Bệnh có nên uống sữa không

Tuy nhiên lúc này, cần chọn loại sữa không chứa đường lactose để tránh gây đầy bụng, khó tiêu, nhất là với những người không quen uống sữa hoặc có cơ địa dị ứng với các thành phần của sữa.

Bệnh có nên uống sữa không

Các chuyên gia khuyến cáo, để người bệnh nhanh phục hồi cơ thể, nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng trong các bữa ăn. Ảnh minh họa.

Cẩn trọng với người bị dị ứng sữa

Đưa cậu con trai 2 tuổi trở về từ bệnh viện, chị Hồ Thị Minh (ở Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, chị vừa phải xin nghỉ làm 1 tuần để chăm con. Cháu bé hết bị sốt virus lại bị tiêu chảy. Theo lời chị Minh, ban đầu cháu chỉ bị sốt cao, sau khi nằm điều trị tại bệnh viện 3 ngày thì hạ sốt và được xuất viện về nhà chăm sóc. Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, vợ chồng chị lại tức tốc cho con vào viện vì cháu quấy khóc cả đêm, liên tục đi ngoài ra phân lỏng, người mẩn đỏ, có dấu hiệu bị tiêu chảy cấp.

Chị Minh kể: “Từ lúc ở viện về, con không chịu ăn gì, chỉ uống sữa. Thấy thế, tôi cũng có ép con uống nhiều hơn so với ngày thường. Thế nhưng sau đó, con kêu đau bụng và đi ngoài liên tục. Đưa con đến viện, các bác sĩ bảo con đang mệt, hệ tiêu hóa chưa phục hồi hoàn toàn nên không thể xử lý kịp lượng sữa quá nhiều, dẫn đến tình trạng con bị tiêu chảy”. Tuy nhiên theo chị Minh, từ trước đến giờ, chị luôn nghĩ khi người mệt mỏi, việc bổ sung sữa là cần thiết để phục hồi cơ thể, chứ chưa hề biết đến tác hại của việc làm trên.

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Hầu hết mọi người sau khi bị ốm đều có cảm giác mệt mỏi, cơ thể thiếu sức sống. Điều này cũng kéo theo tình trạng người bệnh thường chán ăn hoặc sợ thức ăn. Trong trường hợp trên, bên cạnh việc cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm, lỏng để dễ tiêu hóa, vẫn có thể cho bệnh nhân uống sữa để bổ sung năng lượng. Tuy nhiên lúc này, cần chọn loại sữa không chứa đường lactose để tránh gây đầy bụng, khó tiêu nhất là với những người không quen uống sữa hoặc có cơ địa dị ứng với các thành phần của sữa.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm phân tích: Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho cơ thể, kích thích các vi khuẩn có lợi, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp phát triển hệ miễn dịch, nhất là với trẻ nhỏ. Khi lactose vào đến ruột sẽ chia ra thành đường glucose và galactose nhờ vào một loại men có tên là lactose. Tuy nhiên, khi cơ thể không có, hoặc thiếu hụt men này sẽ không dung nạp được lactose. Khi đó, đường lactose dư thừa được chuyển thành acid lactic, gây ra các triệu chứng như trướng bụng, sôi bụng, tiêu chảy…

Bên cạnh đó, theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, có những người khỏe mạnh, sau khi uống sữa vẫn bị đau bụng, tiêu chảy hay thậm chí nổi mẩn dị ứng. Đây là phản ứng xảy ra với những người có cơ địa dị ứng với sữa. Do vậy, với những đối tượng trên, không nên dùng sữa trong mọi trường hợp để tránh gây hại cho cơ thể. Trong đó, trẻ em thường là đối tượng dễ bị hiện tượng này.

Về vấn đề trẻ bị dị ứng sữa, PGS.TS Lê Thị Minh Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, dị ứng đạm sữa bò là dị ứng thực phẩm phổ biến nhất trong 3 năm đầu đời của trẻ, do hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với protein có trong sữa bò. Khi trẻ mắc phải tình trạng này, hệ miễn dịch nhận diện sai lầm protein trong sữa bò là một chất có hại và cố gắng bảo vệ cơ thể bằng cách phản ứng lại các chất protein này, gây ra tình trạng dị ứng và có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như: Da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, thậm chí toàn thân của trẻ.

