Các ca khúc của nhạc sĩ hà chương là ai?

7, 8 tuổi, có một đứa trẻ khiếm thị dám chơi kéo co, đánh lộn, năm mười, bắt tổ ong với những đứa bạn mắt sáng. 12 tuổi, cậu đứng trước rất đông khán giả Đà Nẵng tự tin biểu diễn bài "Cò lả".

"Khiếm thị xem ra là một lợi thế, vì bạn không phải nhìn thấy ai. Khi đó, bạn trở nên gan dạ, lì lợm nhất", nhạc sĩ Hà Chương tâm niệm.

Hà Chương [tác giả Áo dài cuối phố, Nắng hát, Bạn tôi, Xin cảm ơn em, Không ngại ngần...] là nhạc sĩ, ca sĩ khiếm thị đầu tiên của Việt Nam phát hành abum riêng.

Ở tuổi 37, Hà Chương đã phát hành 6 album. Bên cạnh việc sáng tác, hòa âm phối khí và biên tập album cho các ca sĩ, Hà Chương còn là một ca sĩ biểu diễn độc lập.

Trong tự truyện Nhắm mắt nhìn sao, Hà Chương kể lại cuộc đời mình từ khi còn là một cậu bé khiếm thị ở vùng quê nghèo Quảng Ngãi đến lúc trở thành thủ khoa Nhạc viện Hà Nội và là nhạc sĩ sở hữu 6 album.

Năm 2 tuổi, cuộc đời Hà Chương vĩnh viễn đổi hướng khi trong lúc chơi đùa, cậu té đập mặt vào tô xi măng và hỏng đôi mắt. Chương sinh ra ở Bình Sơn, Quãng Ngãi, cha mẹ là dân lao động, hoàn cảnh gia đình thiếu thốn. Dù cha mẹ cậu lặn lội ngược xuôi chữa trị với số tiền ít ỏi dành dụm được nhưng cũng không thể giành lại được ánh sáng cho Chương.

Bằng giọng văn thủ thỉ như tâm tình, Hà Chương kể lại tuổi thơ cực nhọc cho đến ngày cậu may mắn được người cha nuôi buôn hột vịt dẫn ra học Trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu, Đà Nẵng.

Đây là môi trường đã tác động lớn, nuôi dưỡng niềm đam mê với âm nhạc và những nhạc cụ dân tộc trong Chương. Học xong phổ thông, anh quyết định khăn gói đi Hà Nội theo học nhạc viện.

Nghèo, khiếm thị, nhưng Hà Chương thi đâu thắng đó, giành biết bao nhiêu thành tích, giải thưởng âm nhạc: Huy chương vàng độc tấu đàn bầu Tiếng hát Hoa Phượng Đỏ, 6 huy chương vàng trong các cuộc thi "Tài năng trẻ thành phố Đà Nẵng", thủ khoa Nhạc viện Hà Nội, vào chung kết năm chương trình "Bài hát Việt", chung kết Tìm kiếm tài năng Việt Nam "Vietnam's Got Talent"...

Trong suốt hành trình lắm niềm vui nhưng cũng lẫn rất nhiều cay đắng, khó khăn, Hà Chương luôn mong muốn được làm người nghệ sĩ chứ không phải là "đứa trẻ khiếm thị đi hát rong cầu xin lòng thương hại của người đời". 

"Tôi muốn trở thành một nghệ sĩ như Stevie Wonder, cống hiến cho đời những giá trị tinh thần bất diệt, toả sáng trong ánh hào quang của âm nhạc và nghệ thuật trình diễn", anh nói.

"Thử tưởng tượng nhé, một ngày thức dậy, bóng tối bủa vây bạn, hoặc hai chân bạn teo lại, hay hai tay bạn mất đi... Người đời ném về phía bạn mấy từ miệt thị kiểu như "đui, què, sứt, mẻ". Lúc đó bạn làm gì? Cố gắng ngoi lên ngạo nghễ hay tự vùi mình xuống sông sâu?".

