Benh thuy dau o phu nu mang thai

Mặc dù, hầu hết trẻ em ngày nay đều được tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu, nhưng virus varicella-zoster [VZV ] vẫn còn tồn tại vì nó rất dễ lây lan ở một số gia đình không tiêm phòng cho con.

1. Thủy đậu nguy hiểm trong thai kỳ

Bệnh thủy đậu, do virus varicella-zoster [VZV] gây ra, từng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở thời thơ ấu. Căn bệnh này gây ra phát ban ngứa, mụn nước và sốt và khiến người bệnh có nguy cơ phát triển bệnh zona [một tình trạng liên quan] sau này trong cuộc sống.

Thủy đậu có thể gây rủi ro trong thai kỳ nếu người mẹ chưa tiêm phòng và chưa mắc bệnh lần nào. Khi mắc thủy đậu, bệnh có thể không gây sảy thai, nhưng có thể gây ra dị tật bẩm sinh và thai chết lưu, tùy thuộc vào thời điểm tiếp xúc và các yếu tố khác.

Đối với hầu hết mọi người, đặc biệt là trẻ em, bệnh thủy đậu thường không gây ra bệnh nghiêm trọng. Người lớn, nhất là phụ nữ mang thai có xu hướng gặp nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên các triệu chứng sốt, đau nhức cơ thể và phát ban do nhiễm trùng có thể khá khó chịu đối với cả trẻ em và người lớn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Đối với một số nhóm, bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và những người bị suy giảm miễn dịch, thủy đậu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Virus thủy đậu.

2. Biến chứng của thủy đậu khi mang thai

Khoảng 90% phụ nữ có miễn dịch với bệnh thủy đậu ở thời điểm mang thai, do đã từng mắc bệnh hoặc tiêm phòng sớm. Thủy đậu được ước tính là từ 0,7 - 3 trong số 1.000 trường hợp mang thai.

Trong số những phụ nữ mang thai chưa tiêm phòng, việc tiếp xúc với virus varicella trong thai kỳ có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Các phụ nữ đã được tiêm phòng thường xuyên không có nguy cơ bị bất kỳ biến chứng nào.

Khoảng 10% đến 20% phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh có thể phát triển một trạng thái gọi là viêm phổi. Các biến chứng bao gồm các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng, có thể dẫn đến viện nhập, phải thở máy và nguy cơ tử vong cao.

2.1 Nguy cơ sảy thai và thai chết lưu

Sảy thai và thai chết lưu cũng có thể xảy ra sau khi mẹ mắc bệnh thủy đậu trong thai kỳ, đặc biệt ở những phụ nữ mang thai không có miễn dịch tiếp xúc với bệnh thủy đậu trong ba tháng đầu.

2.2 Thủy đậu bẩm sinh

Mặc dù dị tật bẩm sinh do tiếp xúc với bệnh thủy đậu [hội chứng varicella bẩm sinh] có thể nghiêm trọng, nhưng nguy cơ em bé bị dị tật bẩm sinh do tiếp xúc với bệnh thủy đậu trong nửa đầu của thai kỳ chỉ từ 0,4% - 2%. Tiếp xúc trong nửa sau của thai kỳ ít có khả năng dẫn đến dị tật bẩm sinh.

Các biến chứng cho trẻ khó có thể xảy ra nếu tiếp xúc với bệnh thủy đậu xảy ra từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 36 của thai kỳ, mặc dù người mẹ có thể đối mặt với những rủi ro về sức khỏe.

2.3 Thủy đậu sơ sinh

Thai nhi phải đối mặt với nguy cơ cao nhất khi tiếp xúc với bệnh thủy đậu xảy ra trong tháng cuối của thai kỳ. Trong những trường hợp này, thai nhi có thể bị thủy đậu khi còn trong bụng mẹ hoặc ngay sau khi sinh. Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh không liên quan đến dị tật bẩm sinh mà thay vào đó là một bệnh nhiễm trùng lan tỏa toàn thân.

