Volume chứng khoán là gì

Khối lượng giao dịch [tiếng Anh: Volume] là số lượng cổ phiếu hoặc hợp đồng được giao dịch trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.

Khái niệm

Khối lượng giao dịch trong tiếng Anh là Volume.

Khối lượng giao dịch là số lượng cổ phiếu hoặc hợp đồng được giao dịch trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.

Mỗi một giao dịch mua hay bán nếu được thực hiện đều đóng góp vào tổng khối lượng giao dịch. Nếu trong một ngày có tất cả 5 hợp đồng được giao dịch thì khối lượng giao dịch của ngày đó là 5 đơn vị.

Nội dung về khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch là một chỉ báo vô cùng quan trọng trong phân tích kĩ thuật. Nó không chỉ cung cấp các manh mối về hướng đi của thị trường trong tương lai mà còn giúp ích cho các nhà giao dịch rất nhiều trong việc tìm kiếm điểm vào/thoát lệnh.

Thông thường, khối lượng giao dịch lớn có thể cho các nhà đầu tư biết rất nhiều về triển vọng về thị trường hoặc chứng khoán. Chẳng hạn, việc giá và khối lượng giao dịch tăng một cách đáng kể có thể là một dấu hiệu đáng tin cậy về một xu hướng giá tăng hoặc giá đảo chiều tăng. Mặt khác, việc giá và khối lượng giao dịch giảm một cách đáng kể có thể là dấu hiệu của một xu hướng giá giảm hoặc giá đảo chiều giảm.

Thông thường, các nhà phân tích kĩ thuật sẽ đưa khối lượng giao dịch vào các biểu đồ cơ bản để phân tích. Biểu đồ khối lượng thường xuất hiện ở dưới biểu đồ hình nến. Các biểu đồ này thường sẽ biểu diễn đường xu hướng trung bình trượt.

Việc kết hợp khối lượng giao dịch vào các quyết định giao dịch có thể giúp nhà đầu tư có cái nhìn hài hòa hơn về tổng thể các yếu tố của thị trường, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Trong phân tích kĩ thuật, có hai chỉ số được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ các nhà đầu tư kết hợp khối lượng giao dịch vào các quyết định đầu tư của họ, đó là chỉ số khối lượng giao dịch tích cực [PVI] và chỉ số khối lượng giao dịch tiêu cực [NVI] được phát triển bởi Paul Dysart trong những năm 1930. Những chỉ số này rất phổ biến vào năm 1975 khi chúng được thảo luận trong một cuốn sách năm 1976 có tựa đề "Stock Market Logic" của Norman Fosback.

[Tài liệu tham khảo: investopedia.com]

Tường Vy

Chắc hẳn nhiều bạn ở đây đã từng nghe qua Volume trong chứng khoán, nhưng mà chưa thể hiểu rõ những công dụng và ý nghĩa của Volume trong chứng khoán là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu kĩ hơn về Volume trong chứng khoán, để có thêm kiến thức về vai trò và ý nghĩa của Volume trong việc mua bán.

Volume trong chứng khoán là gì?

Volume trong chứng khoán là số lượng cổ phiếu, trái phiếu, quyền chọn hoặc hợp đồng được giao dịch trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong thị trường chứng khoán, mỗi lần thực hiện mua hay bán đều đóng góp vào khối lượng giao dịch volume. Nếu như trong một ngày có tất cả 10 hợp đồng được giao dịch thì khối lượng mua bán của ngày hôm đó là 100 đơn vị.

Volume có nghĩa là khối lượng trao đổi trong chứng khoán.

Volume phản ánh sức mạnh của một cổ phiếu, một trái phiếu, một chỉ số… Nói chung, volume phản ánh mức giá trong thị trường giao dịch.

Từ volume, bạn cũng biết được tính thanh khoản của một thị trường nhất định và chất lượng của một xu hướng đang tăng cường hay suy yếu.

Volume là một dấu hiệu thật sự đáng chú ý. Tuy nhiên, bạn cũng nên hiểu rõ về việc giải thích ý nghĩa của khối lượng vì khối lượng tăng hay giảm chỉ cho chúng ta biết liệu thị trường có quan tâm đến một mức giá trên thị trường hay không, chứ không xác nhận thị trường sẽ tăng giá trong tương lai.

Tại sao lại sử dụng khối lượng mua bán volume?

Những con số hiển thị như giá hiện tại, vốn hóa và khối lượng mua bán volume có mối liên hệ với nhau  chúng thể hiện mức độ quan tâm của nhà đầu tư.

Nếu volume lớn trong khi giá tăng, đó chính là chỉ báo tốt nhất cho chúng ta thấy cấp độ quan tâm của nhà đầu tư đang tăng, còn nếu volume nhỏ nghĩa là cấp độ quan tâm của nhà đầu tư thấp.

Tại sao lại sử dụng khối lượng mua bán volume?

Mặt khác khối lượng giao dịch volume cũng thể hiện tính thanh khoản của thị trường  là yếu tố quan trọng để đi đến quyết định mua.

