Bệnh viện phụ sản trung ương ở đâu hà nội

Bệnh viện Phụ sản Trung ương [tên gọi cũ: Bệnh viện C] [tên tiếng Anh là National Hospital of Obstetrics and Gynecology [NHOG]] hay tiếng Pháp là Hôpital National de Gynécologie Obstétrique [HNGO]] nằm ở số 43 phố Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Bệnh viện là tuyến chuyên môn cao nhất chuyên ngành Phụ sản và Sơ sinh Việt Nam, là trung tâm đào tạo đại học và sau đại học. Bệnh viện có quy mô 600 giường bệnh; 08 phòng chức năng; 12 khoa lâm sàng; 09 khoa cận lâm sàng; 05 trung tâm; 01 đơn vị chăm sóc sức khỏe sơ sinh tại nhà.

Bệnh viện Phụ sản Trung ươngVị tríVị tríLoại bệnh việnGiườngLịch sửThành lậpLiên kếtĐiện thoạiWebsite

số 43 phố Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Bệnh viện chuyên khoa
600
19/07/1955
+84-24-3825 2161
benhvienphusantrunguong.org.vn

Mục lục

  • 1 Chức năng nhiệm vụ
  • 2 Lịch sử
  • 3 Tham khảo
  • 4 Liên kết ngoài

Chức năng nhiệm vụSửa đổi

  • Khám, chữa bệnh
  • Nghiên cứu khoa học
  • Đào tạo
  • Chỉ đạo tuyến dưới
  • Phòng bệnh
  • Hợp tác Quốc tế
  • Quản lý tài chính trong bệnh viện

Lịch sửSửa đổi

Dưới thời Pháp thuộc, khu vực bệnh viện hiện nay là một nhà tu, sau là nhà thương Võ Tánh. Khi hòa bình lập lại [1955], nhà thương được tu sửa lại làm nơi khám, chữa bệnh cho cán bộ, công nhân viên chức các cơ quan trung ương.

Ngày 19 tháng 7 năm 1955, BS Hoàng Tích Trí, Bộ trưởng Bộ Y tế ký Nghị định 615-ZYO/NĐ/3A quy định tổ chức các cơ quan kế cận và trực thuộc Bộ, chính thức thành lập bệnh viện "C" đặt nền móng đầu tiên cho Bệnh viện Phụ sản Trung ương ngày nay.

Ngày 8 tháng 11 năm 1960, Bộ Y tế lại có QĐ 708/BYT sửa đổi, tổ chức lại Bệnh viện C theo hướng chuyên khoa phụ sản. Trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, ngày 14 tháng 5 năm 1966, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 88/CP đổi tên Bệnh viện C thành Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh. Lần đầu tiên tại Việt Nam có một Viện chuyên ngành nghiên cứu tình trạng sinh lý, bệnh lý của phụ nữ, của các bà mẹ và trẻ sơ sinh, hướng tới mục tiêu "Bảo vệ tốt sức khỏe phụ nữ, các bà mẹ và trẻ sơ sinh, góp phần vào việc giải phóng phụ nữ, phát triển sản xuất, bảo vệ thế hệ tương lai của Tổ quốc".

Năm 2003, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân ngày một lớn, đòi hỏi sự chuyển đổi về tính chất, quy mô của Viện, ngày 18 tháng 6 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định 2212/QĐ-BYT đổi tên Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh thành Bệnh viện Phụ sản Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, tiếp tục thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trước đây của Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh với những đòi hỏi cao hơn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ khám, chữa bệnh trong tình hình mới.

Tham khảoSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trang chủ
Bảng chỉ dẫn tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Bệnh viện Phụ sản Trung ương là bệnh viện đầu ngành Sản phụ khoa, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh.Các khoa, phòng, trung tâm của bệnh viện được trang bị đầy đủ các hệ thống máy xét nghiệm sinh hoá; huyết học; miễn dịch...

Hãy đọc kỹ nội dung dưới đây để có những kinh nghiệm thực tế khi đi khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

1. Thông tin liên hệ

Địa chỉ

Bệnh viện có nhiều cổng vào:

  • Cổng chính: Số 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm
  • Cổng phụ trên phố Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm
  • Cổng phụ trên phố Triệu Quốc Đạt, Hoàn Kiếm

Ngoài ra, bệnh viện còn có Phòng khám theo yêu cầu nằm ở số 56 Hai Bà Trưng.

Điện thoại

  • 0243 8252 161

Website

  • //www.benhvienphusantrunguong.org.vn

Thời gian làm việc

  • Thứ 2 đến thứ 6: Từ 6h30 đến 16h30
  • Nếu bạn muốn khám vào cuối tuần thì có thể khám tại Phòng khám theo yêu cầu số 56 Hai Bà Trưng.

