Ăn cơm nhiều có tốt không

Như tất cả chúng ta đều biết, trong các bữa ăn hằng ngày của người Việt, bên cạnh các món ăn được chế biến từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau thì cơm là một món ăn không thể thiếu được. Cơm không chỉ giúp no bụng mà còn mang lại rất nhiều giá trị dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Vậy cơm là nguồn thực phẩm chính không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày. Cơm có nhiều giá trị dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, nhưng liệu ăn nhiều cơm có tốt không?

Một khẩu phần ăn thiếu cơm sẽ khiến cơ thể bạn đối mặt với nhiều hệ lụy sức khỏe, tuy nhiên, ăn nhiều cơm có tốt không thì lại là một vấn đề khác. Bởi rất nhiều người cho rằng ăn nhiều cơm sẽ gây nên tình trạng thừa cân, béo phì. Không ăn cơm đầy đủ thì sẽ rất nhiều mặt hại, tuy nhiên ăn nhiều cơm quá ắt cũng có những hậu quả.

>>> Xem thêm: 1 chén cơm bao nhiêu calo

Ăn cơm có béo không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người, bởi không ăn thì đói mà ăn thì lại sợ không kiểm soát được cân nặng của mình.

NỘI DUNG CHÍNH

  1. Cơm là gì?
  2. Thành phần dinh dưỡng của cơm
  3. Ăn cơm có béo không?
  4. Ăn cơm nhiều có tăng cân không?
    1. Gây nên bệnh tiểu đường
    2. Làm rối loạn chuyển hóa
    3. Gây tăng cân, béo phì
    4. Cơ thể mệt mỏi, uể oải
    5. Rối loạn tâm sinh lý
    6. Tạo cảm giác “đói giả”
  5. Ăn cơm nhiều có mập không?
    1. Nên ăn bao nhiêu cơm là đủ?
  6. Cách ăn cơm không lo bị mập
  7. Kết luận

Cơm là gì?

Cơm là một món ăn được chế biến từ gạo bằng cách đem nấu với một lượng nước vừa đủ. Cơm trắng có nguyên liệu là gạo tẻ, có thể dùng ăn trực tiếp với thức ăn hoặc chế biến thành cơm rang thập cẩm, cơm rang dưa bò, cơm hến, cơm cuộn, cơm trộn, cơm lam, cơm gói lá sen…

Thành phần dinh dưỡng của cơm

Để biết ăn cơm có béo không thì chúng ta hãy thử phần tích thành phần các dưỡng chất có trong loại thực phẩm này nhé. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, cơm chủ yếu chứa tinh bột, cùng với đó là chất đạm thực vật, các loại vitamin và nhiều khoáng chất thiết yếu như kali, canxi, kẽm, sắt, magie, phốt pho…

Chính vì vậy, ăn cơm đều đặn mỗi ngày giúp bạn có đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động, cùng với đó là khả năng tăng cường hệ miễn dịch, ổn định huyết áp, điều hòa lượng cholesterol, làm đẹp da và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

>>> Tham khảo: Không ăn cơm có tác hại gì?

Ăn cơm có béo không?

Các chuyên gia khẳng định rằng ăn cơm không hề béo như nhiều người vẫn nghĩ vì hàm lượng chất béo trong cơm rất thấp, không đáng kể. Bạn chỉ béo khi ăn quá nhiều cơm khiến năng lượng chuyển hóa từ tinh bột không được tiêu thụ hết hoặc ăn cơm kết hợp cùng các nguồn thực phẩm nhiều chất béo khác như sữa, trứng, cá, thịt… một cách không khoa học.

Mặt khác, nếu bỏ hẳn cơm ra khỏi chế độ ăn uống của mình, bạn sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ sức khỏe như mệt mỏi, kiệt sức do thiếu năng lượng; rối loạn tiêu hóa; rối loạn tâm lý, né tránh sự tiếp xúc xã hội; hơi thở có mùi chua; suy giảm trí nhớ… Chính vì vậy, bạn vẫn cần phải ăn cơm đầy đủ nhé.

Giờ thì bạn đã biết ăn cơm có béo không rồi. Mặc dù câu trả lời là ăn cơm khoa học sẽ không bị béo lên như nhiều người nghĩ, nhưng ăn nhiều cơm có tốt không? Chúng ta hãy tiếp tục đi tìm lời giải.

Ăn cơm nhiều có tăng cân không?

Để trả lời cho câu hỏi có nên ăn nhiều cơm không hay ăn cơm nhiều có tăng cân không thì chúng ta hãy tìm hiểu về những tác hại của việc ăn quá nhiều cơm nhé.

Gây nên bệnh tiểu đường

Các chuyên gia sức khỏe khẳng định thói quen ăn quá nhiều cơm là nguyên nhân chính gây nên bệnh lý tiểu đường ngày càng gia tăng ở các nước châu Á.

Thành phần chính của cơm là tinh bột. Hàm lượng tinh bột lớn sau khi dung nạp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành đường glucose và tích tụ gây nên bệnh đái tháo đường.

Làm rối loạn chuyển hóa

Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thói quen ăn nhiều cơm trắng trong một thời gian kéo dài sẽ khiến cho nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa tăng cao. Điều đó thể hiện rõ nhất ở việc nếu ăn quá nhiều cơm, bạn sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn lipid máu, rối loạn quá trình trao đổi, hấp thụ chất dinh dưỡng gây nên béo phì.

Gây tăng cân, béo phì

Ăn cơm nhiều có tăng cân không? Ăn cơm không hề béo như nhiều người vẫn nghĩ nhưng nếu ăn nhiều cơm thì đó lại là vấn đề khác.

