Tại sao muỗi không lây truyền hiv

Tại sao HIV không lây qua đường muỗi đốt [ muỗi chích ]?

Trả lời:

Chào bạn,

Như chúng ta đã biết, con đường lây bệnh của HIV/ AIDS này chủ yếu là do qua đường tình dục – quan hệ tình dục không được bảo vệ, đường máu – sử dụng chung kim tiêm bẩn, truyền máu… Tuy nhiên, căn bệnh thế kỷ này lại không lây truyền qua con đường muỗi đốt [chích]. Đây là một nhận định đã được khoa học chứng minh.

Thông tin trên trang Business Insider cho biết, các nhà khoa học và Joe Conlon – một nhà côn trùng học và cố vấn kỹ thuật của Hiệp hội Phòng chống muỗi của Mỹ khẳng định: “Loài muỗi không thể truyền virus HIV được”.

Conlon giải thích rằng, trước khi hút máu, muỗi tiết nước bọt có chất chống đông để giúp cho nó hút máu dễ dàng hơn. Tuyến nước bọt và tuyến hút máu nằm tách biệt nhau trong vòi của muỗi. Tuyến hút máu có cấu trúc phức tạp và nhìn chung nó không giống như một ống kim tiêm. Nói đơn giản, muỗi tiết nước bọt theo đường riêng và hút máu theo đường riêng. Kết quả là, máu được hút theo hướng duy nhất và không bị bơm ngược vào máu của người bị đốt. Do đó, ngay cả khi con muỗi mang virus từ người bệnh HIV thì máu sẽ không bao giờ thoát khỏi tuyến nước bọt để vào máu của bạn.

Colon cho biết: “Đối với một con muỗi hút máu người bệnh, nó sẽ mang trên mình virus. Virus có thể tồn tại trong khoang cơ thể của muỗi nhưng lại không theo tuyến nước bọt, qua vết đốt để vào cơ thể người khác. Đó là một quá trình vô cùng phức tạp và người bị đốt nhiễm HIV là không thể”.

Muỗi có tuyến nước bọt và tuyến hút máu nằm tách biệt nhau trong vòi.

Tuy nhiên, muỗi lại có khả năng lây truyền ký sinh trùng sốt rét. Lý do là bởi ký sinh trùng này có thể phát triển trong ruột muỗi, sau đó di chuyển đặc biệt tới tuyến nước bọt và tiếp tục vòng đời ở một người mới.

Ở nước ta hoạt động chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV đã được triển khai rộng rãi trong nhiều năm qua. Dù có vô số lần bị muỗi đốt trong thời gian công tác bên cạnh người bệnh, song chưa một bác sĩ, điều dưỡng hay nhân viên chăm sóc nào bị nhiễm HIV qua đường lây này. Bên cạnh đó, ở nhiều gia đình, những người chăm sóc bệnh nhân HIV vẫn an toàn bất kể muỗi xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Nói như vậy để xác thực thêm tính vô hại của côn trùng trong việc gieo mầm bệnh HIV. Do vậy, bạn không nên lo ngại về đường lây này.

[Nguồn tham khảo: Business Insider]

Có nhiều người bǎn khoǎn không biết muỗi đất có làm lây HIV không. Nhiều người tin là muỗi không truyền HIV nhưng cũng không hiểu rõ tại sao.

Chỉ cần quan sát chúng ta cũng thấy không có chuyện muỗi truyền HIV. Tại sao? Nước ta hiện nay đã có những người mang vi rút HIV. Muỗi thì có ở khắp nơi, không có ai chưa bị muỗi đốt bao giờ. Nếu muỗi truyền con vi rút này thì chẳng mấy chốc tất cả mọi người già trẻ lớn bé đều nhiễm HIV hết, số người bị phải đông đến mức báo động rồi.

HIV không lây truyền qua đường muỗi đốt

Muỗi là kẻ thù mang đến cho chúng ta nhiều thứ bệnh. Nhưng, đối với HIV/AIDS thì muỗi không có tội tình gì!

Nói về các lý do y học tại sao muỗi không truyền HIV thì:

Người ta đã nghiên cứu và thấy vi rút HIV không sống và sinh sản trong cơ thể muỗi.

Khi muỗi đốt người thì máu từ cơ thể người đi vào cơ thể muỗi chứ không đi từ cơ thể muỗi sang cơ thể người. Muỗi chỉ tiết vào cơ thể người một ít nước bọt có chứa chất chống đông máu để máu chảy được vào cơ thể muỗi. HIV không tồn tại và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó không có trong nước bọt của muỗi, do đó không đi vào cơ thể người.

Đây là điểm khác với ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Ký sinh trùng gây bệnh sốt rét sống và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó đi vào cơ thể người từ nước bọt của muỗi.