Khoảng 50% trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh thủy đậu cuối cùng sẽ tự mắc bệnh và tình trạng nhiễm trùng có xu hướng đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ sinh non. Có nguy cơ tử vong sơ sinh đáng kể nếu trẻ sinh ra mắc bệnh thủy đậu.

3. Phụ nữ mang thai nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn

Thủy đậu sơ sinh.

Phụ nữ lo ngại về việc tiếp xúc với bệnh thủy đậu khi mang thai nên gặp bác sĩ tư vấn. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để xác định đã miễn dịch với bệnh thủy đậu hay chưa và đưa ra chỉ định phù hợp.

Nếu đã được tiêm phòng có miễn dịch với bệnh thủy đậu, có thể yên tâm rằng trẻ được bảo vệ nếu người mẹ tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Nếu bạn không được miễn dịch, em bé rất có thể sẽ không có nguy cơ gì. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ ngay để đảm bảo bạn được chăm sóc tốt nhất.

Nếu bạn chưa có miễn dịch và chưa mang thai nên cố gắng tiêm phòng thủy đậu trước. Nguy cơ thực sự về các biến chứng sức khỏe cho người mẹ cũng như dị tật bẩm sinh và thai chết lưu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm chủng tất cả các loại vaccine để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của mọi người trong gia đình và cộng đồng.

Phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng. Tiêm phòng [chích ngừa] 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng đối với Varivax và Varicella / 6 tuần đối với Varilrix.

Lưu ý cho phụ nữ chuẩn bị mang thai sau khi tiêm phòng thủy đậu

- Tiêm vaccine phòng bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi khỏi một số bệnh có khả năng mắc và lây nhiễm cao, trong đó có bệnh thủy đậu.

- Tiêm vaccine ngừa thủy đậu trước khi mang thai sẽ giúp tạo miễn dịch thụ động cho trẻ sơ sinh ngay từ khi mới chào đời, bé đã được tạo sức đề kháng ngay từ trong bụng mẹ, do đó mà có thể phòng được nguy cơ mắc bệnh thủy đậu.

- Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên được tư vấn về sức khỏe sinh sản, tiêm chủng thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng và tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ lây bệnh thủy đậu, nhất là khi bản thân chưa hoàn thành tiêm vaccine ngừa thủy đậu.

Cúm - Bệnh hô hấp nguy hiểm với phụ nữ mang thai và thai nhi

Xem thêm video đang được quan tâm:

Nơi tiêm bị sưng đỏ là do phản ứng của vaccine hay do tiêm không chuẩn?


Thủy đậu là bệnh lý nhiễm khá thường gặp trong da liễu. Nhiễm thủy đậu ở trẻ em thường nhẹ và bệnh có thể tự giới hạn được. Tuy nhiên, nhiễm thủy đậu trong thai kỳ lại có thể để lại hậu quả nguy hiểm lên thai nhi. Và bản thân mẹ bầu cũng sẽ gặp nhiều nguy cơ hơn. Vậy mẹ bầu cần biết gì về thủy đậu trong thai kỳ ? Hãy cùng YouMed tìm hiểu về chủ đề này nhé.

1. Những thông tin chung về bệnh thủy đậu trong thai kỳ

1.1 Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu [còn gọi là varicella] là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em. Bệnh gây ra bởi virus Varicella-zoster [VZV]. Nhiễm thủy đậu ở trẻ em thường nhẹ, bệnh có thể tự giới hạn trong 1 – 2 tuần. Trong khi đó, nhiễm trùng ở người lớn thường nặng hơn với các biến chứng có thể dẫn tới tử vong.

VZV [varicella zoster virus] là một loại virus DNA thuộc họ herpes rất dễ lây lan và lây truyền qua các giọt hô hấp. Một con đường lây khác bằng cách tiếp xúc cá nhân trực tiếp với chất lỏng mụn nước hoặc gián tiếp thông qua fomites [ví dụ: tế bào da, tóc, quần áo và giường ngủ]. Nhiễm trùng tiên phát được đặc trưng bởi sốt, mệt mỏi và hồng ban dát sẩn ngứa. Sau đó, nổi mụn nước trên nền hồng ban và đóng mày trước khi lành hoàn toàn.