Khi bị dị ứng sữa bò, trẻ sẽ có các triệu chứng ngay lập tức như phồng rộp trong miệng, nôn trớ, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù hay nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân. Bên cạnh đó, cũng có những trẻ phản ứng từ từ thông qua các dấu hiệu như: Bứt rứt, khó chịu, đau bụng, phân có máu khi đi vệ sinh…

Người ốm nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp bệnh nhân nhanh phục hồi cơ thể sau một trận ốm kéo dài. Do đó, bên cạnh việc tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc, người nhà bệnh nhân nên xây dựng thực đơn cho người bệnh đảm bảo cung cấp đủ các thành phần như: Chất đạm, chất béo, bột đường và các vitamin.

Chẳng hạn, nên cho người mới ốm dậy ăn thức ăn mềm, lỏng (cháo, súp...) để dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, tăng cường rau xanh, trái cây và bổ sung nước uống đầy đủ cho người bệnh. Một số loại thực phẩm giúp phục hồi sức khỏe và tăng cường miễn dịch được khuyến cáo sử dụng cho người mới ốm dậy như tảo bẹ, loài thực vật rất giàu canxi, magiê, kali và là nguồn bổ sung iốt cho tuyến giáp.

Người vừa khỏi bệnh rất cần bổ sung vi khoáng này vì ngoài việc giúp cơ thể điều tiết và tổng hợp hormone tuyến giáp, iốt còn có tác dụng vô hiệu hóa các loại vi khuẩn. Ngoài tảo bẹ, một số loại rau củ khác chứa iốt gồm dền, cải xoong, rau chân vịt, khoai tây, đậu xanh. Bên cạnh đó, nên sử dụng nấm và gừng tươi để tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhất là những người mới ốm dậy.

Ngoài ra, có thể cho người bệnh ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và thường xuyên đổi bữa để người bệnh đỡ cảm giác chán và ngấy trong các bữa ăn. Ngoài ra, nên hạn chế ăn các sản phẩm khó tiêu, chất bột, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ… để tránh cảm giác chướng bụng, khó tiêu, làm bệnh ngày càng nặng hơn, đồng thời không nên dùng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá vì sẽ khiến cơ thể suy nhược, kéo dài thời gian hồi phục sức khỏe.

Với những người ốm, mệt nên để người bệnh ở trong phòng thoáng mát, yên tĩnh để bệnh nhân có thể nghỉ ngơi, tránh nơi ồn ào, căng thẳng. Khuyến khích người bệnh đi lại, vận động nhẹ nhàng để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, nhanh phục hồi cơ thể.

Những lưu ý khi uống sữa

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, sữa là thức uống chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình sử dụng loại thực phẩm này để tránh gây hại cho cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Chẳng hạn, không nên uống sữa quá đặc vì khi đó lượng đường cao hơn rất nhiều, vừa gây cảm giác ngấy sau khi uống, vừa có nguy cơ gây đau bụng, thậm chí là táo bón ở trẻ.

Bên cạnh đó, với những người bị viêm loét đường tiêu hóa cũng nên hạn chế dùng sữa vì sữa có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, gia tăng bài tiết acid trong ruột khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Đặc biệt, những người bị dị ứng sữa, tuyệt đối không uống sữa để tránh gây hại cho cơ thể.

Theo Mai Thùy (Gia đình và xã hội)

Có một số đối tượng đặc biệt được khuyến cáo là không nên uống sữa, bởi không những không thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng, mà còn rất có thể tạo ra tác dụng phụ.

  • Bộ phận siêu bổ dưỡng của cây dừa, đắt hơn trái dừa khoảng 12 lần: Tận dụng cực tốt cho sức khoẻ nhưng hầu hết người Việt đều vứt đi
  • Bộ phận "bổ tựa nhân sâm" của củ cải, tận dụng có thể kéo dài thanh xuân và trị bệnh rất tốt nhưng nhiều người vẫn vô tư ném bỏ
  • 1/6 bệnh nhân mắc ung thư là do viêm: Nếu thấy cơ thể có 3 bộ phận này bị viêm, bạn nên đến viện khám ung thư khẩn cấp

Thức dậy với một ly sữa để bắt đầu ngày mới tràn đầy sức sống là thói quen của rất nhiều người. Sữa quả thật rất bổ dưỡng, nó chứa chất đạm, chất béo, vitamin và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vào buổi tối, uống sữa không chỉ có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng mà còn có tác dụng hỗ trợ ngủ ngon hơn.