Với Hà Chương, việc không thấy gì hoá ra lại khiến anh dám dũng đảm đương đầu với cuộc sống nhiều hơn người khác: "Khi tôi là một người khiếm thị, tôi không nhìn thấy gì. Và đó là nguyên do tôi bước tới mà không sợ vấp ngã".

Nhắm mắt nhìn sao được kể bằng giọng văn chân chất rất miền Trung, những miêu tả thật tình, đầy cảm động. Độc giả cũng sẽ dễ dàng nhận ra nét hóm hỉnh, lạc quan, đôi khi là tếu táo, nét đặc trưng của tính cách Hà Chương.

Câu chuyện của người nhạc sĩ này sẽ truyền cho chúng ta - những người đọc đa phần may mắn hơn anh rất nhiều - sự tự tin, niềm vui và nghị lực sống.

"Rảo cản lớn nhất của chúng ta là trước khi thực hiện một công việc, ta tặc lưỡi: "Khó quá!". Ở đời, cứ cái gì dễ thì chọn, chắc chẳng khác nhau con ốc bươu vàng có sẵn cỏ, lúa để ăn. Người ta đâu phải ai cũng muốn làm con ốc", Hà Chương bộc bạch.

Tự truyện mới của đầu bếp Anthony Bourdain sẽ ra mắt năm 2019

THẢO MINH

Thứ bảy, 18/07/2020 - 07:15 AM

Nhạc sĩ khiếm thị Hà Chương là một tấm gương về nghị lực sống.

Một điểm chói sáng trên hành trình đầy bóng tối ấy là mối tình viên mãn với cô bạn học cùng trường - Đặng Thị Hải Yến.

Cách đây 7 năm, vào ngày 29/9/2013, người dân Sài Gòn từng chứng kiến một đám cưới độc đáo mà đoàn rước dâu là những chiếc xe ba bánh có gắn rất nhiều hoa và bóng bay.

Chú rể không ai khác, chính là nhạc sĩ khiếm thị Hà Chương. Chung vui với hạnh phúc của Hà Chương, bạn bè khuyết tật thường sinh hoạt ở Hội quán Đời Rất Đẹp đã tình nguyện cùng anh xuống phố “đón nàng về dinh”.  

Đám cưới ấy là một kết cục đẹp đẽ, nhưng nhạc sĩ khiếm thị Hà Chương đã phải vượt qua một chặng đường không ít gian nan để sánh duyên cùng Đặng Thị Hải Yến. Mặc dù ý chí vươn lên của Hà Chương đã truyền năng lượng tích cực cho bao nhiêu người, nhưng hơn ai hết, anh hiểu rõ những khó khăn mà mình phải đối mặt để đi đến hôn nhân.

Nhạc sĩ khiếm thị Hà Chương vừa ra mắt tự truyện “Nhắm mắt nhìn sao”. Anh thổ lộ: “Với tôi, tình yêu là thứ ánh sáng lung linh nhất soi đường cho những trái tim đến với nhau. Tôi thấu hiểu nỗi băn khoăn, e ngại của không ít người khuyết tật trước ngưỡng cửa tình yêu, hôn nhân. Nếu các bạn có tình yêu thật sự, không ngừng nỗ lực và tự tin, các bạn sẽ vượt qua được mọi rào cản. 

Thử tưởng tượng nhé, một ngày thức dậy, bóng tối bủa vây bạn, hoặc hai chân bạn teo lại, hay hai tay bạn mất đi… Người đời ném về phía bạn mấy từ miệt thị kiểu như “đui, què, sứt, mẻ”. 

Lúc đó bạn làm gì? Cố gắng ngoi lên ngạo nghễ hay tự vùi mình xuống sông sâu? Tôi đã xem bóng tối như một người bầu bạn để ung dung bước đi giữa đời thường”.

