Ca sĩ campuchia đạo nhạc việt nam là ai?

Vấn đề bản quyền âm nhạc đang trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Ngay trong tháng 7, loạt ca khúc mới của các ca sĩ Vpop cũng bị tố "học hỏi" giai điệu của những bài hát quốc tế.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp dở khóc dở cười khi ca khúc Việt Nam bị ca sĩ nước ngoài đạo nhạc mà không biết phải kêu ai.


Nhạc sĩ Bảo Thạch

Mới đây, nhạc sĩ Bảo Thạch chia sẻ trên trang cá nhân cho hay, ca khúc I'm sorry babe của anh bị một ca sĩ Campuchia đạo trắng trợn.

Bảo Thạch viết: "I'm sorry babe, Campuchia version này. Bị bên bển chôm nhạc lần thứ n rồi mà vẫn không làm gì được. Bao nhiêu bản hit được phổ lời quốc tế hết mà tác giả là tôi lại không hề biết chi cho tới khi bạn bè share, mà cũng không kiện cáo được gì".

I'm sorry babe của Bảo Thy và Sorry Baby phiên bản Campuchia được trình bày qua giọng hát Ly Evathina giống nhau đến ngỡ ngàng. Ngay từ tựa đề ca khúc đã có chung ý nghĩa, đến phần ca từ cũng không khác nhau là bao.
 


"I'm sorry babe" - Bảo Thy


"Sorry baby" - Ly Evathina

Theo lời Bảo Thạch, trước I'm sorry babe anh từng bị đánh cắp chất xám khá nhiều lần nhưng không thể kiện cũng như chẳng biết đòi tiền bản quyền ở đâu. Bởi lẽ Campuchia là quốc gia không gia nhập hiệp hội bảo vệ bản quyền âm nhạc nên dù muốn, anh cũng chẳng thể kiện tụng đòi công bằng.

Nhiều ca khúc Việt Nam được "viết lại" theo tiếng Campuchia phải kể đến như Tìm lại giấc mơ, Gió lạnh, Còn lại gì sau cơn mưa... mà không hề có một lời xin phép lâu nay không còn là chuyện xa lạ. Trước đây, nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận cũng từng đau đầu khi Tìm lại giấc mơ bị "ăn cắp".

Bảo Thy cũng bày tỏ sự bất ngờ khi ca khúc của mình bị đạo nhái trắng trợn. Nữ ca sĩ cho hay, cô không biết nên vui vì sản phẩm có sức lan tỏa hay phải buồn vì vấn đề bản quyền chưa được thắt chặt.

"I'm sorry babe không phải là ca khúc độc quyền của Bảo Thy nên nếu ca sĩ Campuchia hứng thú, họ nên có lời để mua lại tác quyền từ nhạc sĩ Bảo Thạch", giọng ca Công chúa bong bóng cho biết.

Trước I'm sorry babe, loạt ca khúc từng chịu cảnh bị các nghệ sĩ Campuchia xài chùa gồm:
 


Bản gốc chính là "Cho một tình yêu" của Mỹ Tâm


Tiếp tục là một ca khúc khác của Mỹ Tâm - "Cơn mưa dĩ vãng"


"Vẫn mãi yêu anh" của Thủy Tiên khi đươc chuyển sang tiếng Khmer


"Ngàn lần khắc tên em"


MV dài tận 7 phút của "Tìm lại giấc mơ" phiên bản Khmer.

Nhạc

Điểm danh 3 MV dính nghi án đạo nhạc chỉ trong 1 tuần lên sóng

Khánh Hoàng
Theo Vietnamnet

Do vấn đề bản quyền chưa chặt chẽ nên việc các ca sĩ nước bạn sử dụng beat của các bài hit Vpop đã trở nên "chuyện như cơm bữa".

