Biên bản thanh lý tài sản của trường học

Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định của ngân hàng nhà nước là gì? Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định của ngân hàng nhà nước? Cách làm biên bản? Các thông tin pháp lý liên quan?

Thanh lý tài sản cố định của ngân hàng nhà nước là việc ngân hàng nhà nước bán các tài sản cố định của mình bởi các lý do như: Tài sản cố định hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được nữa. Tài sản cố định lạc hậu về kỹ thuật và công nghệ, không còn phù hợp với yêu cầu sử dụng của ngân hàng nhà nước. vậy việc thanh lý tài sản cố định của ngân hàng nhà nước phải được lạp thành biên bản Thanh lý tài sản cố định của ngân hàng nhà nước. Vậy cách làm biên bản được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định của ngân hàng nhà nước là gì?
  • 2 2. Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định của ngân hàng nhà nước:
  • 3 3. Hướng dẫn làm biên bản:
  • 4 4. Các vấn đề pháp lý liên quan:

Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định của ngân hàng nhà nước là biên bản ghi chép lại  thông tin biên bản, thông tin thanh lý tài sản cố định…của ngân hàng nhà nước

Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định của ngân hàng nhà nước là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc thanh lý tài sản cố định của ngân hàng nhà nước

2. Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định của ngân hàng nhà nước:

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
——-

Đơn vị: ……

BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Ngày …. tháng …. năm ……..

Số: ………………

Nợ: …..………………

Có: …..……………….

Căn cứ Quyết định số ………. ngày …. tháng …. năm ….. của ………………….. về việc thanh lý TSCĐ

Hôm nay vào hồi … giờ, ngày …. tháng …. năm …. tại …. đã tiến hành thanh lý TSCĐ….

I. HỘI ĐỒNG THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH GỒM:

Ông [bà]: ……………………… đại diện ………………………..- Chủ tịch Hội đồng

Ông [bà]: ……………………… đại diện bộ phận Kế toán- Ủy viên

Ông [bà]: ……………………… đại diện bộ phận kiểm soát- Ủy viên

Ông [bà]: ……………………… đại diện bộ phận hành chính [hoặc quản trị]- Ủy viên

II. TIẾN HÀNH THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH:

STT Tên, ký, mã hiệu, quy cách [cấp hạng] TSCĐ Số hiệu TSCĐ Nước sản xuất [XD] Năm sản xuất Năm đưa vào sử dụng Số thẻ TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý Giá trị còn lại của TSCĐ
A B c D 1 2 3 4 5 6
Cộng X X X X X

III. KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

………..

Ngày … tháng … năm …

Chủ tịch Hội đồng thanh lý

[Ký, họ tên]

IV. KẾT QUẢ THANH LÝ TSCĐ

– Chi phí thanh lý TSCĐ: …………………… [viết bằng chữ]: …………………….

– Giá trị thu hồi: ……………………………… [viết bằng chữ]: ……………………

– Đã ghi giảm [Sổ] Thẻ TSCĐ ngày … tháng … năm …

Ngày … tháng … năm …

Thủ trưởng đơn vị

[Ký, họ tên, đóng dấu]

Trưởng phòng Kế toán

[Ký, họ tên]

Người lập bảng

[Ký, họ tên]

3. Hướng dẫn làm biên bản:

– Ghi đầy đủ các thông tin về việc thanh tý tài sản cố định của ngân hàng nhà nước

– Hội đồng [ gồm những ai]

– Quy trình

– kết quả

– Biên bản thanh lý TSCĐ được lập để xác định việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán

4. Các vấn đề pháp lý liên quan:

căn cứ vào quyết định Số: 1407/2001/QĐ-NHNN về ban hành chế độ quản lý sử dụng và hoạch toán tài sản cố đinh, công cụ lao động, vật liệu của ngân hàng nhà nước quy định về:

Điều 17. Thanh lý, tài sản cố định

1. Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước được thanh lý tài sản cố định trong những trường hợp sau:

– Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị và sử dụng đủ thời gian quy định.

– Tài sản cố định bị hỏng, không sửa chữa được.

– Tài sản cố định chuyển Sở Nhà đất để thực hiện hoá giá theo quy định.

– Các tài sản cố định không sử dụng được tại đơn vị và không có yêu cầu điều chuyển đi đơn vị khác.

2. Khi cần thanh lý tài sản cố định, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải có công văn ghi rõ hiện trạng tài sản cố định và lý do thanh lý [trường hợp thanh lý máy móc thiết bị, phương tiện vận tải thì phải có ý kiến của cán bộ kỹ thuật] gửi Vụ Kế toán – Tài chính để thẩm định và trình cấp có thẩm quyền duyệt. Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước chỉ được thanh lý tài sản cố định sau khi đề nghị thanh lý tài sản cố định đã được cấp có thẩm quyền duyệt bằng văn bản.