Hàm lượng tinh bột dồi dào trong cơm chính là nguyên nhân khiến cho hàm lượng đường trong cơ thể năng cao. Lượng đường này được chuyển hóa thành năng lượng nhưng nếu không được cơ thể hấp thu hết sẽ tích trữ dưới dạng mỡ thừa và gây tăng cân, béo phì.

Cơ thể mệt mỏi, uể oải

Ăn nhiều cơm có tốt không? Cứ nghĩ càng ăn nhiều cơm sẽ càng có nhiều năng lượng cho cơ thể hoạt động nhưng thực tế là cơ thể chỉ cần một lượng năng lượng vừa đủ mà thôi. Nếu cơ thể dung nạp quá nhiều năng lượng mà không sử dụng hết sẽ gây ức chế lên các chức năng và khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, làm việc chậm chạp, kém hiệu quả.

Rối loạn tâm sinh lý

Ăn nhiều cơm không chỉ dẫn đến sự thay đổi về cơ thể mà còn được chứng minh gây ra một số sự thay đổi về tâm trạng. Các nhà khoa học cho rằng việc ăn nhiều cơm khiến cơ thể tiết ra nhiều hoocmon insulin để điều chỉnh đường huyết. Chính hoocmon này sẽ khiến bạn thường xuyên cáu gắt, nóng giận và chịu sự ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng.

Tạo cảm giác “đói giả”

Khi bạn ăn quá nhiều tinh bột sẽ xuất hiện tình trạng đói giả, tức là bạn đã no nhưng vẫn có cảm giác chưa no và muốn ăn tiếp. Tình trạng này sẽ càng khiến cho cân nặng của bạn tăng lên một cách nhanh chóng, cùng với đó là nguy cơ bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, béo phì…

Ăn cơm nhiều có tăng cân không? Qua những tác hại trên đây, tất cả chúng ta đều có chung câu trả lời là ăn cơm nhiều hoàn toàn có khả năng khiến bạn tăng cân, thậm chí là béo phì khi cân năng tăng lên một cách mất kiểm soát. Cùng với đó là rất nhiều hệ lụy khôn lường khác nữa.

Ăn cơm nhiều có mập không?

Câu hỏi ăn nhiều cơm có tốt không hay ăn cơm có mập không vốn dĩ đã có câu trả lời rồi. Điều quan trọng cần được quan tâm bây giờ là liệu ăn bao nhiêu cơm là đủ, vì bạn cũng không thể bỏ hẳn cơm khỏi chế độ ăn uống hằng ngày được.

Nên ăn bao nhiêu cơm là đủ?

Theo nghiên cứu thì mỗi bát cơm cung cấp khoảng 200 – 250 calo, và mỗi người trưởng thành có thể ăn từ 2 – 3 bát cơm mỗi ngày để cung cấp đủ năng lượng, dưỡng chất cho cơ thể mà không lo bị tăng cân, béo phì.

Cách ăn cơm không lo bị mập

– Nấu cơm độn cùng với khoai, sắn, hoặc đậu đỏ, đậu đen để giảm hàm lượng tinh bột.

– Thay vì ăn cơm trắng, bạn có thể ăn cơm gạo lứt, vừa tốt cho sức khỏe, vừa không lo béo, thậm chí còn có thể giảm cân nữa.

– Nhai cơm thật kỹ khi ăn để nguồn năng lượng dễ dàng được hấp thụ và tiêu hóa chứ không tích trữ thành mỡ gây béo phì.

– Ăn nhiều thịt và rau xanh cùng với cơm để cơ thể no lâu hơn, từ đó quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn và ngăn ngừa tình trạng tăng calo một cách đột ngột.

Giờ thì bạn đã không còn băn khoăn về việc ăn cơm có mập không nữa rồi. Với cách thức ăn uống khoa học, bạn vẫn có thể ăn cơm mà không phải lo lắng về vấn đề tăng cân nữa.

>>> Xem thêm: Gạo lứt bao nhiêu calo?

Kết luận

Ăn nhiều cơm có tốt không? Câu trả lời là không. Mặc dù cơm rất giàu năng lượng và giá trị dinh dưỡng nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều cơm sẽ dẫn đến nhiều hệ quả không mong muốn đâu đấy nhé.

Ăn nhiều cơm có tác dụng gì?

Ăn cơm hằng ngày, liệu bạn đã biết những lợi ích đáng ngạc nhiên này chưa?.
Tăng cường sức khỏe đường ruột. Cơm có chứa hàm lượng tinh bột kháng cao. ... .
Tốt cho tim mạch. ... .
Giảm nguy cơ ung thư ... .
Hỗ trợ xương, dây thần kinh và cơ bắp. ... .
Cung cấp năng lượng nhanh chóng. ... .
Kiểm soát bệnh tiểu đường..

Ăn cơm bao nhiêu là đủ?

Trong quá trình giảm cân thì câu hỏi “mỗi bữa nên ăn mấy bát cơm” được các bạn quan tâm rất nhiều. Theo các nhà khoa học thì mỗi ngày cần nạp 2500 calo đối với nam và 2000 calo đối với nữ. Chính vì lý do này bạn nên ăn 2 – 3 bát/ 1 bữa đối với nam và nữ giới từ 1 – 2 bát/ 1 bữa ăn.

Bệnh gì không được ăn cơm?

Tuy nhiên, vì gạo là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, nên nó không thực sự tốt đối với một số người..
Người bệnh tiểu đường..
Người bị tiền tiểu đường..
Người mắc bệnh tim mạch vành..

Ăn cơm xong không nên ăn gì?

Ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên việc ăn trái cây ngay sau khi ăn cơm khiến dạ dày phải hoạt động cật lực hơn nữa vì lúc này chúng đang phải tích cực tiêu hóa lượng thức ăn bạn vừa ăn vào và sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày hơn.

Chủ Đề