2. Bệnh viện Phụ sản Trung ương gần bến xe nào

  • Bến xe Mỹ Đình: 9km, đi xe bus tuyến 34
  • Bến xe Giáp Bát: 6km, đi xe bus tuyến 32, tuyến 03A hoặc tuyến 08
  • Bến xe Nước Ngầm: 8km, đi xe bus tuyến 06A, 06E, 12, 94 hoặc tuyến 101, sau đó bắt tuyến 32
  • Bến xe Yên Nghĩa: 15km, đi xe bus tuyến 02 hoặc 01
Các tuyến xe bus qua Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Xem thêm: Đặt xe tới Bệnh viện Phụ sản Trung ương

3. Các khoa, trung tâm

Các trung tâm:

  • Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh
  • Trung tâm Chẩn đoán trước sinh
  • Trung tâm Hỗ trợ sinh sản
  • Trung tâm Sàn chậu
  • Trung tâm Tế bào gốc máu cuống rốn
  • Trung tâm Tư vấn Sức khỏe sinh sản và Kế hoạch hóa gia đình

Các khoa lâm sàng:

  • Khoa Hồi sức cấp cứu
  • Khoa Khám bệnh
  • Khoa Khám bệnh theo yêu cầu - 56 Hai Bà Trưng
  • Khoa Phẫu thuật - gây mê
  • Khoa Phụ ngoại
  • Khoa Phụ nội tiết
  • Khoa Phụ ung thư
  • Khoa Sản bệnh lý
  • Khoa Sản nhiễm khuẩn
  • Khoa Sản thường
  • Khoa Đẻ
  • Khoa Điều trị theo yêu cầu
  • Đơn vị Chăm sóc sức khỏe tại nhà

Xem thêm:

  • Khoa khám bệnh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương
  • Khoa Đẻ - Bệnh viện Phụ sản Trung ương

5. Bệnh viện Phụ sản Trung ương khám chữa bệnh gì

  • Khám thai, siêu âm thai, sàng lọc trước sinh, đánh giá sức khỏe của mẹ
  • Theo dõi monitoring, tiêm
  • Xét nghiệm: huyết học, sinh hóa, vi sinh, miễn dịch, tinh dịch đồ
  • Siêu âm: 2D, 4D, siêu âm bơm n­ước buồng tử cung
  • Chẩn đoán sớm, chính các chửa ngoài tử cung. Áp dụng điều trị nội khoa chửa ngoài tử cung bằng Methotrexate
  • Thực hiện thủ thuật: hút thai, phá thai bằng thuốc, hút buồng tử cung, xoắn polyp CTC, đốt điện, đặt tháo dụng cụ tử cung
  • Khám điều trị, phẫu thuật các bệnh lý phụ khoa lành tính: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, polyp buồng tử cung, sa sinh dục, viêm phần phụ, dị dạng sinh dục…
  • Điều trị, phẫu thuật các bệnh lý cấp cứu: chửa ngoài tử cung, u buồng trứng xoắn, vỡ nang buồng trứng chảy máu; u xơ tử cung, polyp buồng tử cung băng kinh thiếu máu...
  • Vô sinh
  • Giữ thai do các nguyên nhân dưới 13 tuần
  • Khám, chẩn đoán, sàng lọc và điều trị các bệnh Ung thư Phụ khoa như Ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú...

5. Một số bác sĩ giỏi tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Hinh - Phó Giám đốc phụ trách Khoa Khám bệnh theo yêu cầu
  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ Cung Thị Thu Thủy - Nguyên Trưởng Khoa Khám bệnh, bác sĩ Phòng khám theo yêu cầu
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Thắng - Phó Trưởng khoa Đẻ
  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hoàng - Nguyên Phó chủ nhiệm khoa Chẩn đoán hình ảnh, Phó Giám đốc,Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia...

5. Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Người bệnh lấy số khám và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn tầng 1 nhà G - Ảnh minh họa

Quy trình khám không Bảo hiểm y tế

Bước 1. Lấy số khám và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn [tầng 1 nhà G].

Bước 2.Ngồi ghế đợi được gọi đến các bàn kính để lấy phiếu khám và mua hoá đơn khám bệnh.

Bước 3. Đến khám bệnh tại phòng khám được ghi trên phiếu khám.

Bước 4. Khi có chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại bàn hướng dẫn để lấy số và ngồi đợi mua hoá đơn.

Bước 5. Siêu âm: đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu.

Bước 6. Xét nghiệm: lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung [tầng 1 nhà A],đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Kết quả xét nghiệm của người bệnh đến khám thai được trả về đúng phòng mà người bệnh được khám thai.

Bước 7.Sau khi có kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sĩ đọc kết quả và kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển người bệnh đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn. Người bệnh nào có chỉ định nhập viện thì theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Bệnh viện Phụ sản Trung ương - Ảnh minh họa

Quy trình khám có Bảo hiểm Y tế

Bước 1.Lấy số khám và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn [tầng 1 nhà G].

Bước 2. Đến các bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục BHYT và lấy phiếu khám.

Bước 3. Đến khám bệnh tại phòng khám BHYT – phòng 6 nhà A.

Bước 4. Khi có chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục BHYT.

Bước 5. Siêu âm: đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu.

Bước 6. Xét nghiệm: lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung [tầng 1 nhà A],đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Kết quả xét nghiệm của người bệnh đến khám thai được trả về đúng phòng mà người bệnh được khám thai.

Bước 7. Sau khi có kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sĩ đọc kết quả và kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển người bệnh đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn. Ng­ười bệnh nào có chỉ định nhập viện thì đến lại bàn kính số 21 và 22 để được hướng dẫn thủ tục nhập viện.

Bước 8.Người bệnh có đơn thuốc BHYT thì đến bàn kính số 3 và 4 để đóng tiền, sau đó quay lại bàn kính số 21, 22 để được hướng dẫn tiếp và lấy lại thẻ BHYT. Người bệnh lấy thuốc BHYT tại khoa Dược – Tầng 2 nhà G.

Bước 9. Khi hoàn tất việc khám bệnh, người bệnh trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm các thủ tục BHYT và lấy lại thẻ BHYT.

6. Chi phí khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Chi phí khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương rất đa dạng, nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này, có thể tham khảo thêm tại Bảng giá danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế áp dụng tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Video liên quan

Chủ Đề