Cấu trúc vòi muỗi rất tinh tế phức tạp, khiến cho máu đi vào bên trong cơ thể muỗi mà không bị dính ở ngoài. Do đó không có chuyện máu của người bị đốt trước dính vào người bị đốt sau.

Theo Colon cho biết: “Đối với một con muỗi hút máu người bệnh, nó sẽ mang trên mình virus. Virus có thể tồn tại trong khoang cơ thể của muỗi nhưng lại không theo tuyến nước bọt, qua vết đốt để vào cơ thể người khác. Đó là một quá trình vô cùng phức tạp và người bị đốt nhiễm HIV là không thể”.

Khi muỗi truyền một tác nhân gây bệnh từ người này sang người khác, tác nhân gây bệnh phải tồn tại trong dạ dày của muỗi cho đến khi quá trình truyền bệnh kết thúc. Nếu muỗi tiêu hóa tác nhân gây bệnh thì chu trình truyền bệnh sẽ chấm dứt. Để truyền bệnh thành công đòi hỏi phải có một số lượng lớn tác nhân gây bệnh vàcác tác nhân này phải có khả năng chịu được các enzym tiêu hóa bên trong dạ dày muỗi.

Ký sinh trùng sốt rét sống bên trong cơ thể muỗi từ 9 – 12 ngày và phải trãi qua hàng loạt các giai đoạn khác nhau trong suốt thời kỳ đó. Virus viêm não cũng có thể sống từ 10 – 25 ngày trong cơ thể muỗi và sao chép một số lượng lớn trong suốt thời kỳ ủ bệnh. Các nghiên cứu ở virus HIV cho thấy rõ ràng rằng, virus đóng vai trò chính trong truyền bệnh AIDS đã được tiêu hóa cùng với máu trong dạ dày muỗi.

Kết quả là máu có nhiễm virus HIV bị tiêu hóa trong dạ dày muỗi sau 1 – 2 ngày và làm mất khả năng gây ra sự lây nhiễm mới. Khi virus không thể tồn tại để sinh sản và di chuyển đến các tuyến nước bọt của muỗi thì việc truyền tác nhân gây bệnh từ người này sang người khác không thể thực hiện được và virus HIV cũng không thể truyền được.

Tuy nhiên, muỗi lại có khả năng lây truyền ký sinh trùng sốt rét và một số virut gây bệnh khác, là do ký sinh trùng sốt rét và các virut này có thể phát triển trong ruột muỗi, sau đó di chuyển tới tuyến nước bọt và lây nhiễm sang người bị muỗi đốt.

Đường lây bệnh của HIV chủ yếu là do quan hệ tình dục không được bảo vệ, đường máu, dùng chung kim tiêm, truyền máu và truyền từ mẹ sang con.

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Nhiều người cho rằng muỗi có thể hút máu của người nhiễm HIV và mang mầm bệnh truyền sang người khác. Điều này có đúng không?

HIV là loại virus gây suy giảm miễn dịch. Virus này tấn công các tế bào T-CD4 [nhóm tế bào có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch] và làm giảm khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Nếu không được điều trị, nhiễm HIV sẽ tiến triển sang giai đoạn cuối hay AIDS. Hiện nay, HIV/AIDS vẫn là một căn bệnh chưa có cách nào chữa trị khỏi.

Nhiều người cho rằng muỗi có thể mang máu chứa HIV từ cơ thể người bệnh và truyền sang người khác nhưng điều này không bao giờ xảy ra.

Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do tại sao muỗi đốt không phải là con đường lây truyền HIV.

Tại sao muỗi không thể lây truyền HIV?

Ngay cả khi muỗi đốt một người nhiễm HIV rồi sau đó lại đốt người khác thì cũng không thể lây truyền virus.

Lý do là bởi đặc tính sinh học của muỗi và HIV. Cụ thể, muỗi không thể truyền HIV vì những lý do sau đây.

HIV không thể lây nhiễm sang muỗi

HIV lây nhiễm vào cơ thể bằng cách bám vào các thụ thể trên bề mặt tế bào miễn dịch. Sau đó, virus xâm chiếm vào các tế bào, nhân lên và tiếp tục lây lan.

Muỗi và tất cả các loại côn trùng khác đều không có thụ thể mà HIV cần sử dụng để nhận biết và xâm nhập vào các tế bào miễn dịch. Điều này có nghĩa là muỗi không thể bị nhiễm HIV. Sau khi vào cơ thể của muỗi, HIV sẽ bị phân hủy và tiêu hóa trong dạ dày.

Và vì muỗi không thể bị nhiễm HIV nên sẽ không truyền virus này sang người.

