Bệnh tay chân miệng bao lâu mới khỏi

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp, bệnh xảy ra rải rác quanh năm nhưng có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm: tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12 tại hầu hết tỉnh thành trong cả nước. Trong đó, tay chân miệng độ 1 là mức độ nhẹ nhất của bệnh.

1. Tổng quan về bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là loại bệnh nhiễm trùng do virus Coxsackievirus A16, Coxsackievirus B, Enterovirus [E71, E68] gây ra. Những loại virus này thường tồn tại trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác.

Virus Coxsackievirus A16

Con đường lây nhiễm phổ biến nhất là thông qua đường hô hấp [như hắt hơi, giao tiếp, ho] khiến virus dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác. Hoặc đôi khi có thể lây truyền từ các chất tiết và bài tiết của người bệnh, trên dụng cụ mà người bệnh đã sử dụng [bàn ghế, đồ chơi, nền nhà, đồ ăn…]

Bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bởi lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển toàn diện. Vì vậy, khả năng chống lại sự xâm nhập của các loại virus gây bệnh không tốt, dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, trong thực tế trẻ em lớn hơn 5 tuổi hoặc người trưởng thành cũng có khả năng mắc bệnh này.

Bệnh tay chân miệng xảy ra phổ biến nhất là vào mùa xuân, hè và thu. Mắc phải, bệnh phát triển theo 4 cấp độ:

– Cấp độ 1 – Ủ bệnh: Bệnh tay chân miệng cấp 1 có thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày sau khi trẻ bị lây nhiễm virus tác nhân từ nước bọt, phỏng nước trên da và phân của người mắc bệnh.

– Cấp độ 2 – Khởi phát: Khi mới phát bệnh ở trẻ sơ sinh và trẻ em có dấu hiệu như cảm cúm thông thường: mệt mỏi, đau họng, sốt nhẹ… Sau 2 ngày những triệu chứng này giảm đi, dấu hiệu của bệnh tay chân miệng mới bắt đầu xuất hiện.

Ở cấp độ 2, trẻ em có dấu hiệu như cảm cúm thông thường

– Cấp độ 3 -Toàn phát: Toàn phát có thể kéo dài 3 – 10 ngày, bệnh nhi sẽ đối mặt với các triệu chứng điển hình ở tay – chân – miệng, bao gồm có những nốt mụn nước trên da trong khoang miệng [lưỡi, má trong], lòng bàn tay và bàn chân. Mụn nước còn xuất hiện ở mông hoặc quanh hậu môn. Nổi mụn nước là triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh này.

– Cấp độ 4 – Lui bệnh: Sau thời kỳ toàn phát nếu trẻ hồi phục hoàn toàn mà không gặp bất cứ biến chứng nào thì sẽ bước vào giai đoạn lui bệnh. Thời kỳ cuối này thường là từ 3 – 5 ngày sau phát bệnh hoặc 7 ngày tính từ lúc khởi bệnh.

Mắc phải bệnh, ngoài những khó chịu do biểu hiện bệnh gây ra, nếu không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm như viêm nàng não, phù phổi.

2. Bệnh tay chân miệng độ 1 mấy ngày thì khỏi?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra nên hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, nguyên tắc điều trị tay chân miệng chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng đỡ thể trạng, dự phòng và điều trị các biến chứng xảy ra ở trẻ, đặc biệt là khi xảy ra biến chứng suy tuần hoàn, hô hấp.

Trong số các cấp độ bệnh, chỉ có tay chân miệng độ 1 là được điều trị ngoại trú và theo dõi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Các biện pháp hỗ trợ đối với trẻ bị tay chân miệng độ 1 bao gồm:

  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ tùy theo độ tuổi.
  • Khi trẻ sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol với liều lượng khoảng 10-15mg/kg/lần uống hoặc đặt hậu môn cách mỗi 6 giờ.
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, tránh hoàn toàn các kích thích.

Tay chân miệng độ 1, khi trẻ sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol

Quan trọng nhất là đưa trẻ đến gặp bác sĩ theo lịch hẹn. Thông thường tay chân miệng độ 1 sẽ tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu tiên. Trường hợp trẻ sốt thì tái khám mỗi ngày đến khi ngưng sốt ít nhất 48 giờ.

Tay chân miệng độ 1 có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, nếu trẻ có các biểu hiện sau đây thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay:

  • Trẻ sốt cao, thân nhiệt trên 39 độ C.
  • Thay đổi nhịp thở như thở nhanh, khó thở, thở co kéo.
  • Đột ngột trẻ xuất hiện giật mình lúc ngủ.
  • Trẻ lừ đừ, quấy khóc vô cớ hoặc bứt rứt khó ngủ.
  • Nôn ói nhiều.
  • Đối với trẻ biết đi thì phụ huynh nên chú ý quan sát theo dõi con khi thấy trẻ đi loạng choạng hoặc run tay chân.
  • Dấu hiệu suy tuần hoàn như da nổi vân tím, tay chân lạnh vã mồ hôi.
  • Trẻ đột nhiên co giật hoặc hôn mê.

