Búp vàng có nghĩa là gì

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Bài 1 [trang 31 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1]: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Bầu trời ngoài cửa sổ

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, chợt bay đến rồi bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên những ngọn cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bõng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên cao chót vót, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ. Tiếng chim lại như những chuỗi vàng lạc nắng bay đến với Hà. Lát sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.

      [Theo Nguyễn Quỳnh]

a. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có những gì?

Hướng dẫn giải:

- Có đầy ánh sáng và đầy màu sắc : đàn vàng anh và những cây bạch đàn chanh cao ngất.

b. Hoàn thành sơ đồ sau:

Hướng dẫn giải:

- Hoạt động: bay đến bay đi, đậu lên cây, cất tiếng hót.

- Hình dáng: như “búp vàng”

- Màu sắc: vàng.

c. Từ búp vàng trong câu: Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những búp vàng được dùng để miêu tả gì?

Hướng dẫn giải:

- Để miêu tả hình dáng của chim vàng anh.

d. Em hình dung được điều gì qua câu: Đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hát như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ?

Hướng dẫn giải:

- Em hình dung ra một không gian tươi đẹp, quang đãng và vô cùng yên bình phía ngoài cửa sổ nhà bạn Hà.

Bài 2 [trang 32 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1]: Hãy tìm từ mang nghĩa sau và đặt câu với từ vừa tìm được:

Mong muốn, ước ao một cách thiết tha điều tốt đẹp trong tương lại.

Hướng dẫn giải:

- Từ mang nghĩa trên là: Mong ước.

- Đặt câu với từ vừa tìm được:

Em mong ước sau này trở thành một cô giáo dạy văn.

Bài 3 [trang 33 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1]: Hãy tìm ví dụ minh họa cho:

Hướng dẫn giải:

- Ước mơ được đánh giá cao: Mơ ước cao đẹp, Mơ ước lành mạnh, Mơ ước chính đáng, Mơ ước cao cả...

- Ước mơ bị đánh giá thấp: Mơ ước hão huyền, Mơ ước viển vông,

Bài 4 [trang 33 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1]: Gạch dưới các động từ có trong đoạn văn sau:

Hướng dẫn giải:

Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn. Nhưng hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục. Người bác không cao to, tiếng bác không ầm ĩ, chỉ có cánh tay của bác thì thật đặc biệt.

Bài 5 [trang 33 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1]: Tìm danh từ, động từ trong đoạn văn sau:

Trên nương, mỗi người một việc, người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô.

Hướng dẫn giải:

Danh từ Động từ
nương, người, việc, người lớn, trâu, cụ già, cỏ, lá, chú bé,chỗ, ven suối, bếp, cơm, bà mẹ, ngô đánh, ra, cày, nhặt, đốt, đi, tìm, bắc, thổi, cúi, tra

Bài 6 [trang 34 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1]: Em đã từng trao đổi ý kiến với bố mẹ về một việc nào đó chưa? Hãy viết đoạn văn kể lại cuộc trao đổi đó.

Hướng dẫn giải:

Tuần vừa rồi trường em có tổ chức lớp học võ cho học sinh trong trường, Em thích học võ từ lâu lắm rồi nhân dịp nhà trường mở lớp em liền xin phép bố mẹ cho đi học.

Tối ấy sau bữa ăn cơm em nói với bố:

- Bố ơi đợt này trường con có tổ chức cho học sinh trong trường học võ, bạn nào có nhu cầu thì sẽ đăng kí học, bố cho con đi học võ bố nhé!

Rời mắt khỏi tờ báo, bố liền cất giọng:

- Con gái thì mình nên học hát nhạc hay học vẽ gì đó chứ ai lại học võ, vất lắm con ạ!

Mẹ ở trong bếp ra cũng kịp nghe hết câu chuyện, mẹ liền nói thêm vào:

- Cái Thảo bảo đi học võ á ??? Con gầy yếu, thể lực lại không tốt làm sao học võ được hả con?

Em liền đáp lại bố mẹ:

- Chính vì con yếu nên mới cần phải học võ để tự bảo vệ mình và cũng là rèn luyện thân thể để có sức khỏe hơn. Hôm nọ xem chương trình thể thao con thấy chị Thúy Hiền biểu diễn đẹp mê hồn bố mẹ ạ.