Thời gian ủ bệnh là từ 1 đến 3 tuần. Bệnh truyền nhiễm 48 giờ trước khi phát ban và tiếp tục lây truyền cho đến khi xuất hiện lớp mày bên trên. Các mụn nước thường đóng mày trong vòng 5 ngày.

1.2 Bệnh thủy đậu trong thai kỳ

Bệnh thủy đậu trong thai kỳ có thể gây tử vong cho mẹ hoặc gây bệnh tật nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra hội chứng thủy đậu bẩm sinh [FVS] và nhiễm thủy đậu ở trẻ sơ sinh.

Bệnh có thể gây hại cho thai nhi hoặc em bé của bạn nếu bạn mắc nó trong khi mang thai.

Thuỷ đậu trong thai kì có thể gây tử vong cho mẹ

Có lẽ bạn không nên lo lắng về bệnh thủy đậu nếu bạn đã bị bệnh trước đó hoặc nếu bạn đã tiêm vaccin thủy đậu. Cả hai điều này có thể giúp bạn miễn dịch với bệnh thủy đậu, được bảo vệ khỏi nhiễm trùng. Khi cơ thể  bạn miễn nhiễm với nhiễm trùng. Khoảng 9 trên 10 phụ nữ mang thai [90 %] miễn dịch với bệnh thủy đậu.

Vaccin là một loại thuốc bạn có được giúp bảo vệ chống lại một số bệnh. Nhiều phụ nữ không biết rằng họ có thể miễn dịch với bệnh thủy đậu hay không. Nếu bạn không chắc chắn, hãy trao đổi cùng Bác sĩ trong lần khám thai đầu tiên của bạn.

Các nghiên cứu về phụ nữ mang thai ở Tây Ban Nha và Pháp cho thấy 96,1%và 98,8% tương ứng miễn dịch với thủy đậu. Vì lý do này, nhiễm VZV tiên phát trong thai kỳ vẫn không phổ biến. Mặc dù tiếp xúc với thủy đậu là phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là ở phụ nữ có con nhỏ.  Tỉ lệ ước tính số ca có biến chứng do bệnh là 3 trong mỗi 1000 ca mang thai.

2. Các biến chứng có thể của thủy đậu trong thai kỳ

Nếu bạn mang thai, thủy đậu trong thai kỳ đôi khi có thể gây ra các biến chứng.

Bạn bị thủy đậu trong khi bạn mang thai, đó là tình trạng bệnh lý nhẹ nhưng đáng kể cho thai nhi của bạn.

2.1 Biến chứng lên mẹ

Bạn có nguy cơ cao bị biến chứng do thủy đậu nếu bạn đang mang thai và:

  • Hút thuốc lá
  • Bị bệnh phổi, như viêm phế quản hoặc khí phế thũng
  • Đang dùng hoặc đã sử dụng steroid trong 3 tháng qua
  • Đang mang thai hơn 20 tuần

Có những biến chứng có tỉ lệ thấp ở phụ nữ mang thai bị thủy đậu. Đây là những trường hợp hiếm và chúng bao gồm:

  • Viêm phổi
  • Viêm não
  •  Các bệnh viêm gan

Biến chứng phát sinh do mắc bệnh thủy đậu khi mang thai có thể gây tử vong. Tuy nhiên, với liệu pháp kháng virus và cải thiện chăm sóc tích cực, điều này rất hiếm.

