Bị chuột rút bắp chân thiếu chất gì

Hỏi: Chào bác sĩ, từ đầu tuần này tôi bị chuột rút mấy lần, chuyện này chưa từng xảy ra với tôi. Lúc đầu tôi nghĩ chắc do có ngày tôi đi lại nhiều nhưng bạn tôi nói có thể do tôi bị thiếu chất và không nên chủ quan vì ngày tôi vận động ít cũng bị chuột rút. Bác sĩ cho tôi hỏi bị chuột rút thiếu chất gì và nên bổ sung thế nào để khắc phục tình trạng chuột rút? (Ngọc Hoa, Sơn Tây)

Đáp: Chào bạn Ngọc Hoa,

Chuột rút là gì? Chuột rút là cơn co cơ xuất hiện đột ngột và kéo dài vài giây cho đến vài phút, thường xảy ra ở bắp chân khi bạn đang ngủ hay vừa thức giấc.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chuột rút và có thể kể đến:

  • Thiếu oxy đến cơ: Trong quá trình vận động, bạn phải tăng nhịp thở để cung cấp đủ oxy đến cơ bắp. Nên nếu cơ bị thiếu oxy sẽ làm chuột rút xảy ra.
  • Thiếu nước và muối ăn: Thiếu nước là một trong nhiều nguyên nhân làm bạn bị chuột rút. Khi bạn vận động nhiều như tập thể thao mồ hôi toát ra nhiều, nếu không cung cấp đủ nước sẽ bị chuột rút và việc mất nước do tập luyện còn làm các dây thần kinh nhạy cảm hơn trước những động tác vật lý. Tình trạng này có thể gây ra các cơn co thắt, tạo áp lực lớn lên hệ thần kinh và những con chuột rút xuất hiện.
  • Đứng, ngồi quá lâu: Khi bạn giữ nguyên một tư thế như đứng hay ngồi quá lâu trong một khoảng thời gian dài có thể làm cơ bắp mệt mỏi dẫn đến chuột rút. Nếu thói quen này kéo dài sẽ khiến những bó cơ mỏi và đau nhức nghiêm trọng.
  • Do hạ canxi máu: Khi bạn bị hạ canxi máu sẽ thấy có nhiều dấu hiệu như nhịp tim rối loạn, cảm giác nóng ngứa ở bàn tay bàn chân, chuột rút do cơ bị đau và co rút.
  • Thiếu hụt khoáng chất: Chế độ ăn hàng ngày của bạn nếu thiếu kali, magie đặc biệt là canxi có thể là nguyên nhân gây chuột rút.

Như thông tin bạn Ngọc Hoa chia sẻ, thì tình trạng chuột rút mới xuất hiện 1 tuần nay và xảy ra liên tục. Tình trạng chuột rút xảy ra với bạn có thể do nhiều nguyên nhân và cũng không loại trừ nguyên nhân thiếu chất từ bữa ăn hàng ngày. Do đó để cải thiện tình trạng chuột rút làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, gây đau nhức cơ thì bạn có thể chú ý các điểm sau:

  • Bạn không nên ngồi quá lâu hay giữ chân ở nguyên một tư thế mà nên để chân thoải mái. Nếu ban ngày bạn phải đứng hoặc ngồi nhiều thì trước khi ngủ bạn có thể thực hiện các động tác duỗi thẳng chân và kéo căng bắp chân trước khi đi ngủ. Nên thực hiện động tác kéo căng chân ít nhất 3 phút trước khi ngủ. Tập thể dục đều đặn, thường xuyên sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm chuột rút như chọn tập yoga, đạp xe, đi bộ...
  • Nếu thấy chuột rút xảy ra khi đang ngủ buổi đêm bạn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh phần bắp thịt bị đau, lắc và xoa bóp vùng bị chuột rút rồi nâng chân lên cao.
  • Bạn nên giữ ấm chân khi đi ngủ, như vào mùa hè không nên nằm đối diện với quạt để tránh hơi lạnh và gió quạt thổi vào lưng. Mùa đông nên đi tất giữ ấm chân và đắp chăn khi đi ngủ hoặc bạn có thể ngâm chân nước nóng trước khi ngủ.
  • Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 2 lít - 3 lít nước.ngày. Thoisn quen này sẽ  giúp tránh chuột rút vào ban đêm do mất nước, một nguyên nhân thường gặp. Nếu bạn thường xuyên chơi thể thao, thì có thể sử dụng các loại nước uống dành riêng cho người chơi thể thao có tác dụng bổ sung nước và chất điện giải có thể mất đi khi bạn chơi thể thao.
  • Bị chuột rút thiếu chất gì? Để tránh bị chuột rút do thiếu chất thì bạn nên thường xuyên ăn các thực phẩm giàu kali như chuối, chà là, nho, đậu, bông cải xanh, bắp cải, cam, bưởi, cà chua, cá ngừ… Thói quen này sẽ giúp bạn không bị hạ kali máu. Đồng thời ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, các loại rau lá xanh đậm, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa.