Những năm còn học ở Trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu - Đà Nẵng, tài năng âm nhạc của Hà Chương đã vang dội khắp cả nước. Năm 1997, trước khi rời vị trí người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã trao tặng Bằng khen cho Hà Chương.

Lên cấp 3, Hà Chương phải vào học lớp 10 ở Trường THPT Trần Phú như học sinh bình thương, vì hệ thống giáo dục dành cho người khiếm thị chưa có chương trình đào tạo trung học phổ thông. Ở đó, Hà Chương là trụ cột trong các buổi biểu diễn văn nghệ của học sinh.

Một lần, Hà Chương ôm đàn và hát ca khúc “Tìm về lời ru” do mình sáng tác, đã gây xúc động mạnh mẽ cho một cô bạn lớp 11 nhưng ít hơn anh 5 tuổi là Đặng Thị Hải Yến.

Sau này, khi đã công khai hẹn hò, Đặng Thị Hải Yến bộc bạch với Hà Chương: “Lúc ấy em đã bắt đầu thầm thương trộm nhớ anh, vì anh ở tong bóng tối nhưng tâm hồn anh trong sáng và luôn vươn lên!”.

Học hết lớp 10, Hà Chương chuyển ra Hà Nội học khoa đàn bầu ở Học viện Âm nhạc Quốc gia. Năm sau, Đặng Thị Hải Yến cũng ra Huế học Đại học Ngoại ngữ. Cuộc tình ở hai miền xa cách càng thử thách càng xao xuyến.

Mỗi tuần, Hà Chương nhịn bớt chi tiêu lấy tiền mua card điện thoại để gọi đường dài cho Đặng Thị Hải Yến. Tuy nhiên, nghe giọng nói của nhau vẫn chưa đủ, Hà Chương thường tranh thủ những dịp rảnh rỗi để leo lên xe đò từ Hà Nội vào Huế thăm người yêu.

Những chiều nắm tay nhau bước qua cơn mưa dài xứ cố đô và những bữa ăn đạm bạc trong phòng trọ nhỏ xíu của Đặng Thị Hải Yến, đã thành nguồn cảm hứng để Hà Chương sáng tác các ca khúc “Ngày em gặp anh”, “Giấc mộng chia hai”, “Giữ lại chút hương” mà sau này anh đưa vào album “Tình yêu về hát”.

Nhạc sĩ khiếm thị Hà Chương sử dụng thành thạo 10 loại nhạc cụ để sáng tác và biểu diễn.

Gia cảnh của Đặng Thị Hải Yến cũng chật vật. Ngoài con gái thứ Đặng Thị Hải Yến, thì bố mẹ của cô cũng phải nuôi ba người con nữa. Cho nên Hà Chương không ngần ngại chắt chiu thù lao biểu diễn của mình để chăm lo cho bạn gái đi học xa nhà.

Hà Chương tếu táo kể lại: “Bao giờ cũng vậy, trước khi tạm biệt người yêu, tôi đều ghé chợ Đông Ba mua lỉnh kỉnh đồ ăn thức uống để Hải Yến tẩm bổ mà có sức học hành. Tôi đối xử với cô người yêu sinh viên như một đại gia dại gái có thừa”.

Năm 2008, Hà Chương quay lại Đà Nẵng. Việc đầu tiên mà Hà Chương kiên quyết thực hiện là xin cho Hải Yến được chuyển trường từ Huế về Đà Nẵng cho đỡ tốn kém chi phí ăn học.

Địa chỉ mà Hà Chương đến gõ cửa là nhà thơ Phạm Phát- cựu Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Quảng Nam Đà Nẵng. Nhà thơ Phạm Phát rất quý mến Hà Chương, từng viết bài thơ “Nghe đàn bầu” để tặng Hà Chương.

Vì vậy, khi nghe nguyện vọng chính đáng của nhạc sĩ khiếm thị, nhà thơ Phạm Phát đã tác động để Đặng Thị Hải Yến được chuyển từ Trường Đại học Huế về Trường Đại học Đà Nẵng.     