2.2 Biến chứng cho thai nhi

Các biến chứng có thể ảnh hưởng khác nhau đến thai nhi, tùy thuộc vào số tuần bạn mang thai. Nếu bạn bị thủy đậu:

Trước 28 tuần mang thai

Không có bằng chứng nào cho thấy bạn có nguy cơ sảy thai. Không chắc là thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, có một tỉ lệ thấp thai nhi có thể phát triển hội chứng thủy đậu bào thai [FVS]. FVS có thể làm hỏng da, mắt, chân, tay, não, bàng quang hoặc ruột của em bé. Hội chứng này rất hiếm. Nguy cơ của nó xảy ra trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ là dưới 1%. Từ tuần 13 đến 20, rủi ro là 2%.

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Sẹo
  • Khiếm khuyết mắt, chẳng hạn như đục thủy tinh thể
  • Ngắn chi
  • Tổn thương não.
  • Tật đầu nhỏ
Tật đầu nhỏ do hội chứng thủy đậu bẩm sinh

Đã có báo cáo về tổn thương cho thai nhi do hội chứng thủy đậu bào thai. Nguyên nhân là do người mẹ mang thai bị thủy đậu sau tuần 20. Nhưng nguy cơ ở giai đoạn muộn này trong thai kỳ được cho là ít hơn 1%.

Giữa tuần 28 và 36 của thai kỳ

Có khả năng em bé của bạn có thể được sinh non [trước tuần thứ 37 của thai kỳ]. Dị tật bẩm sinh rất hiếm xảy ra khi bạn bị nhiễm thủy đậu trong giai đoạn này. Tuy nhiên, em bé của bạn có thể có vấn đề với hệ thống thần kinh trung ương [não và tủy sống] nếu bạn bị nhiễm bệnh trong tam cá nguyệt ba của thai kỳ.

Sau 36 tuần mang thai

Em bé của bạn có thể bị nhiễm bệnh và có thể sinh ra bị thủy đậu. Nếu bạn bị nhiễm thủy đậu bảy ngày trước hoặc bảy ngày sau khi sinh, em bé sơ sinh của bạn có thể phát triển một loại bệnh thủy đậu nghiêm trọng hơn. Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, loại thủy đậu này có thể gây tử vong. Gặp bác sĩ khẩn cấp nếu bạn có thai hoặc đã sinh con trong bảy ngày qua và bạn nghĩ rằng bạn có thể bị thủy đậu, hoặc nếu bạn đã tiếp xúc với người bị thủy đậu.

Trẻ sơ sinh nhiễm thủy đậu từ mẹ

3. Khi nào bạn cần tư vấn y tế

Đi khám để nhận lời khuyên thích hợp nhất từ các bác sĩ sản khoa ngay lập tức nếu bạn đang mang thai và:

  • Nghĩ rằng bạn có thể bị thủy đậu.
  • Chưa bao giờ bị thủy đậu hoặc bạn không chắc chắn và bạn vừa tiếp xúc gần với một người mắc bệnh này [ngay cả khi bạn không bị phát ban hoặc các triệu chứng khác].
  • Bạn bị thủy đậu trong vòng 7 ngày sau khi sinh

4. Làm thế nào bạn có thể tránh được bệnh thủy đậu khi mang thai nếu bạn không được miễn dịch?

4.1 Nếu bạn chưa có thai

Đầu tiên, hãy làm xét nghiệm máu để tìm hiểu xem bạn có miễn dịch với bệnh thủy đậu hay không. Làm xét nghiệm nếu bạn mang thai hoặc dự định có thai. Nếu kết quả là không, bạn cần được tiêm chủng vaccin thủy đậu.

Vaccin thủy đậu chứa virus VZV sống giảm độc lực và có được cấp phép sử dụng tại Hoa Kỳ kể từ tháng 3 năm 1995. Sau khi được giới thiệu, tỷ lệ mắc mới thủy đậu trong dân số nói chung đã giảm hơn 80% và tỷ lệ tử vong liên quan đến tình trạng này đã giảm 2/3. Miễn dịch từ vaccin tồn tại đến 20 năm. Vaccin sống giảm độc lực sẽ được tiêm hai liều riêng biệt cách nhau 4-8 tuần. Tình trạng miễn dịch thủy đậu của phụ nữ có kế hoạch mang thai hoặc đang điều trị vô sinh có thể được xác định bằng cách lấy tiền sử bệnh thủy đậu trong quá khứ và bằng cách thử nghiệm huyết thanh cho kháng thể VZV ở những người không có tiền sử hoặc không có tiền sử nhiễm trùng trước đó.

