Bị chắp mắt bao lâu thì khỏi


Chắp là một khối u không đau ở mí mắt. Nguyên nhân là do sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn [tuyến Meibomian] của mi mắt

 
Mặc dù cùng gây ra “1 cục u trên mí mắt” nhưng người bệnh cần phân biệt Chắp và Lẹo. Lẹo xảy ra do nhiễm trùng và gây đau, trong khi đó Chắp không đau hoặc ít đau, tuy vậy thời gian thường kéo dài hơn lẹo. 


Các triệu chứng của chắp là gì? 


Chắp thường bắt đầu bằng biểu hiện mẩn đỏ và sưng tấy vùng mí mắt [thường là mí mắt trên] sau đó, một cục cứng [khối u], không đau hình thành. Khối u có thể to bằng hạt đậu. Chắp ở mí mắt dưới thường trông giống như một nốt sưng màu vàng-trắng.


Chắp có cần xét nghiệm gì không? 

Không. Khi có các triệu chứng, dấu hiệu đặc trưng của chắp, bạn cần găp bác sĩ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và điều trị. 

Có cách nào giúp tôi tự điều trị chắp tại nhà không? 

 

Có. Bạn có thể chườm ấm lên vùng chắp. Làm ướt một chiếc khăn sạch bằng nước ấm và đắp lên da vùng chắp. Khi khăn nguội, hãy hâm nóng lại bằng nước ấm và đặt lên lại. Lặp lại các bước này trong 15 phút, 4 lần một ngày. Bạn không nên đè ấn hay cố nặn Chắp. 


Chắp được điều trị như thế nào? 


Hầu hết chắp sẽ biến mất khi được chườm ấm như mô tả ở trên trong vòng vài tuần. Nó thậm chí có thể tự biến mất. Nhưng nếu bạn có một cục chắp lớn không biến mất hoặc tiếp tục tái phát, bạn cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa để chích chắp hoặc tiêm một loại thuốc vào vùng chắp để làm giảm sưng tấy.


Lẹo [Stye/ Hordeolum] là gì? 


Lẹo là một khối u đỏ và đau trên mí mắt. Nguyên nhân là do vi khuẩn [thường là tụ cầu] xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây nhiễm trùng cấp tính. 

Lẹo có thể xảy ra trên cả 2 mí mắt. Hầu hết lẹo sẽ tự khỏi sau vài ngày đến một tuần.  

Đôi khi, người ta nhầm lẫn lẹo với chắp. Nhiều khi từ lẹo có thể chuyển thành chắp khi lẹo không điều trị lành hoàn toàn gây chèn ép các tuyến nhờn của mi mắt.


Các triệu chứng của lẹo mắt là gì? 


Những người bị lẹo mắt có một cục đỏ và đau ở rìa mí mắt

 

Mụn lẹo thường phát triển trong vài ngày. Nó có thể trông giống như một cái mụn. Lẹo cũng có thể gây ra các triệu chứng khác, chẳng hạn như chảy nước mắt, đau và sưng mí mắt. 

 

Lẹo có cần xét nghiệm gì không?

 
Không. Bác sỹ chỉ cần khám cho bạn để biết bạn có bị lẹo hay không.


Có cách gì giúp tôi cảm thấy tốt hơn không? 


Có. Để giảm bớt các triệu chứng và giúp lẹo mắt thuyên giảm, bạn có thể chườm ấm như hướng dẫn chườm ấm chắp. Bạn không nên đè ấn hay cố nặn lẹo. Điều này có thể làm cho nó tồi tệ hơn. Ngoài ra, bạn không nên trang điểm mắt hoặc đeo kính áp tròng cho đến khi tình trạng lẹo mắt của bạn khá hơn. 


Tôi có nên gặp bác sĩ không? 

Bạn nên gặp bác sĩ nhãn khoa nếu: ● Mụn lẹo của bạn không biến mất sau khi chườm ấm từ 1 đến 2 tuần  ● Mụn lẹo của bạn rất to, chảy máu hoặc ảnh hưởng đến thị lực của bạn  ● Toàn bộ mắt của bạn bị đỏ hoặc toàn bộ mí mắt của bạn bị đỏ và sưng

● Vết mẩn đỏ hoặc sưng tấy lan sang má hoặc các bộ phận khác trên khuôn mặt 


Các phương pháp điều trị lẹo nào đang được sử dụng? 

