Biên giới quốc gia trong lòng đất là gì

Biên giới hay biên giới quốc gia là một cụm từ thường xuyên xuất hiện khi tìm hiểu thông tin các nước trên thế giới. Và thường được mọi người hiểu ngắn ngọn là đường giới hạn lãnh thổ của một quốc gia. Tuy nhiên, hiểu như vậy có đúng không và khái niệm chính xác của từ biên giới quốc gia là gì? Hãy cùng cacnuoc.vn tìm hiểu vấn đề này.

Biên giới là ranh giới địa lý của các thực thể chính trị hoặc quyền tài phán hợp pháp, chẳng hạn như vùng lãnh thổ, các quốc gia có chủ quyền, các quốc gia liên hiệp và các thực thể địa phương [đơn vị hành chính quốc gia như: tỉnh, bang,… ]. Biên giới được thiết lập thông qua các thỏa thuận giữa các thực thể chính trị hoặc xã hội kiểm soát các khu vực đó; việc tạo ra các thỏa thuận này được gọi là phân định ranh giới.

Biên giới quốc gia là ranh giới địa lý của một quốc gia được thiết lập thông qua các thỏa thuận của quốc gia đó với các quốc gia tiếp giáp. Biên giới quốc gia bao gồm biên giới trên đất liền, biên giới trên biển [nếu quốc gia đó tiếp giáp biển], biên giới dưới lòng đất và biên giới trên không. Biên giới quốc gia trên biển lại chia ra: vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế. Biên giới biển thường được các quốc gia xác định dựa trên các luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển.

Biên giới quốc gia được kiểm soát hoàn toàn bởi quốc gia đó và chỉ có thể vượt qua hợp pháp tại các trạm kiểm soát biên giới được chỉ định. Biên giới quốc gia là bất khả xâm phạm. Việc vi phạm biên giới quốc gia bị pháp luật quốc tế coi là xâm phạm chủ quyền quốc gia và làm phát sinh trách nhiệm quốc tế.

Khái niệm trong luật Việt Nam

Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Biên giới Việt Nam

Biên giới Việt Nam phân định lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam với các quốc gia chung quanh. Việt Nam có tổng cộng 4.639 km biên giới đất liền, với 3 quốc gia: phía bắc là Trung Quốc, phía tây là Lào và Campuchia; và 3.444 km biên giới biển, phân chia chủ quyền biển với các quốc gia như: Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Campuchia

Dựa vào luật biên giới quốc gia Việt Nam mô tả cách xác định biên giới Việt Nam như sau:

  • Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
  • Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.
  • Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan. Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
  • Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
  • Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.

Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước.

Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ trên đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [Căn cứ theo Điều 1, Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003].

Vậy, theo quy định của Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003 Biên giới quốc gia được cấu thành như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003 [gọi tắt là Luật Biên giới quốc gia năm 2003], có hiệu lực thi hành từ ngay 01/01/2004, đường biên giới quốc gia được cấu thành bởi 04 [bốn] bộ phận sau đây:

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 5 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 được Chính phủ hướng dẫn tại Điều 4 của Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2004 quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia, đường Biên giới quốc gia trên đất liên được hiểu như sau:

Biên giới quốc gia trên đất liền [bao gồm cả biên giới trên các sông, suối, hồ biên giới] là biên giới phân chia chủ quyền lãnh thổ đất liền của một quốc gia với một quốc gia khác. Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và phân giới, cắm mốc thông qua đàm phán thương lượng giữa các quốc gia có chung biên giới; kết quả này được ghi nhận bằng văn kiện pháp lý về phân giới cắm mốc, trong đó có một Phần và một Điều chính mô tả chi tiết vị trí của mốc quốc giới, cọc dấu [nếu có], hướng đi của đường biên giới và địa hình đường biên giới đi qua.

Theo Điều 2, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì “chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và các vùng nội thủy tới một vùng biển tiếp giáp với chúng dưới tên gọi là lãnh hải và có bề rộng không vượt quá 12 hải lý”.

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 5 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 được Chính phủ hướng dẫn tại Điều 5 của Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2004 quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia, Biên giới quốc gia trên biển được hiểu như sau:

Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của các quần đảo Việt Nam.

Ở những nơi lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của Việt Nam tiếp giáp với lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của nước láng giềng, biên giới quốc gia trên biển được xác định theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các nước láng giềng đó.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí tương quan giữa bờ biển của các quốc gia trên biển, biên giới quốc gia trên biển có thể có hai phần. Một là đường phân định nội thủy, lãnh hải giữa các quốc gia có bờ biển liên tiếp liền hay đối diện trong trường hợp khoảng cách giữa hai hệ thống đường cơ sở của hai quốc gia cách nhau nhỏ hơn 24 địa lý, đường này được xác định bởi điều ước giữa các quốc gia hữu quan. Hai là đường ranh giới ngoài của lãnh hải phân cách với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển; đường này do luật của các quốc gia ven biển hữu quan quy định phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế.

Căn cứ Khoản 5 Điều 5 Luật Biên giới quốc gia năm 2003, Biên giới quốc gia trên không được hiểu như sau:

Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.

Vấn đề chủ quyền lãnh thổ đối với vùng trời quốc gia được chính thức đặt ra từ khi con người có các phương tiện bay, nhất là từ khi có máy bay và ngành hang không phát triển. Chủ quyền đối với vùng trời thuộc phạm vi lãnh thổ đã trở thành phạm trù pháp lý quốc tế kể từ khi Hội nghị quốc tế về hàng không họp tại Pari ghi nhận trong văn bản của Hội nghị ngày 13/10/1919 rằng “ Các quốc gia ký kết công nhận rằng mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt đối với vùng trời thuộc phạm vi lãnh thổ của mình”.

Là một bộ phận của biên giới quốc gia, được xác định theo một phương thẳng đứng dựa theo các đường biên giới trên đất liền và trên biển, kéo dài đến tâm của trái đất. Trong thực tiễn quốc tế, giới hạn trừu tượng này được các quốc gia mặc nhiên thừa nhận.

Điều 5 khoản 4 Luật biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003 quy định: “Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển giữa năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan”.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các nội dung cơ bản về Biên giới quốc gia.

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề