Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến con người như thế nào

Giữa thời đại của những công dân toàn cầu và nền kinh tế tri thức phát triển, tạo ra những cơ hội mới nhưng cũng không ít thách thức phải vượt qua. Những thách thức lớn nhất mà nhân loại cần phải đối mặt đó chính là Biến đổi khí hậu. Đây đang là vấn đề được quan tâm nhiều nhất trên thế giới. Một thách thức lớn đối với loài người chúng ta. Các hiểm họa liên quan đến khí hậu, nguồn nước ngày càng diễn ra thường xuyên hơn, khốc liệt hơn do hậu quả của sự biến đổi khí hậu.

Vậy biến đổi khid hậu là gì? Là sự thay đổi lớn do tác động của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển Trái Đất. Sự thay đổi này diễn ra  trên toàn thế giới và ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất chúng ta có thể thấy là hiện tượng băng tan, nước biển dâng cao và các hiện tượng thời tiết bất thường như lũ lụt, thiên tai, hạn hán, sóng thần, động đất và giá rét kéo dài.

Vậy những hệ lụy trên từ đâu mà ra? Đó chính là từ sự thay đổi của môi trường thiên nhiên bên ngoài, hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao. Tuy nhiên tác động lớn nhất chính là do con người chúng ta. Vì mật độ dân số gia tăng nhanh chóng, nhu cầu nhà ở, lương thực và việc làm ngày càng tăng cao, các nhà máy xí nghiệp được xây dựng nhiều hơn. Trong khi đó rừng bị khai thác và phá hủy, làm cho nhiều loài động vật hoang dã gần như rơi vào tuyệt chủng hoặc không có nơi trú ẩn. Những nguyên nhân trên đã dẫn đến sự mất cân bằng trong hệ sinh thái của Trái Đất. Gây ra những thay đổi tiêu cực đáng báo động trong biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, những đặc điểm khí hậu và thời tiết của Việt Nam rất phức tạp. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng và tác động nặng nề nhất bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, đặc biệt là bão lũ, hạn hán và xâm nhập mặn. Năm 2020 ghi nhận nhiều diễn biến thiên tai rất bất thường, cực đoan, xảy ra trên nhiều vùng, miền của cả nước. Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 16 loại hình thiên tai; trong đó có 13 cơn bão trên Biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố. Đỉnh điểm là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 đến 22-10 đã gây thiệt hại lớn tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Mưa lũ lịch sử, lũ quét, sạt lở đất trên diện rộng xảy ra tại khu vực miền Trung, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, làm 249 người chết, mất tích, 1.531 nhà sập, 239.341 nhà bị hư hại, tốc mái, 473.449 lượt nhà bị ngập; nhiều công trình phòng, chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, dân sinh bị hư hỏng, sạt lở. Ước tính thiệt hại về kinh tế trên 36.000 tỉ đồng.

Nhiều tỉnh miền Trung thiệt hại nặng nề trong đợt mưa lũ 10/2020

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ xâm nhập mặn và ô nhiễm đất, gây ra hạn hán, thiếu nước ngọt làm ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống của nhân dân. Khiến nhiều diện tích lúa, cây ăn quả, canh tác thủy lợi bị thiệt hại. Nước mặn làm hỏng cấu trúc đất, giảm khả năng sinh trưởng của cây.

Để hạn chế những tác động này, Việt Nam đã không ngừng đầu tư khoa học công nghệ, nghiên cứu các lĩnh vực khí tượng thủy văn, thời tiết. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu, ứng dụng và giám sát, theo dõi những biến động của thời tiết khí hậu, nhà nghiên cứu khoa học khí tượng đã tạo ra những sản phẩm thiết yếu cho đời sống dân sinh góp phần giảm nhẹ những thiệt hại do thiên tai gây ra nhằm đảm bảo sự an toàn về tính mạng, tài sản cho toàn xã hội.

Biến đổi khí hậu sẽ ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nặng nề khi chúng ta không có biện pháp ứng biến kịp thời. Do đó, có thể thấy rằng việc xây dựng các biện pháp khắc phục tình trạng này là vô cùng quan trọng và cần thiết. Có thể thấy biến đổi khí hậu không còn là vấn đề riêng của mỗi người mà là của toàn xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu con người biết cách bảo vệ, giữ gìn và khai thác một cách hợp lý thì hệ thống khí hậu là tài sản, tài nguyên quý giá sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi người chúng ta cũng chính là một phần quan trọng của địa cầu, vì vậy ngay lúc này đây mỗi chúng ta cần có những hành động cụ thể góp phần 6làm xanh lá phổi của thiên nhiên, khắc phục được tình trạng biến đổi khí hậu và hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm chi tiêu sinh hoạt để bảo vệ môi trường.

Link bài viết đầy đủ: /public/upload/files/Baithi_ID13566.docx

Trên toàn cầu, Việt Nam là quốc gia xếp thứ sáu chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu. Mỗi năm, các diễn biết thời tiết ngày càng phức tạp và không thể dự báo trước được gây ra tỷ lệ tử vong và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng rất cao, chẳng hạn như trường học và trung tâm y tế, và tác động xấu đến sinh kế của nhóm dân số thiệt thòi ở thành thị và nông thôn.