Là một trong những ca sĩ đi tiên phong trong việc bảo vệ tác quyền sản phẩm của mình trong nước, nhưng Mỹ Tâm lại là một trong những "nạn nhân" thường xuyên gặp rắc rối bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Giữa năm 2013, các fan của nữ ca sĩ lần lượt phát hiện ra hai ca khúc của thần tượng được các ca sĩ Campuchia đạo là Cơn mưa dĩ vãng và Chỉ có thể là tình yêu,
VideoCơn mưa dĩ vãng - Mỹ TâmCơn mưa dĩ vãng - Mỹ Tâm.
Ngay cả những người bình thường, không cần kiến thức âm nhạc cũng có thể nhận ra phần nhạc đệm đã được ca sĩ nước bạn giữ y hệt so với bản gốc.
VideoCơn mưa dĩ vãng phiên bản của ca sĩ KhmerCơn mưa dĩ vãng phiên bản của ca sĩ Khmer
Cơn mưa dĩ vãng và Chỉ có thể là tình yêu là 2 ca khúc nằm trong album vol.6Trở lại đánh dấu sự hợp tác giữa Mỹ Tâm và ê-kíp Hàn Quốc từng làm mưa gió trên các bảng xếp hạng âm nhạc Việt Nam những năm 2006-2007.
VideoChỉ có thể là tình yêu - Mỹ TâmChỉ có thể là tình yêu - Mỹ Tâm.
Không chỉ dừng lại ở việc ghi âm, hai giọng ca Campuchia này còn khá "đầu tư" khi quay hẳn một video clip để minh họa.
VideoChỉ có thể là tình yêu phiên bản KhomerChỉ có thể là tình yêu phiên bản Khomer.
Tiếp ngay sau đó, cư dân mạng tiếp được được dịp xôn xao khi Cho một tình yêu [phiên bản ballad] - một sáng tác rất được yêu thích của “họa mi tóc nâu” dành cho bộ phim truyền hình cùng tên phát sóng năm 2010 cũng đã lọt vào tầm ngắm của ca sĩ nước bạn. Tương tự, phần nhạc đệm được giữ lại y hệt so với bản gốc.
VideoCho một tình yêu - Mỹ TâmCho một tình yêu - Mỹ Tâm.
Nữ ca sĩ Campuchia "đạo" ca khúc của Mỹ Tâm là Tep Boprek - một trong những ca sĩ nổi tiếng đình đám tại Campuchia. Cô còn khá trẻ [sinh năm 1993] nhưng đã có sự nghiệp âm nhạc rất đáng ngưỡng mộ.
VideoCho một tình yêu phiên bản tiếng KhmerCho một tình yêu phiên bản tiếng Khmer.
Get on the floor - ca khúc từng làm mưa, làm gió của nhóm nhạc 5 thành viên đẹp trai 365 khi ra mắt vào tháng 12 năm 2013 được Chorn Sovanreach - một ca sĩ khá có tiếng tăm tại xứ chùa tháp sử dụng lại từ beat nhạc cho đến phần vũ đạo của 365 để trình diễn trên sân khấu.
Video365 - Get On The Floor - Vietnam IdolBản hit sôi động cùng vũ đạo hấp dẫn của 4 anh chàng điển trai khuấy động sân khấu đêm công bố kết quả của Vietnam Idol.
Sau khi xem xong đoạn clip này, nhiều fan của 365 rất bất bình và phẫn nộ. Có người còn lên tiếng khuyên nhóm và công ty VAA nên kiện ca sĩ này để giành lại công bằng cho mình. Về phía Ngô Thanh Vân - bà bầu của 365 dù không hài lòng với việc làm này nhưng cô chia sẻ chưa nghĩ đến chuyện kiện đòi bản quyền, vì thực tế, việc này cũng rất khó.
VideoGet on the floor phiên bản KhmerGet on the floor phiên bản Khmer.
