G sync là gì

Review G-Sync là gì? Điểm nổi bật của NVIDIA G-Sync là ý tưởng trong nội dung hiện tại của blog Tiên Kiếm. Theo dõi content để biết đầy đủ nhé.

Những đột phá của NVIDIA G-Sync

I. G-Sync là gì?

Được cho là phiên bản kế nhiệm của VSync và là đối trọng với FreeSync của AMD trên thị trường, G-Sync là công nghệ đồng bộ hóa màn hình được phát triển bởi NVIDIA. Ra mắt từ năm 2013, G-Sync được tạo ra nhằm khắc phục các hạn chế tồn động của VSync.

Trước đây, nếu GPU của máy tính bạn đang tạo ra những khung hình ở tốc độ thấp hơn tốc độ làm mới của màn hình thì bạn sẽ gặp phải một số hiện tượng giật hình. Trong trường hợp GPU hoạt động nhanh hơn thì nó có thể hiển thị khung hình tiếp theo quá nhanh dẫn đến xé ảnh.

Với NVIDIA G-Sync, công nghệ này giúp loại bỏ hiện tượng xé hình hay gặp phải bất kỳ độ trễ nào bằng cách đồng bộ hóa tốc độ làm tươi của màn hình với tốc độ xử lý khung hình của GPU, mạng lại trải nghiệm chơi game không bị rách và sống động hơn nhiều.

NVIDIA G-Sync

G-Sync có công dụng kết hợp màn hình và card đồ họa lại với nhau [trước đây chúng hoạt động độc lập], cùng lúc điều chỉnh tốc độ làm tươi hình ảnh phù hợp với tốc độ tải xong 1 khung hình. Giúp giảm thiểu tối đa hiện tượng xé hình khi chơi game, giúp cho hình ảnh trở nên mượt mà hơn từ đó nâng cao trải nghiệm chơi game.

Hợp nhất màn hình và card đồ họa

II. Ưu điểm và hạn chế của G-Sync

1. Ưu điểm

G-Sync giúp giảm mờ hình ảnh trong lúc chuyển động, loại bỏ hình ảnh mờ không cần thiết và ép xung màn hình. Đồng thời, G-Sync còn ngăn chặn được hiện tượng xé hình, tăng tốc độ tải hình ảnh đầu vào và tối ưu hóa những khuyết điểm của VSync. Giúp tần số quét của màn hình trở nên linh hoạt hơn phù hợp với cường độ tải ảnh của card đồ họa đang dùng.

Trên thị trường hiện nay, card đồ họa của NVIDIA có hiệu năng tổng thể tốt kết hợp cùng với G-Sync sẽ giúp VGA NVIDIA tối đa hóa hiệu năng hoạt động, giúp mang lại trải nghiệm tốt hơn. Chưa kể, màn hình G-sync với màn hình HDR cung cấp độ sáng cường độ cao để đảm bảo chất lượng hình ảnh tối ưu nhất, giúp người dùng khi chơi game cảm thấy khung hình ổn định hơn bằng cách cung cấp độ mờ chuyển động cực thấp để mang lại trải nghiệm xem nâng cao cho người dùng.

Ưu điểm G-Sync

2. Hạn chế

Nếu bạn là người chơi game nhẹ thì G-sync sẽ không mang lại cho bạn những lợi ích tối đa của nó được. Công nghệ G-Sync chỉ tương thích với các card đồ họa NVIDIA và các màn hình có tích hợp công nghệ này. Vì vậy nếu bạn sử dụng card đồ họa rời của AMD thì màn hình FreeSync sẽ là lựa chọn hoàn hảo hảo cho bạn. Chưa kể giá thành của các màn hình G-Sync và card đồ họa có tương tích G-Sync của NVIDIA có giá thành cao nên sẽ khó tiếp cận được với phân khúc người dùng phổ thông.

Một bất lợi nữa của G-Sync là tần số quét chỉ có thể xử lý trong phạm vi 30Hz đến 144Hz. So với người hàng xóm AMD thì FreeSync có tần số quét màn hình có phần rộng rãi hơn từ 9Hz đến 240Hz. Chưa kể, G-sync chỉ hỗ trợ công màn hình Display-port với các tính năng cơ bản, trong khi đó FreeSync lại tích hợp trực tiếp lên Display-port.

Muốn chiến G-Sync phải đi chung với 1 bộ máy có cấu hình mạnh, giá thành cao

II. Cách bật G-Sync

1. Hướng dẫn nhanh

Click chuột phải lên trên màn hình Desktop > Chọn NVIDIA Control Panel > Chọn Display > Chọn Set up G-Sync > Bấm Enable G-Sync for windowed and full screen mode > Bấm Apply > Hoàn thành.

2. Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Bạn nhấp chuột phải vào màn hình, chọn NVIDIA Control Panel.

NVIDIA Control Panel

Bước 2: Tại mục Display, bạn bấm vào Set up G-Sync sau đó tích vào mục Enable G-Sync for windowed and full screen mode,sau đó chọn Apply.

Set up G-Sync

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn cụ thể và chi tiết nhất về công nghệ NVIDIA G-Sync. Hãy để lại bình luận nếu có bất kỳ thắc mắc nào nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Những màn hình truyền thống thường hoạt động ở những tần số cố định như: 60Hz và 100Hz cũng như 144Hz. Nếu như card màn hình không đủ mạnh để có thể theo kịp tần số quét màn hình, mọi người sẽ phải đối mặt với tình trạng giật, lag trong quá trình chiến game. Còn nếu như, VGA gửi nhiều khung hình tần số quét của màn, hiện tượng xé hình sẽ xảy ra.