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, người đang mắc chứng trầm cảm… được khuyến khích uống nhiều sữa. Bên cạnh đó, có một số đối tượng đặc biệt lại được khuyến cáo là không nên uống sữa, bởi không những không thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng, mà còn rất có thể tạo ra tác dụng phụ.

Bệnh có nên uống sữa không

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, người đang mắc chứng trầm cảm… được khuyến khích uống nhiều sữa.

7 đối tượng không nên uống sữa vì rất hại sức khỏe

1. Những người không dung nạp lactose

Một nghiên cứu năm 2015 đã ước tính rằng khoảng 75% dân số trên thế giới không dung nạp đường sữa ở một mức độ nào đó. Do hàm lượng đường lactose trong sữa bò tương đối cao, với những người không thể dung nạp được lactose mà uống sữa sẽ dễ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đi kèm với các triệu chứng đau nửa đầu, tắc nghẽn xoang, nổi mụn trứng cá hoặc phát ban trên da.

2. Những người bị dị ứng với sữa

Bác sĩ Xiufeng (Bệnh viện Cổ truyền Trung Quốc) cho hay, thể chất của mỗi người rất khác nhau, đối với một số người việc uống sữa có thể gây ra các phản ứng dị ứng như là tiêu chảy, nổi phát ban, ngứa… Do đó bạn không nên tự ép bản thân phải uống sữa nếu có những tác động tiêu cực nói trên.

Bệnh có nên uống sữa không

3. Người bị trào ngược thực quản

Vì chất béo có trong sữa sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp bình thường của cơ vòng thực quản, dễ dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày hoặc trào ngược thực quản sau khi uống sữa. Do đó những bệnh nhân đang mắc căn bệnh này không nên tiêu thụ sữa, hoặc có thể uống sữa theo chỉ định của bác sĩ.

4. Bệnh nhân bị loét dạ dày

Wang Bojun, bác sĩ trưởng khoa tiêu hóa của bệnh viện trực thuộc trường đại học y khoa Ninh Ba cho biết, đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, việc uống sữa khi bụng rỗng sẽ khiến niêm mạc dạ dày tiết ra một lượng lớn axit dịch vị, gây kích ứng và làm tổn thương các vết loét nhiều hơn, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, với những bệnh nhân đang mắc bệnh này thì cần thận trọng khi uống sữa.

Bệnh có nên uống sữa không

5. Bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt

  • Trong vòng 60 phút sau khi uống nước cam, bạn không được ăn 3 loại thực phẩm đại kỵ này kẻo "tàn phá" nhiều cơ quan của cơ thể

Mặc dù giá trị dinh dưỡng của sữa tương đối cao nhưng đối với những bệnh nhân bị thiếu máu do thiếu sắt vẫn không nên uống sữa. Lý do là vì canxi có trong sữa sau khi vào cơ thể sẽ kết hợp với các ion sắt, dẫn đến khả năng kháng sắt của cơ thể tăng, khiến triệu chứng thiếu máu càng thêm trầm trọng.

6. Bệnh nhân bị viêm túi mật

Bệnh nhân viêm túi mật cũng cần chú ý không nên uống sữa trong thời gian bị bệnh, vì sữa khi vào cơ thể cần nhiều dịch mật để tiêu hóa, nhưng nếu túi mật đang bị viêm sẽ làm tăng gánh nặng cho túi mật và ảnh hưởng đến tình trạng phục hồi của bệnh.

Bệnh có nên uống sữa không

Bệnh nhân viêm túi mật cũng cần chú ý không nên uống sữa trong thời gian bị bệnh.

7. Những người bị sỏi thận

Theo các bác sĩ, trong sữa có nhiều canxi. Người bình thường có thể bổ sung canxi để củng cố xương nhưng với bệnh nhân bị sỏi thận, canxi có thể gây hình thành sỏi trong thận, làm bệnh tình thêm trầm trọng.