Trẻ em đặc biệt bị ảnh hưởng bởi những thảm họa thiên nhiên này. Tiếp cận với thực phẩm, nước sạch, giáo dục và chăm sóc sức khỏe đang bị đe dọa và áp lực lên cộng đồng - do mất nguồn thu nhập và tài sản - điều này làm tăng sự tiếp xúc của trẻ với bạo lực, bóc lột và lạm dụng. Phụ nữ cũng có xu hướng bị ảnh hưởng không nhỏ, làm tăng thêm các tác động tiêu cực đối với trẻ em, vì các em sẽ ít được cung cấp đủ dinh dưỡng hoặc chăm sóc.

"Các tác động ảnh hưởng do khí hậu ảnh hưởng đến hơn 74% dân số, đặc biệt là những nhóm người nghèo thiếu khả năng phục hồi trước những thiệt hại lớn sau thảm họa thiên tai, trong khi việc đô thị hóa đã làm tăng các khoảng cách của các gia đình di cư bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ xã hội."

Những xu hướng này được dự báo sẽ tăng cường theo thời gian. Đến năm 2050, nhiệt độ trung bình dự kiến ​​tăng thêm 1-2 độ C có thể dẫn đến tỷ lệ hạn hán cao hơn với cường độ lớn hơn và tăng lượng mưa dẫn đến mực nước biển dâng cao 1 mét dọc theo các vùng ven biển. Điều này sẽ có tác động thay đổi cuộc sống trên các vùng đất thấp không có biện pháp thích ứng, với gần một nửa khu vực đồng bằng sông Cửu Long - quan trọng đối với an ninh lương thực và nền kinh tế của quốc gia - đặc biệt có nguy cơ. Đối với cộng đồng cư dân, điều này có nghĩa là giảm thu nhập và giảm năng suất cây trồng, suy giảm tài nguyên thiên nhiên, mất tài sản và thiệt hại cơ sở hạ tầng, giảm tính cơ động, không được tiếp cận với việc làm hoặc dịch vụ và gia tăng bệnh tật cho con người đồng nghĩa với việc giảm năng xuất lao động.

UNICEF Việt Nam Xem video này để thấy người dân Đồng bằng Sông Cửu Long đang phải đối mặt với hiện tượng biến đổi khí hậu nghiêm trọng như thế nào nhé!

UNICEF đang nỗ lực giúp Việt Nam tăng cường khả năng chống chọi và đương đầu của trẻ em, gia đình, cộng đồng và các cơ quan chính phủ để đối phó với thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu, tập trung cụ thể vào việc giảm thiểu các tác động và sự tổn thương của trẻ em. Chúng tôi hỗ trợ chính phủ Việt Nam giảm thiểu rủi ro thiên tai, lập kế hoạch ứng phó giảm nhẹ rủi ro thiên tai và đảm bảo nhóm dân số dễ bị tổn thương được chuẩn bị tốt hơn để chống chọi được những cú sốc biến đổi khí hậu. Xây dựng khả năng phục hồi cho những thiệt hại của các gia đình và cộng đồng là tối quan trọng trong bối cảnh này.

Với việc phê chuẩn một số hiệp định quốc tế nhằm tạo ra sức nóng cho Việt Nam tiếp cận với các tác động của biến đổi khí hậu, UNICEF đã phát triển một tầm nhìn nhận thấy tầm quan trọng của việc cứu trợ nhân đạo đối với thiên tai đi cùng với công tác phát triển lâu dài và bền vững hơn.

“UNICEF hiểu rằng trẻ em đặc biệt có nguy cơ cao với thiên tai và biến đổi khí hậu, chúng tôi đã thực hiện một bước chuyển đổi đổi chiến lược để ứng phó với các biến cố của thời tiết liên quan đến biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng để có phương án giảm thiểu rủi ro thiên tai ở trẻ em tại Việt Nam”.

Trọng tâm của ứng phó này là phương pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai ở trẻ em nhằm xác định, đánh giá và giảm nguy cơ tử vong, ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe, sinh kế, tài sản và dịch vụ xã hội. Ứng phó với biến đổi khí hậu lấy trẻ em làm trọng tâm phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững, UNICEF đang nỗ lực giữ cho cộng đồng người dân được an toàn thông qua các sáng kiến ​​như khuyến khích mô hình trường học an toàn, hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng, nâng cao nhận thức về thiên tai ở trẻ em sử dụng công nghệ tiên tiến và các sáng kiến ​​do thanh niên lãnh đạo cũng như lập bản đồ rủi ro trong trường học và cộng đồng. Bằng cách hỗ trợ chính phủ thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu lấy trẻ em làm trọng tâm chúng tôi đảm bảo các cộng đồng người dân, gia đình và trẻ em được hỗ trợ và tăng cường khả năng chống chọi chịu được mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất và tác động tích lũy của các mối nguy hiểm tự nhiên ngày càng gia tăng.

UNICEF Việt Nam Động đất, hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh, lũ lụt - chúng ta không thể ngăn chặn các mối nguy hiểm đến từ tự nhiên, nhưng nếu chúng ta không chuẩn bị các mối hiểm họa đó có thể biến thành thảm họa ngay trước mắt chúng ta. Tại UNICEF chúng tôi đang làm việc với trẻ em, gia đình và trường học của các em, cộng đồng và chính phủ để đảm bảo trẻ em và gia đình của các em luôn sẵn sàng.

UNICEF Việt Nam Hợp tác giữa UNICEF cùng với Bộ NNPTNT, Bộ Y Tế, Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam và hỗ trợ tài chính từ phía Chính Phủ Nhật Bản, chương trình hỗ trợ khẩn cấp ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn năm 2016-2017 đã cải thiện rất lớn điều kiện sống của người dân tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửa Long.

Video liên quan

Chủ Đề