Bệnh tay chân miệng độ 1 là thể bệnh nhẹ nhất của bệnh, trong hầu hết các trường hợp tay chân miệng độ 1 sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị quá nhiều trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày. Tùy thuộc mức độ, cũng như cách chăm sóc mà thời gian phục hồi ở một số trẻ có thể khác nhau.

Vì thế, khi trẻ có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng độ 1, ngoài việc đưa trẻ đến các trung tâm y tế thì các bậc cha mẹ cũng nên chú ý đến việc chăm sóc, thực hiện theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.

Tuy nhiên, trong những tình huống đặc biệt, bác sĩ có thể sẽ tư vấn thêm cho phụ huynh các biện pháp điều trị hoặc cách chăm sóc tay chân miệng độ 1 tại nhà cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi? Điều trị tay chân miệng như thế nào thì hiệu quả? Là thắc mắc chung của hầu hết phụ huynh có con mắc phải bệnh truyền nhiễm này. Để tìm lời giải đáp cho những băn khoăn trên, mời bạn tham khảo bài viết sau.

 

I. HIỂU VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Bệnh tay chân miệng là loại bệnh nhiễm trùng do virus Coxsackievirus A16, Coxsackievirus B, Enterovirus [E71, E68] gây ra. Những loại virus này thường tồn tại trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác.

Con đường lây nhiễm phổ biến nhất là thông qua đường hô hấp [như hắt hơi, giao tiếp, ho] khiến virus dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác. Hoặc đôi khi có thể lây truyền từ các chất tiết và bài tiết của người bệnh, trên dụng cụ mà người bệnh đã sử dụng [bàn ghế, đồ chơi, nền nhà, đồ ăn…]

Bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bởi lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển toàn diện. Vì vậy, khả năng chống lại sự xâm nhập của các loại virus gây bệnh không tốt, dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, trong thực tế trẻ em lớn hơn 5 tuổi hoặc người trưởng thành cũng có khả năng mắc bệnh này.

Bệnh tay chân miệng xảy ra phổ biến nhất là vào mùa xuân, hè và thu. Mắc phải, bệnh phát triển theo 4 cấp độ:

- Cấp độ 1 – Ủ bệnh: Bệnh tay chân miệng có thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày sau khi trẻ bị lây nhiễm virus tác nhân từ nước bọt, phỏng nước trên da và phân của người mắc bệnh.

- Cấp độ 2 - Khởi phát: Khi mới phát bệnh ở trẻ sơ sinh và trẻ em có dấu hiệu như cảm cúm thông thường: mệt mỏi, đau họng, sốt nhẹ... Sau 2 ngày những triệu chứng này giảm đi, dấu hiệu của bệnh tay chân miệng mới bắt đầu xuất hiện.

- Cấp độ 3 -Toàn phát: Toàn phát có thể kéo dài 3 - 10 ngày, bệnh nhi sẽ đối mặt với các triệu chứng điển hình ở tay - chân - miệng, bao gồm có những nốt mụn nước trên da trong khoang miệng [lưỡi, má trong], lòng bàn tay và bàn chân. Mụn nước còn xuất hiện ở mông hoặc quanh hậu môn. Nổi mụn nước là triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh này.

- Cấp độ 4 – Lui bệnh: Sau thời kỳ toàn phát nếu trẻ hồi phục hoàn toàn mà không gặp bất cứ biến chứng nào thì sẽ bước vào giai đoạn lui bệnh. Thời kỳ cuối này thường là từ 3 - 5 ngày sau phát bệnh hoặc 7 ngày tính từ lúc khởi bệnh.

Mắc phải bệnh, ngoài những khó chịu do biểu hiện bệnh gây ra, nếu không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm như viêm nàng não, phù phổi.

II. TRẺ BỊ TAY CHÂN MIỆNG BAO LÂU THÌ KHỎI

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra. Virút sẽ ủ trong cơ thể trẻ từ 3 – 7 ngày trước khi phát bệnh và khiến trẻ xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau họng, chán ăn, loét miệng, tiêu chảy, nổi nốt phát ban mẩn đỏ ở vùng tay, chân, miệng.

Thông thường, trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng trẻ. Thời gian phục hồi sẽ theo các cấp độ của bệnh như sau:

Nếu trẻ mắc tay chân miệng cấp độ 1 thì chỉ sau 7 – 10 ngày là sẽ khỏi bệnh.

- Tuy nhiên, nếu trẻ mắc bệnh cấp độ 2 thì sẽ cần khoảng từ 10 đến 14 ngày.

- Nhưng nếu trẻ bị tay chân miệng cấp độ 3, 4 thì thời gian hồi phục sẽ càng dài hơn và nguy hiểm hơn rất nhiều. Nếu lúc này không cấp cứu kịp thời có thể khiến trẻ gặp phải các biến chứng như viêm tim, viêm não, suy hô hấp, trụy mạch, thậm chí dẫn đến tử vong.