Vẫn mãi yêu anh là ca khúc chủ đề của album mà Thủy Tiên phát hành năm 2011 sau khi cô tham gia Bước nhảy hoàn vũ. Ca khúc này tiếp tục được nữ ca sĩ trẻ Tep Boprek, cũng là người đạo 3 ca khúc trên của Mỹ Tâm sử dụng không xin phép.
VideoVẫn mãi yêu anh - Thủy TiênVẫn mãi yêu anh - Thủy Tiên.
Ở phiên bản tiếng Campuchia, nó được giọng ca sinh năm 1993 sử dụng ngang nhiên trong một đại nhạc hội lớn với sự tham gia của hàng nghìn khán giả. Bài hát mang tên Bong jes kbot oun oun kor jes kbot bong nhưng giữ nguyên phần beat cũng như bè của bản gốc do Thủy Tiên sáng tác và trình bày.
VideoVẫn mãi yêu anh phiên bản của Tep BoprekVẫn mãi yêu anh phiên bản của Tep Boprek.
Hồ Ngọc Hà cũng là một "nan nhân" của một nữ ca sĩ người Campuchia với bài hit Tìm lại giấc mơ.
VideoTìm lại giấc mơ - Hồ Ngọc HàTìm lại giấc mơ - Hồ Ngọc Hà.
Bản thân người sáng tác ca khúc là nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận dù thấy vui vì ca khúc của mình được đón nhận tại nước ngoài, nhưng anh cũng bức xúc vì nó cũng giống như hàng loạt các ca sĩ Việt bị sử dụng trắng trợn không hề xin phép.
VideoTìm lại giấc mơ phiên bản của ca sĩ CampuchiaTìm lại giấc mơ phiên bản của ca sĩ Campuchia.
Vầng trăng khóc nổi đình nổi đám tại thị trường âm nhạc Việt năm 2003, mang lại thành công cho Khánh Ngọc và Nhật Tinh Anh. Không chỉ có “bản sao” là tiếng Campuchia, mà còn tiếng Trung Quốc, Lào.
Video'Vầng trăng khóc' - Nhật Tinh Anh, Khánh NgọcVới ca khúc "Vầng trăng khóc", Nhật Tinh Anh cùng Khánh Ngọc đã từng làm dậy sóng tất cả các bảng xếp hạng âm nhạc.
Tuy nhiên, khi trên mạng xuất hiện các phiên bản Vầng trăng khóc khác thì nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lại đau đầu khi đứng trước nghi án chính anh mới là người đạo nhạc. Để khẳng định công sức sáng tạo, anh đã đưa đơn kiện các “version Vầng trăng khóc” kia và giành phần thắng thuyết phục.
VideoVầng trăng khóc phiên bản ca sĩ CampuchiaVầng trăng khóc phiên bản ca sĩ Campuchia.
Năm 2006, Kiếp đỏ đen ra đời khiến cái tên Duy Mạnh trở thành một trong những ca sĩ ăn khách nhất ở thời điểm bấy giờ. Tuy nhiên, chỉ sau không lâu làm náo loạn các bảng xếp hạng âm nhạc, một phiên bản của Kiếp đỏ đen tiếng Campuchia xuất hiện, một lần nữa rộ lên nghi án nam ca sĩ Việt đạo nhạc. Điều này khiến anh không khỏi bức xúc và tuyên bố sẽ trao giải thưởng 20 triệu, sau đó là 1 tỷ cho ai đưa ra bằng chứng anh đạo nhạc.
VideoKiếp đỏ đen - Duy MạnhKiếp đỏ đen - Duy Mạnh,
Sau nhiều tìm hiểu, người yêu nhạc cũng chứng minh được ca khúc Kiếp đỏ đen của Duy Mạnh là một sáng tác đích thực và bị nam ca sĩ Campuchia copy không chỉnh sửa.
VideoKiếp đỏ đen phiên bản tiếng KhmerKiếp đỏ đen phiên bản tiếng Khmer. Phi Phi //news.zing.vn/Ca-si-Campuchia-va-cac-vu-dao-nhac-My-Tam-Ha-Ho-gay-xon-xao-post430960.html#

Bình luận đã bị vô hiệu hoá cho bài viết này

Video liên quan

Chủ Đề