3. Khi thanh lý tài sản cố định, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định, các thành phần bắt buộc của Hội đồng gồm: Thủ trưởng đơn vị, Trưởng phòng kế toán, Kiểm soát viên trưởng [đối với các đơn vị có bộ phận kiểm soát], Trưởng phòng hành chính quản trị, cán bộ kỹ thuật. Hội đồng thanh lý tài sản cố định có nhiệm vụ xác định hiện trạng kỹ thuật, giá trị tài sản và tổ chức quá trình thanh lý. Đối với hoá giá tài sản cố định, thành phần Hội đồng phải thêm đại các đơn vị có liên quan tại địa phương.

4. Sau khi thanh lý tài sản cố định, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải lập “Biên bản thanh lý tài sản cố định” và gửi Báo cáo kết quả thanh lý tài sản cố định về Vụ Kế toán- Tài chính.

5. Số tiền thu về thanh lý tài sản cố định sau khi trừ đi chi phí, đơn vị phải nộp hết về Vụ Kế toán – Tài chính

Điều 34. Hạch toán thanh lý tài sản cố định

1. Tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước:

a. Khi phát sinh các khoản thu và các khoản chi về thanh lý tài sản cố định, đơn vị phải lập đầy đủ các chứng từ hợp lệ và hạch toán:

– Đối với các khoản thu về thanh lý:

Nợ các tài khoản thích hợp

Có TK “Các khoản khác phải trả” – Mở một tiểu khoản riêng

– Đối với các khoản chi về thanh lý:

Nợ TK “Các khoản khác phải thu” – Mở một tiểu khoản riêng

Có các Tài khoản thích hợp

b. Đơn vị chuyển số tiền thu về thanh lý, sau khi đã trừ đi chi phí thanh lý về Vụ Kế toán – Tài chính và hạch toán:

Nợ TK “Các khoản khác phải trả”

Có TK “Các khoản khác phải thu”

Có TK “Chuyển tiền đi năm nay”

hoặc Có TK “Thanh toán khác giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước” nếu là Cục công nghệ tin học ngân hàng

c. Khi công việc thanh lý đã hoàn thành, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào “Biên bản thanh lý tài sản cố định”, hạch toán:

– Đối với các tài sản cố định chưa khấu hoa hết, ghi giảm tài sản cố định và chuyển số giá trị còn lại chưa khấu hao về Vụ Kế toán – Tài chính, hạch toán:

Nợ TK “Hao mòn tài sản cố định”

Nợ TK “Chuyển tiền đi năm nay”

hoặc Nợ TK “Thanh toán khác giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước” nếu là cục công nghệ tin học ngân hàng

Có TK “Tài sản cố định”

– Đối với các tài sản cố định đã khấu hao hết, các đơn vị ghi giảm tài sản cố định và hạch toán:

Nợ TK “Hao mòn tài sản cố định”

Có TK “Tài sản cố định”

d. Sau khi thanh lý tài sản cố định, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải ghi vào “Thẻ tài sản cố định” của tài sản cố định thanh lý [phần ghi giảm tài sản cố định] và lưu thẻ tài sản cố định thanh lý vào tập hồ sơ riêng “Thẻ tài sản cố định đã thanh lý”. Đồng thời ghi vào “Sổ tài sản cố định” phần ghi giảm tài sản cố định, dòng tương ứng với tài sản cố định thanh lý.

2. Tại Vụ Kế toán – Tài chính:

a. Khi nhận được giấy báo chuyển tiền của các đơn vị Ngân hàng Nhà nước chuyển số tiền thu về thanh lý tài sản cố định [sau khi đã trừ đi chi phí thanh lý], hạch toán:

Nợ TK “Chuyển tiền đến năm nay”

hoặc Nợ TK “Thanh toán khác giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước” nếu là Cục công nghệ tin học ngân hàng

Có TK “Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định”

b. Khi nhận được giấy báo chuyển tiền của các đơn vị Ngân hàng Nhà nước chuyển số giá trị còn lại chưa trích khấu khao về, hạch toán:

Nợ TK “Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định”

Có TK “Chuyển tiền đến năm nay”

hoặc có TK “thanh toán khác giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà Nước” nếu là Cục công nghệ tin học ngân hàng.

Căn cứ vào điều 17, 34 của quyết định Số: 1407/2001/QĐ-NHNN về ban hành chế độ quản lý sử dụng và hoạch toán tài sản cố đinh, công cụ lao động, vật liệu của ngân hàng nhà nước thì thấy rõ được việc thanh lý tài sản cố định của ngân hàng nhà nước đã được quy định chi tiết, việc thanh lý tài sản cố định của ngân hàng nhà nước phải được thực hiện đúng theo quy định nêu trên và tuân thủ các  thủ tục khác của ngân hàng nhà nước.

Trên đây là bài viết chi tiết của chúng tôi về mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định của ngân hàng nhà nước, các hướng dẫn chi tiết và thông tin liên quan tới thanh lý tài sản cố định của ngân hàng nhà nước

Chủ Đề