Bùng nổ dân số là gì địa lý 7 năm 2024

Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế – xã hội, thường được đo bằng cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng tháp dân số.

Dân số được nghiên cứu ở trong các lĩnh vực riêng, trong một nhánh của sinh thái học có tên gọi sinh vật học, và trong di truyền học. Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc giới tính, số người tử vong, tỉ lệ sinh và sự phát triển dân số được nghiên cứu.

Nhân khẩu học nghiên cứu về mật độ dân số. 3 trọng tâm chính của nó là phương thức sinh sản, sự tử vong và nhập cư, mặc dù các lĩnh vực như sự thay đổi của gia đình, [kết hôn và li dị], sức khỏe cộng đồng, việc làm và lực lượng lao động cũng được nghiên cứu. Có rất nhiều khía cạnh khác nhau trong hành vi của con người trong lĩnh vực dân số được nghiên cứu như trong xã hội học, kinh tế học và địa lý. Các nghiên cứu về dân số hầu hết thường theo những quy luật của xác suất, và sự kết luận của các nghiên cứu này do đó có thể không thể sử dụng cho một vài các cá thể riêng biệt.

Số người trên Trái Đất không ngừng tăng lên và tăng nhanh nhất khi bước sang giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, trong đó các nước trên thế giới đang phát triển có tốc độ gia tăng dân số tự nhiên đến chóng mặt. Đây là một trong những vấn đề toàn cầu của xã hội hiện nay. Xem

Tháp dân số[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỷ XIX và thế kỷ XX[sửa | sửa mã nguồn]

Các số liệu thống kê và điều tra dân số liên tục trong nhiều năm sẽ giúp chúng ta đã biết được quá trình gia tăng dân số của một địa phương, một nước hay trên toàn thế giới.

Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ học.

Trong nhiều thế kỷ, dân số thế giới tăng hết sức chậm, mốc dân số trong khoảng đầu Công nguyên là khoảng 300 triệu người. Mãi đến giữa thế kỷ 13, dân số cắm mốc 400 triệu người. Nửa tỷ người được cắm mốc ở đầu thế kỷ 16. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dân số chậm tăng là do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh. Đến thế kỷ 18, dân số bắt đầu ổn định lại và đến năm 1804, dân số thế giới là 1 tỷ người, 2 tỷ người vào năm 1927. Và đến 6 tỷ người vào năm 1999. Thế mà đến năm 2001 đã lên đến 6,16 tỷ người, đó là nhờ tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội và y tế.

Sự bùng nổ dân số[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số thế giới tăng rất nhanh và đột ngột từ thập niên 1950, khi các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỷ lệ tử vong, trong khi tỷ lệ sinh vẫn còn cao. Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hằng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %. Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm... đã trở thành gánh nặng đối với các nước chậm phát triển.

Bằng các chính sách dân số & phát triển kinh tế - xã hội, nhiều nước đã đạt được tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hợp lý. Sự gia tăng dân số thế giới đang có xu hướng giảm dần để tiến đến mức ổn định ở mức trên 1 %. Dự báo đến khoảng năm 2050, dân số thế giới sẽ là 8,9 tỷ người.

Dân số các nước[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng 4.6 tỷ người trong số 7.9 tỷ người trên thế giới sống ở Châu Á. Trong 10 nước có số dân lớn nhất trên thế giới có 6 nước thuộc châu Á.

Bùng nổ dân số xảy ra khi được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm: Bùng nổ dân số xảy ra khi

  1. Do quá trình di dân xảy ra
  2. Do tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao
  3. Do chất lượng cuộc sống được nâng cao
  4. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trung bình năm trên 2.1%

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trung bình năm trên 2.1%

1. Dân số, nguồn lao động

Điều tra dân số cho biết: tình hình dân số, nguồn lao động của một địa phương, độ tuổi, tổng số nam nữ, trình độ văn hóa, nghề nghiệp…

Dân số được biểu hiện cụ thể bằng tháp tuổi.

Tháp tuổi cho biết cụ thể: giới tính, độ tuổi, nguồn lực lao động hiện tại và tương lai.

Mỗi tháp tuổi đều được chia thành 3 màu, mỗi màu được quy ước cho một độ tuổi nhất định. Cụ thể như sau:

+ Đáy tháp : từ 0 đến 14 tuổi

+ Thân tháp : Từ 15 đến 59 tuổi

+ Đỉnh tháp: trên 60 tuổi

2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX

- Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp, nguyên nhân là do dịch bệnh, chiến tranh, đói kém.

- Dân số thế giới tăng nhanh trong hai thế kỉ gần đây. Do có những tiến bộ về kinh tế - xã hội và y tế.

- Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.

- Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới.

3. Sự bùng nổ dân số

- Sự gia tăng dân dân trên thế giới không đồng đều. Cụ thể , ở các nước phát triển dân số đang giảm trong khi đó các nước đang phát triển dân số tăng và có xu hướng tăng nhanh.

- Nguyên nhân: Do cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển trong nông nghiệp, công nghiệp cũng như lĩnh vực y tế.

- Hậu quả: Tạo nên sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội,…

- Biện pháp: Các nước đang phát triển cần có chính sách dân số hợp lí để khắc phục bùng nổ dân số.

4, Câu hỏi

A, Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết.

Lời giải chi tiết

- Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm là 2.1%.

- Nguyên nhân: do các nước thuộc địa giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.

- Hậu quả: tạo sức ép đối với các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường,... kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội…

- Biện pháp: thực hiện chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội để hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số.

B, Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số?

Bài làm:

Khi nhìn vào tháp dân số ta sẽ biết được:

- Xu hướng dân số của một địa điểm hay quốc gia

- Giới tính

- Độ tuổi

- Nguồn lực lao động hiện tại

- Nguồn lực lao động tương lai

C, Dựa vào bảng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và phân bố dân cư thế giới theo châu lục dưới đây, hãy cho biết châu lục nà o có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất châu lục nào có châu lục nào tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất. Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số toàn thế giới lại tăng?

Châu lục và khu vực

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên [%]

Dân số so với toàn thế giới [%]

1950-1955

1990-1995

1950

1995

Toàn thế giới

1,78

1,48

100,0

100,0

Châu Á

1,91

1,53

55,6

60,5

Châu Phi

2,23

2,68

8,9

12,8

Châu Âu

1,00

0,16

21,6

12,6

Bắc Mĩ

1,70

1,01

6,8

5,2

Nam Mĩ

2,65

1,70

6,6

8,4

Châu Đại Dương

2,21

1,37

0,5

0,5

Trả lời:

- Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất là Châu Phi.

- Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất là châu Âu

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới tăng, vì: dân số châu Á quá nhiều [chiếm 55,6% dân số thế giới] cho nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á mặc dù có giảm nhưng số dân tăng lên vẫn còn rất nhiều nên tỉ trọng dân số so với toàn thế giới vẫn tăng cao.

--------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Bùng nổ dân số xảy ra khi. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Địa hơn.

Chủ Đề