cảm ơn tấm lòng nhân đạo, chống bạo hành trẻ em và phụ nữa, lấy lại công bằng cho bé, để linh hồn bé được thanh thản nơi chính suối thật tội nghiệp. Cảm ơn cộng đồng mạng, hãy đồng hành cùng lên tiếng chống bạo hành trẻ em."

Nguồn hình ảnh, FACEBOOK GIA ĐÌNH NGUYỄN VĂN THIÊN

Chụp lại hình ảnh,

Quân nhân Nguyễn Văn Thiên

Những cái chết khác

Cũng trong năm 2021, Việt Nam còn có hai cái chết thương tâm khác, nhưng dường như không có nhiều tiếng nói trong nước phản ứng mạnh mẽ như trên.

Quân nhân Trần Đức Đô, hôm 30/6, được cho là chết vì tự tử trong quân ngũ. Quân nhân Nguyễn Văn Thiên, hôm 1/12, tự té ngã, chết trong quân ngũ, theo truyền thông trong nước.

Gia đình quân nhân Trần Đức Đô không tin, yêu cầu điều tra minh bạch. Họ muốn mai táng người con tử vong trong quân ngũ khi có kết quả khám nghiệm tử thi của chính quyền.

"Lúc đi con khoẻ mạnh, lúc về thì con thế này. Gia đình muốn tìm sự công bằng cho con để thứ nhất là cháu ra đi thanh thản và thứ hai là để nhân dân còn tin tưởng vào Đảng và Nhà nước."

Cũng như gia đình Trần Đức Đô, bà Trần Thị Tuyền, chị họ của quân nhân Nguyễn Văn Thiên nói với BBC News Tiếng Việt hôm 2/12 rằng:

"Mình đâu có tiếng nói, mình đâu có thế lực. Bên đó dồn ép quá thì gia đình đành phải mai táng em. Chứ còn, thật ra gia đình không có muốn em ra đi oan ức quá. Nói chung mình không chôn không được, nói chung họ dàn xếp hết rồi".

Không thấy tiếng nói của "hàng xóm", không thấy các ngôi sao, những người nổi tiếng "sẵn sàng đứng ra". "Hàng xóm" cũng không.

"Hàng xóm" của những quân nhân này là ai nếu không phải chính những người lính, bạn của các anh?

Những người lính này ở đâu? Ý kiến của họ là gì? Rất khó tìm thấy. Ai biết?

Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Đàn chó trên đường về Cà Mau

Ngược lại, vụ "thảm sát đàn chó" ở Cà Mau được nhiều người lên tiếng, những người trẻ cũng vậy, có người cho rằng dù ở rất xa, nhưng họ cho rằng "không phải là người ngoài cuộc".

Dù có vẻ rất chọn lọc khi lên tiếng, những người quan sát nhận thấy ý kiến của cộng đồng mạng xã hội có vẻ được giới chức chú ý và có xu hướng ngày càng có trọng lượng.

Chụp lại video,

Gia đình và nhiều người chưa tin vào kết luận binh nhất Nguyễn Văn Thiên 'tự té ngã' nhưng không rõ quân đội Việt Nam còn điều tra tiếp hay không.

Video liên quan

Chủ Đề