Cơ chế hút máu của muỗi

Vòi [phần dài trên miệng] của muỗi gồm có hai ống.

Một ống được sử dụng để hút máu. Ống còn lại sẽ đưa nước bọt của muỗi vào vết cắn. Điều này có nghĩa là khi bị muỗi đốt thì sẽ chỉ có nước bọt của chúng đi vào cơ thể chứ muỗi không hề truyền máu.

HIV không lây truyền qua nước bọt, dù là nước bọt của người hay của động vật nên virus này sẽ không thể lây qua đường muỗi đốt.

Số lượng HIV trong muỗi quá ít

Chỉ khi bị nhiễm một lượng HIV đủ nhiều thì mới mắc bệnh.

Cho dù chưa được tiêu hóa thì số lượng HIV trong cơ thể muỗi cũng chỉ rất ít và không đủ để khiến người bị đốt lây nhiễm virus.

Theo một số ước tính, một người phải bị đốt 10 triệu lần bởi những con muỗi mang HIV thì mới nhiễm đủ lượng virus để mắc bệnh.

HIV lây truyền như thế nào?

HIV lây truyền qua sự tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch cơ thể chứa virus. Những chất dịch này gồm có:

  • Máu
  • Tinh dịch và dịch tiền xuất tinh
  • Dịch tiết âm đạo
  • Dịch hậu môn
  • Sữa mẹ

Những chất dịch này phải xâm nhập vào trong cơ thể thì mới bị lây nhiễm HIV.

HIV chủ yếu lây truyền khi quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khác và lây truyền do dùng chung bơm kim tiêm.

Người mẹ nhiễm HIV cũng có thể truyền virus sang con khi mang thai, sinh nở hoặc cho con bú. Tuy nhiên, hiện nay nhờ các loại thuốc kháng virus mà nhiều phụ nữ dương tính với HIV vẫn có thể sinh con khỏe mạnh, âm tính với HIV.

HIV không lây truyền qua nước bọt, mồ hôi, tiếp xúc da, không khí và dùng chung vật dụng.

Hơn nữa, một người nhiễm HIV sẽ chỉ lây virus sang người khác khi có tải lượng virus ở mức có thể phát hiện được. Việc dùng thuốc kháng virus đều đặn hàng ngày sẽ có thể làm giảm tải lượng virus xuống mức không thể phát hiện và lúc này HIV sẽ không còn lây sang người khác.

>> Các con đường lây truyền HIV

Muỗi lây truyền những bệnh nào?

Mặc dù muỗi không thể lây truyền HIV nhưng lại có thể gây ra nhiều bệnh khác.

Muỗi ở mỗi một vùng trên thế giới sẽ lây truyền những bệnh khác nhau vì mỗi nơi lại có những mầm bệnh riêng. Ngoài ra, mỗi loài muỗi cũng sẽ lây truyền các bệnh không giống nhau.

Các bệnh do muỗi lây truyền gồm có:

  • Bệnh chikungunya
  • Sốt xuất huyết
  • Viêm não tủy ngựa miền đông
  • Bệnh giun chỉ bạch huyết, còn được gọi là bệnh phù chân voi
  • Viêm não Nhật Bản
  • Viêm não La Crosse
  • Bệnh sốt rét
  • Bệnh viêm não St. Louis
  • Viêm não Venezuela
  • Sốt tây sông Nile
  • Viêm não tủy ngựa miền tây
  • Bệnh sốt vàng
  • Virus Zika

Các bệnh do muỗi lây truyền là vấn đề khá phổ biến và tác hại lớn nhất của ​​muỗi. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, bản thân vết muỗi đốt cũng gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Cảm giác ngứa ngáy sau khi bị muỗi đốt là một dạng phản ứng dị ứng nhẹ. Nhưng một số người có phản ứng mạnh hơn với các biểu hiện như phát ban hoặc tổn thương da xung quanh vết đốt.

Nếu cảm thấy khó thở hoặc sưng phù mặt, cổ họng sau khi bị muỗi đốt thì cần đến ngay bệnh viện gần nhất. Đây có thể là các dấu hiệu của sốc phản vệ - một phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có thể gây tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

Tóm tắt bài viết

Muỗi là vật trung gian lây truyền nhiều bệnh nhưng trong đó không có HIV.

HIV từ cơ thể người không thể lây nhiễm sang muỗi vì chúng không có các thụ thể tế bào mà HIV cần sử dụng. Hơn nữa, muỗi không truyền máu khi đốt và số lượng HIV có trong muỗi cũng quá ít để lây bệnh sang người khác.

Tuy nhiên, vẫn phải chú ý tránh bị muỗi đốt để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh do loài côn trùng này gây ra.

Video liên quan

Chủ Đề