Tuy nhiên do khả năng hấp thu và có thể lượng thực phẩm bạn ăn hàng ngày cung cấp chưa đủ lượng canxi cơ thể (khoảng 1000mg/ngày) bạn có thể chọn bổ sung canxi từ viên uống có Canxi nano, Vitamin D3, MK7 và nhiều dưỡng chất khác như Magie, Mangan, Kẽm, Silic, Sắt… Việc bổ sung canxi từ viên uống này sẽ cung cấp đủ canxi, bạn không cần lo thừa hay thiếu nhờ canxi nano có kích thước siêu nhỏ nên có khả năng hấp thu tốt hơn các loại canxi thông thường, tránh cho người sử dụng những tác dụng phụ như táo bón, sỏi thận… (Xem sản phẩm tại đây)

  • Bạn cần chú ý tránh stress, để tâm trạng căng thẳng vì nó có thể dẫn đến chuột rút, khiến cho hormone trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao. Đồng thời tránh ăn những thực phẩm cũng như đồ uống không tốt cho sức khỏe như đồ chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn, rượu bia, cà phê...

Nếu cơn đau chuột rút không được cải thiện bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và chỉ định điều trị.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử  để được chuyên gia giải đáp thêm về các dưỡng chất cần thiết giúp ngăn ngừa tình trạng chuột rút.

Bị chuột rút bắp chân thiếu chất gì
Chuột rút hay xảy ra ở bắp chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng

Magne

Cơ bắp thường xuyên bị chuột rút là một trong những dấu hiệu đầu tiên phản ánh tình trạng thiếu magne của cơ thể. Bởi. magne có mặt trong hơn 300 phản ứng sinh hóa của cơ thể, kích thích tái hấp thu calci giúp duy trì một hệ thống cơ bắp khỏe mạnh và ngăn ngừa chuột rút. Ngoài ra, magne còn làm tăng hiệu quả hấp thu kali, khoáng chất rất quan trọng cho hoạt động của cơ bắp.

Bị chuột rút bắp chân thiếu chất gì
Tắm muối Epsom 2 lần/tuần cho phép cơ thể hấp thu thêm magne

Để duy trì mức độ magne cần thiết, bạn nên tiêu thụ thường xuyên hơn các thực phẩm như: Hạnh nhân, bơ, chuối, đậu, hạt bí ngô, đậu phụ, sữa đậu nành, hạt điều, quả óc chó, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh… Bên cạnh đó, bạn không nên ăn quá nhiều chất béo, vì nó có thể làm giảm khả năng hấp thụ magne của cơ thể.

Kali

Kali đóng một vai trò quan trọng trong quá trình co cơ trơn. Thiếu hụt kali đồng nghĩa bạn có thể cảm thấy đau cơ, yếu cơ và thường xuyên bị chuột rút. Thêm vào đó, kali còn làm tăng hiệu quả hấp thu calci và magne từ thực phẩm.

Để tránh thiếu hụt kali, bạn nên thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm như: Chuối, bơ, dâu tây, cam, xoài, kiwi, mơ, chà là, cà rốt, khoai lang, rau bina, bông cải xanh, ớt đỏ, cá mòi và cá hồi. Đồng thời, bạn nên tránh chế độ ăn nhiều muối, vì nó có thể làm mất cân bằng giữa natri và kali, dẫn đến lượng kali thấp hơn. 

Calci

Calci là chất điện giải có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động thần kinh và co cơ. Do đó, sự thiếu hụt calci có thể ngăn cơ bắp thư giãn sau khi co lại, từ đó dẫn đến chuột rút. Hơn nữa, mức calci không đủ khiến các tế bào thần kinh trở nên nhạy cảm hơn, dẫn đến chuột rút và đau cơ đột ngột, đặc biệt là vào ban đêm.

Để đảm bảo có đủ lượng calci, bạn nên thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm giàu calci như sữa tách béo hoặc không béo, các sản phẩm từ sữa, rau lá xanh, trái cây họ cam quýt…

Natri

Natri cần thiết cho sức khỏe cơ bắp. Nó cùng với các chất điện giải khác như kali, magne, calci hoạt động để đảm bảo các xung thần kinh và cơ hoạt động bình thường. Khi mức natri trong cơ thể giảm thấp do mất nước hoặc đổ mồ hôi quá nhiều, bạn sẽ bị chuột rút.

Do đó, nếu bạn tập thể dục trong thời tiết nắng nóng, đổ nhiều mồ hôi thì nên bổ sung thêm natri vào chế độ ăn uống của mình. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn tính cần tránh ăn nhiều muối.

Vitamin D

Trước tiên, bạn nên đến gặp bác sỹ để xác định chính xác mức độ thiếu hụt của các dưỡng chất kể trên. Nếu phải cần sử dụng thực phẩm chức năng, bác sỹ sẽ đưa ra liều lượng an toàn.

Nếu hàm lượng vitamin D trong máu thấp, bạn cũng có khả năng bị chuột rút thường xuyên. Bởi khi không nhận được đủ vitamin D, phốt pho và calci có thể không được hấp thụ đầy đủ. Khuyến cáo cần khoảng 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày để duy trì sự phát triển của xương và cơ.