Những ngày mơ mộng chàng nàng bên sông Hàn cũng không phải hết âu lo. Hà Chương đắn đo cho Đặng Thị Hải Yến: “Yêu một người khiếm thị là rất thiệt thòi, bởi lẽ xã hội vẫn còn nhiều định kiến, hoài nghi và lo lắng. Người ta vẫn cho rằng đàn ông phải là trụ cột của gia đình mà người khiếm thị thì khó chu toàn mọi thứ. 

Tôi hiểu những bẽ bàng mà mình có thể phải hứng chịu từ phía gia đình Hải Yến, thậm chí đã chuẩn bị sẵn sàng cho những giây phút nhói lòng”. Thật may, bố mẹ của Hải Yến đã gật đầu chấp nhận chàng rể tương lai là nhạc sĩ khiếm thị lừng lẫy.

Hà Chương - Đặng Thị Hải Yến trong ngày cưới.

Năm 2010, Hà Chương vào TPHCM để phát triển sự nghiệp. Hà Chương vừa chạy show vừa chờ người yêu có bằng cử nhân để có thể cùng nhau hoạch định tương lai.

Những chuyến lưu diễn nhiều nơi trên thế giới của Hà Chương càng khiến Đặng Thị Hải Yến có thêm tự hào để củng cố tình yêu của mình.

Rồi Đặng Thị Hải Yến cũng tốt nghiệp đại học, Hà Chương đón người yêu vào thành phố phương Nam bằng sáng tác “Xin cảm ơn em” rất trữ tình. Và đến tháng 9/2013, bài hát “Xin cảm ơn em” được Hà Chương và Đặng Thị Hải Yến song ca trong đám cưới của họ: “Tôi xin dâng em con tim thật thà/ Và tôi sẽ mở lối đón em đi về/ Để từng ngày nụ cười say mê/ Mình bên nhau quên bao lo âu quên bao muộn sầu/ Dẫu có sóng gió cũng sẽ tan mau/ Đời ngọt ngào tình yêu bay cao”.

Hiện tại, bên cạnh công việc sáng tác và biểu diễn, nhạc sĩ khiếm thị Hà Chương còn là một diễn giả rất được hâm mộ. Những buổi nói chuyện của Hà Chương với học sinh và công nhân luôn tạo được cảm xúc mới mẻ và ấm áp. Còn Đặng Thị Hải Yến đi dạy hợp đồng môn Anh Văn cho một trường trung học phổ thông ở quận Phú Nhuận.

Bây giờ, mái ấm của Hà Chương- Đặng Thị Hải Yến đã có thêm cô con gái Hà Châu Sa. Bằng sự trân trọng, Đặng Thị Hải Yến tuổi 33 nói về người chồng độc đáo: “Anh Hà Chương là người đàn ông giàu nghị lực và tình cảm, xứng đáng để tôi yêu thương và tôn thờ suốt đời!”.

Còn nhạc sĩ khiếm thị Hà Chương chia sẻ: “Hải Yến nấu ăn không ngon lắm, nhưng bà xã tôi là một mẫu phụ nữ của gia đình, hết lòng chăm sóc chồng con. Từ lúc yêu nhau, chúng tôi đã cam kết mọi mâu thuẫn, xích mích trong gia đình sẽ được giải quyết bằng đối thoại trên tinh thần cảm thông cho nhau. Không có mảnh ghép nào hoàn hảo cho bất kỳ ai.

Chỉ có chấp nhận và bao dung cho khiếm khuyết của nhau mới là nền tảng vun đắp tình yêu bền vững. Gia đình là nơi bình yên cho tất cả chúng ta nương náu trước những úa nhàu của cuộc sống thường nhật. Nơi bình yên ấy được xây dựng trên tình yên chân thành và thủy chung”.

Video liên quan

Chủ Đề