Bên cạnh đó, có một điều đáng nói nữa là dù trẻ có được chữa lành bệnh tay chân miệng đi nữa thì virut tay chân miệng tồn tại bao lâu trong cơ thể trẻ em đặc biệt là đường hô hấp của trẻ từ 1 – 3 tuần mới biến mất hoàn toàn. Do đó, cha mẹ không được chủ quan dù khi trẻ đã khỏi bệnh.

III. CÁCH ĐIỀU TRỊ TAY CHÂN MIỆNG CHO TRẺ

Trên thực tế, bé bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi không chỉ phụ thuộc vào tình trạng bệnh mà còn tùy thuộc vào cách chăm sóc và điều trị cho trẻ. Do đó, cha mẹ hãy lưu ý đến một số vấn đề sau để giúp trẻ nhanh khỏe mạnh hơn:

Trường hợp trẻ chỉ bị nổi mụn nước và loét miệng khi mắc bệnh, tức là trẻ chỉ bị tay chân miệng cấp độ 1 thì cha mẹ có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà dưới sự giám sát của bác sĩ mà không cần nhập viện. Lúc này hãy:

- Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, lỏng, bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết. Tránh thức ăn cay, mặn, nhiều dầu mỡ hay đường. Trẻ còn bú mẹ cần tăng cường bú mẹ.

- Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày bằng nước ấm, như vậy giúp làm sạch các vết thương, loại bỏ bớt tác nhân gây bệnh trên da.

- Cách ly trẻ ra khỏi nơi đông người. Ngoài ra, vật dụng sinh hoạt và cá nhân của trẻ nên dùng riêng để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.

- Theo dõi sát sao tình trạng của trẻ, đưa trẻ đi tái khám thường xuyên và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ về việc cho trẻ dùng thuốc, chăm sóc trẻ đúng cách.

Nếu trẻ mắc tay chân miệng mức độ 2 trở lên tức là bên cạnh các nốt ban ở tay – chân – miệng, trẻ còn kèm theo triệu chứng sốt cao, co giật, tiêu chảy kéo dài, nốt ban lan rộng, có biểu hiện khó thở do suy hô hấp… thì lúc này trẻ cần nhập viện để theo dõi – điều trị an toàn.

Ngoài ra, với những trẻ bị bệnh ở thể nhẹ [chỉ có mụn nước và loét miệng], có thể chăm sóc và theo dõi điều trị tay chân miệng ở nhà. Cụ thể:

- Về dinh dưỡng: Cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu. Không làm trẻ đau họng thêm bằng cách dùng muỗng mềm cho ăn, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn, uống đồ có vị chua hoặc có gia vị.

- Thuốc men: Chỉ dùng thuốc paracetamol để hạ sốt và giảm đau và các thuốc khác do bác sĩ kê. Bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Có thể súc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ súc được.

- Cách ly và thực hiện vệ sinh thân thể: Cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác trong nhà. Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế cho mình và cho cả trẻ bệnh, sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch ngay để hạn chế sự lây lan khi phải chăm sóc trẻ lành. Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch. Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn... nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ. Tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.

- Theo dõi sát tình trạng bệnh: Tốt nhất trong 7 ngày kể từ lúc bị bệnh, ngoài việc chăm sóc tại nhà và dùng thuốc theo đơn thì hằng ngày nên tái khám để phát hiện sớm những diễn biến bất thường. Chú ý, bệnh lây lan mạnh nhất trong tuần đầu nhưng virut có thể còn tồn trong phân vài tháng sau.

Bởi khi không được xử lý biến chứng sớm, trẻ sẽ dễ gặp phải vấn đề ngoài ý muốn và kéo dài thời gian lành bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em.

IV. NATURE'S WAY KIDS SMART PROBIOTIC CHOCBALLS - HỖ TRỢ PHÒNG NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Nature's Way Kids Smart Probiotic Chocballs với các công dụng vượt trội sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ ổn định, từ đó khiến bé ăn uống tốt hơn, tăng cân đều và phát triển khỏe mạnh.

Khi dùng các chế phẩm có chứa Probiotic vi khuẩn có lợi trong hệ đường ruột sẽ giúp duy trì sức khỏe, kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn hữu ích đã hiện diện trong đường ruột bằng cách giúp đào thải các vi sinh vật gây hại, hỗ trợ kích thích quá trình tiêu hóa, trung hòa các độc tố được tạo ra trong suốt quá trình tiêu hóa thức ăn & tổng hợp được các vitamin.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

- Dành cho trẻ em trên 2 tuổi.

- Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa, chậm lớn

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

- Trẻ từ 2-3 tuổi: 1 viên/ngày

- Trẻ từ 4 tuổi trở lên: 2 viên/ngày

LƯU Ý

- Bảo quản nơi khô mát, nhiệt độ dưới 25 độ C.

- Tránh những nơi có độ ẩm cao.

-​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​ Hiệu quả sử dụng có thể đa dạng tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Video liên quan

Chủ Đề