Bạn có thể giúp cơ thể tạo ra vitamin D bằng cách tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng từ 10-15 phút. Ngoài ra, các loại thực phẩm như: Cá béo, hàu, lòng đỏ trứng, nấm, sữa và các sản phẩm từ sữa... cũng rất giàu vitamin D, bạn nên bổ sung thường xuyên.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Top10homeremedies)

Chuột rút là hiện tượng xảy ra đột ngột, khi đó một bắp chân bỗng nhiên bị co rút lại, gây đau đớn cho người bệnh. Chuột rút có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu như người bệnh đang vận động dưới nước, khi đang điều khiển phương tiện giao thông,… Nếu như hiện tượng này diễn ra thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh lý nào đó hoặc cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất. Vậy bị chuột rút thiếu chất gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết bên dưới nhé!

Bị chuột rút thiếu chất gì

Hiện tượng chuột rút là gì?

Chuột rút là xuất hiện các cơn co mạnh, đau đớn và thắt chặt các cơ, thường xảy ra ở chân. Chuột rút thường xảy ra đột ngột, có thể kéo dài từ vài giây cho đến vài phút.

Chuột rút khi xảy ra vào ban đêm thường là những cơn co thắt đột ngột hoặc thắt chặt các cơ ở bắp chân, đôi khi xảy ra ở đùi hoặc bàn chân khi bạn đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc.

Bị chuột rút thiếu chất gì?

Thiếu canxi và magie

Khi bị chuột rút, nhiều người thường nghĩ ngay đến việc cơ thể bị thiếu canxi. Đây chính là nguyên nhân phổ biến. Vì canxi rất quan trọng đối với sự phát triển hệ xương khớp của cơ bắp. Ngoài ra, canxi còn có vai trò điều chỉnh hoạt động co cơ, còn magie thì lại có tác dụng giúp giãn cơ. Hai dưỡng chất này khi kết hợp cùng với nhau sẽ giúp cơ bắp hoạt động nhịp nhàng hơn. Do đó, khi cơ thể thiếu hụt Canxi hoặc Magie sẽ làm cho những cơn co rút xuất hiện thường xuyên hơn.

Vì vậy, chúng ta cần phải bổ sung các loại thực phẩm giàu Canxi và Magie vào thực đơn ăn uống hàng ngày để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Các thực phẩm giàu canxi và magie thường có trong các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, thịt, cá, hải sản.

Thiếu kali

Kali là dưỡng chất rất cần thiết cho các hoạt động của tế bào, đặc biệt là quan trọng trong việc đảm bảo cho sự co dãn bình thường của cơ. Do đó, những người thiếu chất kali cũng thường bị chuột rút. Khi kali trong máu hạ, sẽ làm cho cơ bị yếu và thương xuyên bị co thắt.

Người bệnh có thể bổ sung kali cho cơ thể bằng cách sử dụng các loại sản phẩm làm từ sữa, các loại thịt, chuối, các loại đậu, nho khô.

Thiếu vitamin nhóm B

Các vitamin nhóm B có tác dụng làm tăng dẫn truyền thần kinh, làm hạn chế tình trạng tê bì chân tay. Theo các nghiên cứu cho thấy, bổ sung các vitamin nhóm B cho cơ thể là một cách hiệu quả để điều trị bệnh chuột rút và còn giúp cơ thể tránh được các bệnh về não.

Các thực phẩm có chứa nhiều vitamin nhóm B như thịt, sữa, các loại ngũ cốc, trứng

Thiếu vitamin D

Vitamin D đóng vai trò duy trì lượng canxi ổn định trong máu cũng như kích thích quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu tại sao những người thiếu vitamin D thường có hệ xương khớp yếu, dễ bị chuột rút.

Chúng ta hãy bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng cách sử dụng các loại thực phẩm như thịt bò, gan động vật, thịt cá, trứng. Bên cạnh đó, việc tắm nắng vào buổi sáng cũng là một cách giúp cơ thể tổng hợp vitamin D tự nhiên rất có lợi cho cơ thể.

Các cách xử lý khi bị chuột rút

Bị chuột rút khi đang tập tuyện

Khi đang tập luyện mà hiện tượng chuột rút đột ngột xuất hiện thì khi đó, chúng ta cần ngưng ngay các hoạt động thể lực, kéo duỗi cơ từ 15-20 giây để cơ được thư giãn. Các cơn chuột rút có thể chấm dứt ngay sau đó nhưng chúng ta vẫn cần khoảng 1 giờ để nghỉ ngơi, để các cơ bắp được phục hồi hẳn rồi hãy trở lại tập luyện nhé!

Bị chuột rút khi đang bơi

Đây thực sự là tình huống khá nguy hiểm. Khi đó, bạn cần tìm ngay sự trợ giúp của những người xung quanh. Sau đó bạn hãy thả lỏng toàn thân, để chân tay dang rộng và hít sâu. Vì chuột rút khi bơi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó bạn không nên đi bơi một mình ở những nơi vắng người.

Bị chuột rút khi đang điều khiển phương tiện giao thông

Khi đó bạn cần ngừng lại và thả lỏng các cơ bắp cho đến khi hồi phục rồi mới tiếp tục hoạt động trở lại.

About admin