Biên bản rút kinh nghiệm thao giảng

Mẫu biên bản góp ý giờ dạy chuyên đề là một trong số những mẫu biên bản được dùng để ghi chép lại toàn bộ những giờ dạy chuyên để của các thầy cô giáo.

Với mẫu biên bản này hoàn toàn có thể nắm bắt được những thông tin cũng như những góp ý giảng dạy dễ dàng và phù hợp hơn. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải mẫu tại đây.

Mẫu biên bản góp ý giờ dạy chuyên đề

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

GÓP Ý GIỜ DẠY CHUYÊN ĐỀ THÁNG ................

- Thời gian:.........................................

- Địa điểm:.......................................

- Chủ tọa:..........................................

- Thư kí:............................................

- Thành phần:.....................................

- Người thực hiện chuyên đề:..............

Tên chuyên đề:

...

I/ Kế hoạch và tài liệu dạy học:

1. Ưu điểm:

- Bài giảng đảm bảo đủ về nội dung theo yêu cầu, chính xác về kiến thức.

- Phương pháp phù hợp với kiểu bài: Luyện tập, rèn kĩ năng động tác, phối hợp các đông tác bổ trợ

- Sử dụng hợp lí giáo án, thiết bị đồ dung. Phát huy được tác dụng của đồ dùng dạy học: Sân tập, tranh ảnh, đệm, bàn đạp..

- Quá trình kiểm tra đánh giá phù hợp.

2. Hạn chế:

- GV cần thị phạm lại các động tác cho thuần thục, học sinh cần thực hiện lại các động tác nhiều hơn.

- Phân phối thời gian hợp lí hơn cho phần luyện tập.

- Hố nhảy cần được cải tạo cho thuận lợi với luyện tập.

- Bài tập vận dụng cần linh hoạt, phù hợp với các đối tượng học sinh.

II. Tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh.

1. Ưu điểm:

- Giáo viên sử dụng phù hợp phương pháp chuyển giao nhiệm vụ học tập tới học sinh.

- Giữa GV và học sinh đã có được sự tương tác trong quá trình dạy và học. Khuyến khích được học sinh luyện tập.

- GV đã có sự đánh giá, biểu dương thành tích luyện tập của học sinh

2. Hạn chế:

- Cần sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học

- Cần có sự so sánh thành tích của các học sinh nhằm khuyến khích các em nâng cao thành tích.

- Cần chú ý hơn nữa tới học sinh yếu, có biện pháp giúp các em nâng cao thể lực.

III. Hoạt động của học sinh:

1. Ưu điểm:

- Học sinh đã có chủ động trong luyện tập, có kĩ năng thực hiện các động tác.

- Tích cực phối hợp với GV trong luyện tập. Phối hợp nhịp nhàng các động tác

- HS mạnh dạn trao đổi, biết đánh giá và tự đánh giá.

- Nắm được các động tác một cách chính xác, thuần thục.

2. Hạn chế:

- Còn một số HS chưa hăng hái luyện tập, tập hình thức

KẾT LUẬN CHUNG.

1. Ưu điểm:

- Bài giảng thể nghiệm bài giảng đúng hướng với nội dung chuyên đề: Chọn chuyên đề, đặt tên chuyên đề, xây dựng đề cương, viết chuyên đề, soạn giảng thể nghiệm chuyên đề.

- Sử dụng nhiều phương pháp phù hợp, có sự kết hợp nhiều phương pháp

- GV có sự chuẩn bị chu đáo từ giáo án đến đồ dùng phương tiện. Phát huy được hiệu quả của thiết bị hỗ trợ.

2. Tồn tại:

- Còn một số học sinh chưa tích cực luyện tập

- Một số động tác chưa đều, chưa thuần thục

- Cần hướng dẫn học sinh thực hiện động tác ở mức vận động cao hơn

CHỦ TỌATHƯ KÝ