Các nhà đầu tư chứng khoán giao dịch trong ngày thường xem khối lượng mua bán cao là yếu tố quan trọng vì thời gian thực hiện ngắn cần thị trường có tính thanh khoản cao.

Các chuyên gia trong lĩnh vực thường khuyến cáo các nhà đầu tư ngắn hạn chọn những đồng tiền có khối lượng mua bán cao.

Thực tế, volume là thước đo sử dụng để xác định xu hướng, thời điểm đảo chiều và sự đột phá giá trên thị trường chứng khoán.

Vai trò  ý nghĩa của khối lượng giao dịch là gì?

  • Thể hiện tính thanh khoản của thị trường: cổ phiếu nào có khối lượng giao dịch lớn, thì thuận tiện cho việc mua bán hơn.
  • Điều này cũng tạo điều kiện cho việc mua bán cổ phiếu trên sàn gần với giá trị thực của nó hơn và biểu đồ phân tích kỹ thuật ít bị nhiễu hơn.
  • Khối lượng trao đổi có nhiệm vụ thiết yếu trong phương pháp phân tích kỹ thuật, nhờ nó mà nhà đầu tư có cái nhìn rõ nét hơn về thị trường hiện tại và nói ra nhận xét đúng cho hướng đi của thị trường, cũng như có sự chọn lựa thời điểm mua bán cổ phiếu chuẩn hơn
Vai trò và ý nghĩa của khối lượng giao dịch là gì?

Mối tương quan giữa giá và khối lượng mua bán chứng khoán là gì?

1. Giá tăng khối lượng trao đổi tăng

Khối lượng tăng cho thấy thị trường đang rất sôi nổi, người mua người bán nhiều, số lượng người mua kỳ vọng giá sẽ đi xa hơn nữađa phần mọi người đều tham gia vào lúc này.

2. Giá giảm khối lượng giao dịch giảm

Thị trường lúc này ảm đạm, người mong muốn mua bán ít dần, sự lên xuống của hàng hóa không còn được quá chú ý.

Giá sẽ di chuyển chậm dần để mong đợi dòng tiền vào thị trường, trong giai đoạn này, giá sẽ di chuyển chậm và chờ đợi một bước chuyển mình.

Mối tương quan giữa giá và khối lượng mua bán chứng khoán là gì?

3. Giá tăng khối lượng mua bán giảm

  • Trong xu hướng tăng: Được xem là một tín hiệu giảm giá, khối lượng giảm thể hiện nhà đầu tư đang dần tránh xa hàng hóa vì giá cao, cho chúng ta thấy sẽ có thể xuất hiện đảo chiều.
  • Trong xu thế giảm: Việc này thể hiện xu thế giảm có thể sẽ tiếp tục, khi nhà đầu tư chưa chú ý tới hàng hóa.

4. Giá giảm khối lượng giao dịch tăng

  • Trong một xu hướng giảm: là một tín hiệu đảo chiều, từ giảm qua tăng. Ta có câu hỏi “ai là người mua nhiều như vậy?” Khi giá đi đến vùng có thể mua được, do tác động của tin tức, các phân tích kỹ thuật có được vùng giá đó.
  • Một lượng lớn nhà đầu tư sẽ nhảy vào thị trường, khối lượng tăng cao khi xu thế giảm báo hiện có thể thị trường đã đến lúc đảo chiều.
  • Trong xu hướng tăng: Lúc này ta đặt ngược lại câu hỏi “ai là người bán nhiều như vậy” cũng có thể do tác động của tin tức, các phân tích kỹ thuật. Mà đã xuất hiện vùng giá nên bán, các nhà đầu tư bắt đầu chấp nhận bán giá giảm hơn một ít.
Mối tương quan giữa giá và khối lượng mua bán chứng khoán là gì?

5. Giá đi ngang khối lượng trao đổi tăng vọt

Lúc này giá đang trong phiên tích lũy thị trường bắt đầu lưu ý tới hàng hóa hơn, các nhà đầu tư cũng bắt đầu gom hàng vào thời điểm này, đây là một tín hiệu tốt để mua hàng.

Sử dụng mối tương quan giữa giá  khối lượng theo lý thuyết chung về phân kỳ và hội tụ tổng quát

  • Giá và khối lượng phân kỳ: Tức là chiều của khối lượng giá ngược nhau, một bên tăng một bên giảm và ngược lại, thì xu thế sẽ nhanh chóng đảo chiều.
  • Giá  khối lượng hội tụ : Tức là giá cùng chiều với khối lượng, cùng tăng hoặc cùng giảm thì xu thế sẽ tiếp tục bền vững

Tổng kết

Đến đây bạn đã phần nào hiểu được Volume trong chứng khoán là gì? Mối tương quan giữa giá và khối lượng giao dịch? Và vai trò, ý nghĩa của chúng.  Hy vọng bạn sẽ áp dụng tốt và thu về lợi nhuận.

Xem thêm : Tự Do Tài Chính Là Gì? Các Bước Để Đạt Được Tự Do Tài Chính

Thanh Xuân – Tổng hợp, bổ sung

Video liên quan

Chủ Đề