Nếu mụn lẹo của bạn không thuyên giảm hoặc nếu nó dẫn đến các vấn đề khác, bác sĩ có thể:  ● Kê đơn kem hoặc thuốc mỡ bôi vào mắt và mí mắt  ● Kê đơn thuốc kháng sinh 

● Thực hiện quy trình để làm khô lẹo. 


 Lẹo mắt có thể phòng ngừa không?

Có. Để giảm nguy cơ bị lẹo mắt, bạn có thể:  ● Rửa tay thường xuyên: Điều đặc biệt quan trọng là phải rửa tay trước khi chạm vào mắt. Ngoài ra, nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy giữ chúng sạch sẽ và rửa tay trước khi đeo vào. 

● Hãy cẩn thận khi trang điểm mắt: Trang điểm mắt đôi khi có thể gây ra lẹo mắt. Tẩy trang mắt mỗi tối và vứt bỏ lớp trang điểm cũ. Không dùng chung đồ trang điểm mắt với người khác.

BSNT Trần Thị Thu Hiền Khoa Mắt 

Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng


 

This post is also available in: English [English]

Tình trạng mọc mụn trong mắt hay còn gọi là chắp mắt hoặc lẹo. Đây là hai bệnh thường gặp ở vùng mắt. Bệnh có biểu hiện khá giống nhau như xuất hiện một hoặc nhiều mụn nhọt nhỏ tại vị trí mí mắt. Bị chắp mắt thường lành tính và dễ dàng dược chữa khỏi sau một tuần.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng những mụn chắp, lẹo to có thể gây cho bạn khó chịu vì cảm giác xốn hay cộm mắt. Do nguyên nhân của chắp là nghẽn tuyến bã nhờn mí mắt nên bệnh có thể tái phát khi tuyến bã này tiếp tục bị tắc, lúc này để giải quyết triệt để, bác sĩ nhãn khoa có thể tiến hành một số thủ thuật nhỏ rạch thông tuyến bã.

Bị chắp mắt là gì?

Chắp mắt là tình trạng nổi cục trong mí mắt trên hoặc mí mắt dưới bị nổi nhọt và sưng do tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn. Bị chắp mắt có hai dạng chính, bao gồm chắp bên trong và chắp bên ngoài. Biểu hiện của chắp bên ngoài là nốt đỏ hơi cứng ở mi mắt, có kích thước cỡ hạt đậu. Trong khi đó, chắp bên trong không dễ nhận ra và nốt u nằm ở mặt trong của mi mắt.

Mắt bị chắp có triệu chứng khá giống bệnh lẹo mắt [bệnh viêm tuyến bã nhờn ở mí mắt] nhưng chỗ u trên mí thường nhỏ hơn và không đau. Chắp mắt có thể tự khỏi trong một tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần đi khám nếu nghi ngờ bị chắp mắt vì bệnh có thể cản trở thị lực.

Những dấu hiệu và triệu chứng bị chắp mắt?

Chắp mắt có triệu chứng đặc trưng là cảm giác cộm lên từ bên trong hoặc có nốt u đỏ trên mí mắt. Nốt u hoặc chỗ cộm phát triển to dần nhưng không gây đau. Ngoài ra, các triệu chứng kèm theo của mắt bị chắp bao gồm:

  • Chảy nước mắt nhiều;
  • Thị lực giảm hoặc mất thị lực;
  • Mí mắt nổi mụn trắng nhỏ;
  • Nhạy cảm với ánh sáng, tức là thấy khó chịu với ánh sáng mạnh.

Bị chắp mắt khác với lẹo mắt ở chỗ, căn bệnh này sẽ không gây đau và thường nằm xa mí mắt; trong khi đó, lẹo mắt gây đau và sưng, thường nằm tại cạnh mí mắt. Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Mặc dù chắp mắt có thể tự khỏi và không nghiêm trọng như lẹo mắt, người bệnh vẫn nên đi khám nếu phát hiện bất cứ bất thường nào ở mí mắt. Đặc biệt, người bệnh cần đến bệnh viện ngay nếu thị lực bị cản trở hoặc mất thị lực do chắp mắt quá lớn gây ra.

Nguyên nhân nào dẫn đến bị chắp mắt?