Nếu một phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được tiêm vaccin, cô ấy nên được khuyến cáo để tránh mang thai trong vòng 4 tuần sau khi hoàn thành lịch tiêm vắc xin hai liều

 Tình trạng truyền nhiễm virus qua vaccin là hiếm, mặc dù nó là một virus  sống giảm độc lực.

4.2 Nếu bạn đang có thai

Khi bạn đã có thai, đừng tiêm vaccin cho đến khi bạn sinh con. Trong khi đó, tránh tiếp xúc với bất cứ ai bị thủy đậu hoặc bệnh zona. Nếu bạn không miễn dịch với bệnh thủy đậu và bạn tiếp xúc với người mắc bệnh này, hãy báo cho bác sĩ của bạn ngay lập tức. Bác sĩ có thể cho bạn điều trị bằng thuốc có kháng thể thủy đậu. Điều quan trọng là phải điều trị trong vòng 4 ngày sau khi bạn tiếp xúc với thủy đậu để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc làm cho nó bớt nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, hãy nói với bác sĩ nếu bạn tiếp xúc với một người bị bệnh zona. Bác sĩ cũng có thể điều trị cho bạn bằng thuốc kháng virus.

5. Bạn có thể bị thủy đậu từ một đứa trẻ vừa tiêm vắc-xin không?

Không thường xuyên, nhưng nó có thể xảy ra nếu một đứa trẻ bị lở loét sau khi tiêm vaccin. Các vết loét có thể xuất hiện xung quanh khu vực trẻ tiêm vắc xin. Hãy chắc chắn rằng con bạn đã được tiêm phòng thủy đậu ở độ tuổi 12 đến 15 tháng và ở 4 đến 6 tuổi. Khả năng bạn bị thủy đậu từ một đứa trẻ gần đây đã được tiêm vaccin thấp hơn nhiều so với khả năng mắc bệnh từ một đứa trẻ không có vaccin.

6. Bệnh thủy đậu được điều trị như thế nào khi mang thai?

Nếu bạn bị thủy đậu trong khi bạn mang thai, bác sĩ có thể kê cho bạn một loại thuốc kháng virus gọi là acyclovir để giúp khắc phục các triệu chứng. Thuốc kháng virus là một loại thuốc tiêu diệt các bệnh nhiễm do virus. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại thuốc này an toàn trong thai kỳ. Nếu bạn bắt đầu có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm phổi, bạn cần phải nhập viện và điều trị với lượng thuốc chống virus cao hơn thông qua tĩnh mạch.

7. Bệnh thủy đậu được điều trị ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Nếu trẻ sơ sinh của bạn mắc bệnh ở mức nghiêm trọng, bác sĩ sẽ điều trị cho em bé ngay sau khi sinh bằng thuốc. Thuốc được sử dụng là các kháng thể miễn dịch. Kháng thể miễn dịch giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Thuốc có thể giúp ngăn ngừa bệnh thủy đậu ở em bé của bạn hoặc làm cho nó ít nguy hiểm hơn. Nếu bé vẫn bị thủy đậu sau khi được điều trị thì bé có thể được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút như acyclovir.

Như vậy, để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé, mẹ bầu tốt nhất nên được sự tư vấn tiền sản về thủy đậu trong thai kỳ. Và nếu chưa có miễn dịch, chủng ngừa là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Nếu đã có thai hay đã nhiễm thủy đậu lúc có thai, hãy trao đổi ngay với bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa lời khuyên tốt nhất để giảm thiểu rủi ro thấp nhất cho bạn.

Bác sĩ Huỳnh Thị Như Mỹ

Video liên quan

Chủ Đề