Bố liền nói:

- Thôi được rồi, nếu con thích thì bố mẹ sẽ ủng hộ nhưng con phải hứa là luyện tập điều độ và không làm ảnh hưởng đến việc học con nhé.

Lúc này em mới thở phào nhẹ nhõm và ôm trầm thấy bố mẹ vui sướng reo lên trong hạnh phúc:

- Con cảm ơn bố mẹ ạ, con sẽ cố gắng tập luyện thật tốt ạ.

Vui học [trang 34 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1]:

Đố vui

Hạt gieo tới tấp

Rải khắp ruộng đồng

Nhưng hạt gieo chẳng nảy mầm

Để bao hạt khác mừng thầm mọc xanh.

   Là hạt gì?

Hướng dẫn giải:

- Đó là hạt mưa.

Hãy đặt một câu đố về hiện tượng thời tiết và chia sẻ với bạn bè, người thân.

Hướng dẫn giải:

   Cong cong như thể cây cung

Tam màu, ngũ sắc lung linh lạ thường?

   [Là Cầu vồng]

Các bài Giải bài tập Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1 & Tập 2 được biên soạn bám sát nội dung sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 Tập 1, Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đề số 2 – Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt 5: Đọc bài văn trên, ta thấy bầu trời bên ngoài cửa sổ nhà bé Hà thật đẹp. Qua khung cửa nhà mình, em nhìn thấy những gì đẹp ? Hãy viết đoạn văn tả lại vẻ đẹp đó.

I. ĐỌC HIỂU

BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ

Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành,

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.

Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.

Ôi, khung cửa sổ nhỏ ! Hà yêu nó quá ! Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích ” Ngày xửa, ngày xưa…”

[Theo Nguyễn Quỳnh]

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

1.Bầu trời bên ngoài cửa sổ của bé Hà được so sánh với những gì ?

a. Một bức tranh giàu màu sắc.

b. Một trang sách hay.

c. Cả hai ý trên.

2.Chỉ ngắm sự vật gì của bầu tròi bên ngoài cửa sổ, Hà có thể đoán biết được thời tiết?

a. Ánh nắng

b. Sắc mây

c. Mặt trăng

3.Qua khung cửa sổ nhà mình, Hà cảm nhận được những hình ảnh, âm thanh nào ?

a. Bầu trời đầy ánh sáng, đầy màu sắc, đàn vàng anh sắc lông óng ánh như dát vàng, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.

b. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, những cành cây vật vã trong gió.

c. Nắng như đổ lửa, trâu nằm lim dim dưới bụi tre già, ve kêu inh ỏi.

4.Trong câu Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”, từ búp vàng chỉ gì ?

a. Ngọn bạch đàn

b. Đàn vàng anh

c. Lá bạch đàn

5.Hà thích làm điều gì bên cửa sổ ?

a. Ngắm nhìn bầu trời không chán.

b. Ngửi hương thơm của cây trái.

c. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1.Từ chao trong câu: “Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.” đồng nghĩa với từ nào ?

a. vỗ                 b. đập                 c. nghiêng

2.Có những cặp từ đồng nghĩa nào trong bài văn ?

a. cao vút – chót vót.

b. dịu dàng – dịu hiền.

c. rực rỡ – sặc sỡ.

3.Câu sau thuộc kiểu câu gì ?

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.

a. Câu kể Ai là gì ?

b. Câu kể Ai làm gì ?

c. Câu kể Ai thế nào ?

4.Chủ ngữ trong câu sau là gì ?

Bầu trời ngoài cửa số của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.

a. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà

b. Bầu trời ngoài cửa sổ

c. Bé Hà

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Nếu thay từ đọng trong câu “Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.” bằng một trong các từ còn, vang, ngân thì câu văn sẽ không hay bằng. Vì sao ?

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề 1. Đọc bài văn trên, ta thấy bầu trời bên ngoài cửa sổ nhà bé Hà thật đẹp. Qua khung cửa nhà mình, em nhìn thấy những gì đẹp ? Hãy viết đoạn văn tả lại vẻ đẹp đó.

Đề 2. Hãy viết đoạn văn tả cảnh vật thiên nhiên nơi em ở.

