Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp năm 2024

Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đã gián tiếp xâm phạm đến tính mạng của người khác. Do đó khách thể trực tiếp của tội phạm này là quyền được sống, được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Trong trường hợp này, người phạm tội đã không tuân thủ xử sự cứu giúp người khi họ đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Theo pháp luật hình sự hiện hành hình phạt cao nhất hành vi có điều kiện cứu nhưng bỏ mặc không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng quy định thế nào?

  • Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp năm 2024
    (ảnh minh họa)

Căn cứ Điều 132 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau:

1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
  1. Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vây, đối với hành vi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà người này có điều kiện cứu nhưng bỏ mặc thì mức án cao nhất có thể phải đối diện là 07 năm tù giam.

Khi xử lý hình sự về tội phạm này, ngoài các dấu hiệu cơ bản nêu trên, các cơ quan tiến hành tố tụng còn xem xét đến động cơ phạm tội để áp dụng hình phạt phù hợp. Nếu vì tư tưởng lạc hậu, bị chi phối bởi nhận thức lạc hậu mà người phạm tội chỉ là một trong số những người như vậy thì không nên áp dụng hình phạt tù mà có thể chỉ áp dụng hình phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ, đồng thời thông qua phiên tòa giáo dục mọi người để họ thấy được hậu quả của những phong tục, tập quán lạc hậu đã chi phối người dân. Nếu được đại diện người bị hại đồng ý thì có thể miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho họ, vì theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 BLHS thì người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện người hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Thưa luật sư: Tôi đi ra đường, thấy nhiều người dửng dưng, vô cảm trước những người bị nạn mà không cứu giúp, có những trường hợp do không cứu giúp kịp thời nên người bị nạn đã không qua khỏi. Xin cho tôi hỏi, không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư tư vấn: Về vấn đề bạn đang thắc mắc chúng tôi xin trả lời như sau:

Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp năm 2024

Theo Điều 132 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau:

“Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
  1. Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Tuy nhiên, để xem xét trách nhiệm hình sự của người này thì cần rất thận trọng xem xét nhiều yếu tố cần thiết. Trước hết hành vi này phải là cố ý không cứu người. Theo quy định tại Điều 132 BLHS, cố ý không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi thấy người đang ở trong tình trạng sắp chết, tuy có điều kiện cứu mà không cứu dẫn đến người đó bị chết.

Ở đây cũng cần lưu ý “có điều kiện cứu” không chỉ là có khả năng mà phải là có điều kiện hoàn toàn có thể cứu người được. Ngoài ra, phải xảy ra hậu quả chết người và hậu quả chết người là do bị bỏ mặc không cứu giúp thì “người có điều kiện mà không cứu giúp” đó mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Loại tội này chủ yếu nhằm giáo dục cho mọi người có ý thức cứu giúp người khác khi họ đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Việc không cứu giúp người bị nạn là rất đáng phê phán, tuy nhiên để xem xét họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và cơ bản là phải đáp ứng những yếu tố cấu thành nêu trên.

Ngoài ra, tại Điểm a Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức.

Như vậy, việc thấy người khác gặp tai nạn, nguy hiểm đến tính mạng mà không cứu sẽ bị xử phạt hình sự lên đến 7 năm tù (mức phạt cao nhất) theo Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.