Bun trong định lượng ure nghĩa là gì năm 2024
Chỉ số ure trong máu cao có phải thận của bạn đang bị tổn thương?Chỉ số ure trong máu là một trong những những chỉ số quan trọng giúp phản ánh tình hình chức năng thận, đặc biệt là khi nghi ngờ rằng thận đang bị tổn thương. Vậy chỉ số này tăng cao là dấu hiệu cảnh báo thận đang gặp phải vấn đề gì? Mời bạn cùng tham khảo bài viết sau đây. 1. Chỉ số ure trong máu là gì? Ure trong máu tên tiếng anh là Urea. Ure luôn có trong cơ thể hàng ngày thông qua việc bổ sung các chất đạm (protein) từ thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa,… Chất đạm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày được gọi là protein ngoại sinh. Sau đó được các protease của đường tiêu hóa chuyển hóa tạo nên các axit amin. Các axit amin này được chuyển hóa tiếp và cuối cùng thành NH3 và CO2. Ure từ gan vào máu được vận chuyển đến thận và được đào thải ra ngoài theo nước tiểu. 2. Chỉ số ure trong máu cao có phải thận đang gặp vấn đề? Chỉ số ure máu đánh giá khả năng lọc của thận. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý. 2.1. Chỉ số ure trong càng cao cảnh báo chức năng thận kém Ở người bình thường chỉ số này càng cao thì chức năng thận càng kém. Bác sĩ thường cho người bệnh làm xét nghiệm ure máu để kiểm tra và đo lượng nitơ ure trong máu. Một người trưởng thành bài tiết mỗi ngày khoảng 30g ure. Chỉ số ure trong máu của người bình thường thuộc khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l. Chỉ số vượt quá ngưỡng trên có nghĩa là thận của bạn hoạt động kém hơn bình thường. Điều này dễ dẫn đến các tổn thương thận, lâu ngày sẽ dễ gây ra tình trạng suy thận. Xét nghiệm ure máu còn được gọi là xét ngiệm BUN (Blood Urea Nitrogen). Nếu xét nghiệm máu cho thấy rằng mức độ nitơ ure cao hơn bình thường, nó có thể chỉ ra thận của bạn đang hoạt động kém. Nồng độ ure cao cho thấy chức năng thận suy giảm. Điều này có thể do bệnh thận cấp tính hoặc mãn tính. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề ngoài bệnh thận có thể ảnh hưởng đến nồng độ ure. Chẳng hạn như giảm lưu lượng máu đến thận như trong suy tim sung huyết, sốc, căng thẳng, đau tim, bị bỏng nặng. Hoặc có thể do chảy máu đường tiêu hóa, điều kiện gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu, hoặc mất nước. Đặc biệt khi nồng độ ure trong máu cao, bác sĩ thường nghi ngờ người bệnh đang gặp các vấn đề thương tổn về thận. Do đó trong xét nghiệm sinh hóa máu hay các xét nghiệm kiểm tra nếu thấy nồng độ ure trong máu cao hơn mức bình thường, bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm chuyên sâu hơn để đánh giá chức năng thận của bạn. 2.2. Chỉ số ure trong máu cao có thể do chế độ ăn uống Một điều đáng lưu ý là chỉ số này dễ thay đổi theo chế độ dinh dưỡng. Người ăn nhiều đạm thì ure trong máu cũng tăng theo. Do đó khi chỉ số ure tăng cao kết luận rằng có các thương tổn về thận là chưa chính xác. Trong trường hợp này, bác sĩ thường cho kiểm tra thêm chỉ số creatinin trong máu. Creatinin là một sản phẩm thoái hóa của creatine phosphate. Nó được sinh ra trong quá trình co giãn cơ bắp của cơ thể. Cũng giống như nitơ ure máu, creatinin được thải hoàn toàn bởi thận. Chỉ số creatinin máu không phụ thuộc vào ăn uống và bình thường không đổi nếu chức năng bài tiết của thận hoạt động bình thường (creatinin máu ở người bình thường là 16g/lít). Như vậy nếu ure trong máu cao và nghi ngờ do chế độ ăn uống bác sĩ sẽ xét nghiệm thêm chỉ số creatinin. Sau khi căn cứ vào chỉ số creatinin trong máu, bác sĩ sẽ kết luận chính xác về tình trạng hoạt động của thận. 3. Làm gì khi chỉ số ure trong máu cao? Khi chỉ số ure máu cao, bác sĩ sẽ chú ý đến tình trạng đầu tiên là thận của bạn có đang hoạt động kém hay không? Hay có thể bạn đang gặp phải các vấn đề khác. Ví dụ như viêm thận cấp, mạn tính, thận đa nang, ứ nước bể thận do sỏi thận, hội chứng gan thận do leptospira, lao thận,… Để hạn chế tình trạng ure trong máu tăng cao, bạn cần có chế độ ăn uống phù hợp hạn chế protein. Tuy nhiên cũng không được hạn chế đến mức quá thấp (nghèo protein) sẽ khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của nhiều cơ quan khác. Khi thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành làm xét nghiệm chẩn đoán. Đơn vị có trang thiết bị máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giỏi sẽ đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá chính xác tình trạng bệnh lý có thể mắc phải. Người bệnh sẽ được chỉ định phác đồ thích hợp và hiệu quả. |