I. ĐỌC HIỂU

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Tham khảo 1: Nếu thay từ đọng trong câu “Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu tròi ngoài cửa sổ.” bằng một trong các từ còn, vang, ngân thì câu văn sẽ không hay bằng. Bởi vì, chỉ có từ đọng mới gợi cảm giác tiếng hót của đàn chim như lắng lại, ngưng lại, chìm xuống giữa bầu trời. Các từ còn, vang, ngân không gợi được độ lắng của tiếng chim. Từ đọng còn cho thấy sự lắng lại của tiếng chim trong tâm hồn tác giả mà các từ còn, vang, ngân không thể hiện được.

Tham khảo 2: Không nên thay từ đọng trong câu “Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.” bằng từ ngân hoặc từ còn. Vì các từ trên tuy là những từ đồng nghĩa với từ đọng nhưng mỗi từ lại có sắc thái riêng. Với từ còn, câu văn không có hình ảnh. Từ ngân mô tả được âm thanh kéo dài, trải rộng trong thòi gian và không gian, nhưng không đi vào chiều sâu tâm hồn. Chỉ khi sử dụng từ đọng, tiếng hót của đàn chim như được lắng lại, giữ lại trong không gian, thời gian và đặc biệt là nó diễn tả được sự lắng sâu trong tâm hồn.

[Theo Phạm Thị Sáng]

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề bài 1

Dàn bài:

– Chọn tả cảnh qua khung cửa vào lúc nào [buổi sáng, buổi trưa hay buổi chiều] ?

– Chọn những cảnh vật nào để tả, trong đó cảnh nào là tiêu biểu nhất

– Sử dụng các giác quan nào đế quan sát ?

– Sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào đê miêu tả những cảnh vật đó [so sánh, nhân hoá, điệp ngữ,…] ?

– Sử dụng từ ngữ để viết câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh.

Tham khảo 1 : Bầu trời ngoài khung cửa sổ nhà em như một bức tranh nhiều màu sắc. Những đám mây trắng xốp nhởn nhơ bay tựa những đoàn thuyền khoan thai lướt trên mặt biển. Ánh nắng vàng tươi chảy ngập khu vườn nhỏ thân yêu. Vài chú chim sâu lách cách nhảy nhót trên những cành mận chín.

Tham khảo 2 : Qua khung cửa sổ nhà em, bầu trời buổi sáng hiện ra thật là đẹp. Những đám mây trắng đang nhởn nhơ trôi như nhường chỗ cho những tia nắng ban mai tràn về, mang theo bao nhiêu là hoa thơm, quả ngọt. Chị gió nhẹ nhàng nhón chân đi về làm đung đưa mấy giò phong lan tím trước nhà. Trên mấy cây vải giữa vườn, từng đàn chim với những bộ lông óng ánh đủ sắc màu thi nhau luyện giọng để hoà cùng với bản nhạc đầy màu sắc và âm thanh này.

[Nguyễn Thị Nhuận]

Tham khảo 3 : Buổi chiều, cảnh vật hiện lên qua khung cửa nhà em thật là đẹp. Cánh đồng lúa xanh non, ngọt ngào, thơm mát trải rộng mênh mông. Xa xa, những áng mây hồng đang chầm chậm trôi. Ông mặt trời toả những tia nắng vàng nhạt, yếu ớt đang từ từ xuống núi. Đàn trâu no cỏ lững thững bước từng bước nặng nề tiến về làng. Đâu đó tiếng sáo diều văng vẳng vang lên những âm thanh vi vu, vi vút giữa bầu trời yên ả.

[Theo Đoàn Thị Nhàn]

Đề bài 2

Dàn bài:

– Cảnh thiên nhiên em định tả là cảnh gì [cánh đồng, dòng sông,…] ?

– Thời điểm tả vào lúc nào ?

– Cảnh vật tiêu biểu chọn tả là gì ?

– Sử dụng các giác quan nào để quan sát ?

– Chọn những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả ?

– Sắp xếp các ý thành đoạn văn hoàn chỉnh.

Tham khảo : Cánh đồng lúa quê em vào mùa này như một tấm thảm khổng lồ màu vàng tươi. Tinh mơ, những giọt sương còn đọng lại trên những bông lúa vàng như những hạt ngọc. Chị gió nhẹ nhàng lướt qua làm cho biển vàng lung linh gợn sóng. Lúa nặng trĩu bông với những hạt tròn, chắc mẩy, ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện, hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Xa xa, những chú chim ngủ quên, vụt bay lên, chao liệng và cất tiếng hót lanh lảnh gọi ông mặt trời thức dậy.

[Theo Nguyễn Thị Hồng]

Video liên quan

Chủ Đề