Để khắc phục vấn đề này, các hãng đã phát triển các tính năng đồng bộ hóa xuất hình, để đồng bộ FPS trong game với tần số quét. Trong đó, NVIDIA đã giới thiệu công nghệ G-SYNC vào năm 2013 và được xem là bản kế nhiệm của VsynC. Đây cũng là đối thủ của công nghệ FreeSync của AMD. Hiện tại có ba cấp G-Sync là G-Sync, G-Sync Ultimate và G-Sync Compatible.

Công nghệ sẽ giúp đồng bộ hóa tần số quét màn hình với tốc độ khung hình mà GPU xử lý mỗi giây, để loại bỏ hiện tượng xé hình, giảm thiểu tình trạng giật hình cũng như giảm độ trễ đáng kể. 

Giải pháp mà NVIDIA mang tới trong công nghệ G-SYNC là họ đưa ra đưa thêm 1 module vào trong màn hình. Module này là cầu nối giữa GPU và màn hình. Quy trình diễn ra như sau:

  • Bước 1: GPU vẽ xong 1 khung hình.
  • Bước 2: GPU báo cho module G-Sync về việc đó.
  • Bước 3: Module G-Sync điều khiển màn hình làm tươi hình ảnh.

Với quy trình này, các màn hình có hỗ trợ công nghệ G-SYNC sẽ có tần số quét động, không cứng nhắc định kỳ mỗi 16 ms [với màn 60Hz], nó sẽ làm tươi khi có khung hình mới được vẽ xong, đảm bảo ảnh mượt mà tuyệt đối.

Ưu điểm công nghệ NVIDIA G-SYNC

Ưu điểm của G-Sync là loại bỏ hiện tượng xé hình, giảm độ trễ và giải quyết các điểm thiếu sót của V-Sync. Ngoài ra, G-Sync còn cho phép điều chỉnh tần số quét màn hình linh hoạt theo cường độ card đồ họa của bạn. G-Sync Ultimate còn được tích hợp thêm module R3. Điều này cho phép hiển thị chất lượng hình ảnh 4K ở tần số quét 144Hz, đồng thời hỗ trợ nội dung ảnh HDR.

Hạn chế của NVIDIA G-SYNC

Nếu các anh em game thủ chiến những trò chơi nhẹ thì G-SYNC không thể hoạt động được hết lợi ích tối đa của nó. Bên cạnh đó, công nghệ NVIDIA G-SYNC chỉ thích hợp với card màn hình NVIDIA hay những màn hình được tích hợp công nghệ sẵn.

Do đó, nếu mọi người sử dụng card màn hình rời AMD thì lựa chọn hoàn hảo sẽ là màn hình FreeSync. Bên cạnh đó, giá bán của các màn hình G-SYNC hay card đồ họa NVIDIA G-SYNC tương đối cao nên khá khó tiếp cận với những người dùng thông thường.

Một bất lợi kế tiếp của NVIDIA G-SYNC là tần số quét chỉ có thể dao động từ 30Hz đến 144Hz. Khi so sánh với AMD thì FreeSync sở hữu tần số quét màn rộng hơn từ 9Hz đến 240 Hz. Ngoài ra, G-SYNC còn hỗ trợ cong màn hình Displayport với một vài tính năng đơn giản, trong khi đó, FreeSync lại được tích hợp trực tiếp lên Displayport.

Bắt buộc từ hệ thống NVIDIA G-SYNC

Để có thể giúp hệ thống NVIDIA G-SYNC hoạt động một cách tương đối ổn định, người dùng cần phải chuẩn bị một số yếu tố nhất định. Đó chính là:

Bắt buộc tối thiểu từ NVIDIA G-SYNC:

  • Card màn hình hỗ trợ tính năng G-SYNC - Đáp ứng tối thiểu là GTX 650 Ti Boost.
  • Màn hình hỗ trợ công nghệ G-SYNC.
  • DisplayPort đạt mức 1.2

Bắt buộc để tối ưu NVIDIA G-SYNC:

  • Card màn hình hỗ trợ tính năng G-SYNC - Đáp ứng tối thiểu là GTX 1050.
  • Màn hình hỗ trợ công nghệ G-SYNC có thể tối ưu với độ sáng tối đa lên đến 1.000 nit, có gam màu DCI-P3 cũng như full-matrix backlight.
  • DisplayPort đạt mức 1.2.
  • Có khả năng hỗ trợ ép xung tần số quét và cũng như ULBM.

Cách bật G-SYNC nhanh chóng

Quá trình bật, tắt của NVIDIA G-SYNC tương đối đơn giản. Để thực hiện được việc này, mọi người chỉ cần thực hiện một số thao tác căn bản là đã có thể dễ dàng thực hiện được. Ở đây, mình thực hiện trên Windows 11. 

Bước 1: Mọi người có thể tìm trên thanh tìm kiếm NVIDIA Control Panel hoặc nhấp phải màn hình chọn mục NVIDIA Control Panel.

Bước 2: Trong mục Display, click chọn vào Setup G-SYNC, kế đến tích vào mục Enable G-SYNC. Sau đó, bạn có thể chọn Enable for full screen mode [Chỉ bật cho chế độ toàn màn hình] hoặc chọn Enable for windowed and full screen mode [Bật chế độ cửa sổ hoặc toàn màn hình] cuối cùng bấm chọn vào mục Apply.

Vậy là chúng ta đã điểm qua những phần thú vị về công nghệ NVIDIA G-SYNC. Hy vọng qua bài viết này đã có thể giúp các anh em game thủ có cái nhìn chính xác và chi tiết nhất về công nghệ này!

Xem thêm: 

Công nghệ 5X Protection III - Bảo vệ phần cứng toàn diện và vượt trội

Game eSports là gì? Top 3 tựa game eSports hot nhất hiện nay

Video liên quan

Chủ Đề