Chắp mắt là do các tuyến dầu ở mí mắt [tuyến Meibomius] bị tắc nghẽn gây ra, tạo thành có nốt u hoặc chỗ cộm trên mí. Tuyến dầu này có nhiệm vụ cân bằng độ ẩm bên trong mí và rất dễ bị tắc do bụi bẩn hoặc vệ sinh kém. Tuyến dầu bị nghẽn lâu ngày có thể vỡ ra và bị viêm do nhiễm khuẩn.

Những nguy cơ nào làm tăng nguy cơ bị chắp mắt?

Đối tượng dễ mắc bệnh

Chắp mắt có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng trẻ em thường dễ bị chắp mắt hơn do thường dùng tay dụi mắt. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chắp mắt?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chắp mắt bao gồm:

  • Có tiền sử bị chắp mắt trước đó;
  • Tay không sạch sẽ. Việc chạm tay dơ vào mí mắt có thể tăng nguy cơ bị chắp mắt vì bụi bẩn từ tay có thể sẽ chặn các tuyến dầu.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Bị chắp mắt có thể điều trị như thế nào?

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán chắp mắt?

Bác sĩ có thể chẩn đoán người bị chắp mắt bằng cách quan sát mí mắt và nốt u trên đó. Bác sĩ có thể hỏi về cảm giác đau hoặc thời gian xuất hiện triệu chứng để phân biệt chắp mắt với lẹo mắt hoặc một bệnh lý khác.

Bác sĩ thường không yêu cầu xét nghiệm hoặc kỹ thuật chuyên môn nào để chẩn đoán chắp mắt, trừ khi khám lâm sàng không kết luận được bệnh.

Phương pháp nào dùng để điều trị chắp mắt?

Ngay khi chỗ sưng xuất hiện, người bệnh nên dùng túi chườm ấm đặt lên mí mắt để giúp mở lỗ chân lông và giảm tình trạng tắc nghẽn các tuyến dầu. Giữ nguyên túi chườm trong 10 phút và  chườm 4 lần mỗi ngày.

Nếu cần thiết, bác sĩ có thể loại bỏ chắp mắt thông qua tiểu phẫu hoặc kê các loại thuốc nhỏ mắt chứa steroid kháng viêm hoặc chứa kháng sinh.

Chắp mắt có tự khỏi không là thắc mắc của rất nhiều người. Chúng ta có thể khẳng định rằng đây là một căn bệnh không quá nguy hiểm, nếu không có biến chứng đặc biệt nào, bị chắp mắt thường biến mất sau 2 tuần điều trị hoặc 4 tuần không điều trị.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chắp mắt?

Những điều bạn nên làm để kiểm soát bệnh chắp mắt bao gồm:

  • Lau nhẹ nhàng mí mắt bằng vải sạch hoặc gạc bông;
  • Không nên nặn hoặc cố làm bể chắp mắt;
  • Giữ cho mặt, da đầu, lông mày và tay sạch sẽ;
  • Hạn chế dùng phấn trang điểm mắt;
  • Báo bác sĩ nếu thấy bất thường trong người hoặc triệu chứng chắp mắt không thuyên giảm khi sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống được kê toa.
  • Báo cho bác sĩ nếu chắp mắt không khỏi sau 2 tuần điều trị.

Bị chắp mắt có thể được điều trị khỏi bằng các loại thuốc kháng sinh và kháng viêm. Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bạn nên đi khám mắt khi bị cộm, xốn đỏ hoặc nổi u nhọt trên mí mắt. Cần tránh bất cứ các can thiệp tự ý lên mắt vì có nguy cơ làm nhiễm trùng vết thương.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Để bảo vệ sức khỏe tốt hơn từ hôm nay, bạn đã từng nghĩ đến việc tích lũy một khoản tiền cho bản thân hay chưa? Các gói bảo hiểm sức khỏe được ra đời nhằm giúp mọi người chăm lo nhiều hơn cho bản thân.

Thấu hiểu được nỗi lo chung của khách hàng, Pacific Cross xin giới thiệu cùng bạn đọc những gói bảo hiểm sức khỏe phù hợp với mọi đối tượng. Hãy liên hệ cùng chúng tôi hôm nay để nhận được tư vấn và hướng dẫn đăng ký dịch vụ TẠI ĐÂY

Bạn có thể quan tâm chủ đề:

Nguồn tham khảo:

  • Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản in. Trang 715
  • Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. [2009]. The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Bản in. Trang 1435

Video liên quan

Chủ Đề