Cac cấp bằng đại học trung bình khá giỏi năm 2024

Nhận định trên được rất nhiều người quan tâm và muốn biết việc xếp loại tốt nghiệp của sinh viên tại các trường ĐH hiện ra sao.

Cac cấp bằng đại học trung bình khá giỏi năm 2024

Các trường ĐH công lập đều có trên 90% sinh viên tốt nghiệp từ khá trở lên

HÀ ÁNH

Khối kinh tế: Có chương trình sinh viên khá giỏi trên 99%

Ngày 26.8, Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp ĐH năm 2023 cho 4.577 tân cử nhân. Trong đó, 1.192 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc (chiếm 26,04%), 1.925 sinh viên loại giỏi (42,06%), 1.376 sinh viên loại khá (30,06%). Như vậy, số sinh viên tốt nghiệp từ khá trở lên của đợt lên tới tới 98,1%.

Đợt xét tốt nghiệp tháng 12.2022, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM phát bằng tốt nghiệp cho 479 sinh viên tốt nghiệp ĐH hệ đại trà. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi, xuất sắc lên đến 98,75%, phần lớn các ngành không có sinh viên tốt nghiệp loại trung bình. Đặc biệt, ngành kế toán (lớp DH35) có tới 22/34 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi (chiếm 64%). Đợt xét tốt nghiệp trước đó vào tháng 8.2022, trong số 526 sinh viên hệ đại trà tốt nghiệp chỉ có 10 trường hợp loại trung bình (chiếm 1,9%). Riêng hệ chất lượng cao, tỷ lệ tốt nghiệp khá giỏi lên đến 99,05%.

Vào tháng 3 năm nay, ĐH Kinh tế TP.HCM trao bằng tốt nghiệp ĐH năm 2023 cho 3.978 sinh viên chính quy tốt nghiệp. Thống kê của trường này cho thấy có 43 sinh viên xuất sắc, 1.994 sinh viên giỏi, 1.602 sinh viên khá. Tổng số sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, giỏi, khá tại trường chiếm trên 91%.

Cac cấp bằng đại học trung bình khá giỏi năm 2024

Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) có tới 98,5% sinh viên khóa 2018 tốt nghiệp xếp loại khá trở lên, cao nhất từ trước đến nay

hueuni.edu.vn

Có trường trên 68% sinh viên tốt nghiệp giỏi trở lên

Ngày 8.6, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng ĐH hệ chính quy cho 417 sinh viên. Trong số đó, có 55 trường hợp xếp loại xuất sắc (chiếm tỷ lệ 13,2%); 208 đạt loại giỏi (chiếm 49,9%); 150 xếp loại khá (chiếm 36%) và chỉ có 4 sinh viên xếp loại trung bình (chiếm 1%). Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp từ khá trở lên chiếm 99,1%.

Trong 2 ngày 13 và 14.7, Trường ĐH Lao động-Xã hội tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 1.076 tân cử nhân ĐH chính quy. Trong đó, có 3 sinh viên xếp hạng tốt nghiệp xuất sắc (chiếm 0,28%), 127 sinh viên xếp hạng tốt nghiệp giỏi (chiếm 11,8%); 869 sinh viên xếp hạng tốt nghiệp khá (chiếm 80,76%) và 77 sinh viên xếp hạng tốt nghiệp trung bình. Tổng số sinh viên đạt tốt nghiệp loại xuất sắc, giỏi, khá chiếm tới 92,84%.

Trong số 2.079 sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tốt nghiệp tháng 1 năm nay, chỉ có 24 sinh viên tốt nghiệp loại trung bình (chiếm 1,15%) và khá, giỏi và xuất sắc lên tới 98,85%. Đợt tốt nghiệp cuối năm 2022, trường ĐH này cũng trao bằng cho 2.079 kỹ sư, cử nhân hệ chính quy. Trong đó, 3 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc (chiếm 0,14%); 397 sinh viên xếp loại giỏi (chiếm 19,1%); 1.655 sinh viên xếp loại khá (chiếm 79,61%); chỉ 24 sinh viên tốt nghiệp loại trung bình (chiếm 1,15%). Như vậy, tổng số sinh viên tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi, xuất sắc của trường chiếm đến 98,85%.

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp khá giỏi trong đợt tốt nghiệp tháng 10.2022 của Trường ĐH Luật TP.HCM cũng lên đến 96,7%. Cụ thể, trong tổng 1.290 sinh viên tốt nghiệp nhận bằng có 43 tốt nghiệp trung bình (chiếm 3,33%). Số còn lại gồm: có 5 sinh viên nhận bằng tốt nghiệp xuất sắc, 202 sinh viên nhận bằng tốt nghiệp loại giỏi và 1.040 sinh viên nhận bằng tốt nghiệp loại khá.

Như vậy, tùy theo từng trường và đợt khác nhau, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp xếp loại từ khá trở lên ở các trường đều trên 90% và rất nhiều trường ở mức trên dưới 99%. Tuy nhiên, chỉ tính riêng sinh viên tốt nghiệp giỏi và xuất sắc, tỷ lệ này khác nhau tùy trường. Có trường tỷ lệ không cao như Trường ĐH Luật TP.HCM đợt tốt nghiệp tháng 10.2022, với chỉ 16%; Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM trên 19%; Trường ĐH Lao động-Xã hội trên 12%... Trong khi đó, ĐH Kinh tế TP.HCM trên 51%; Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) trên 63%; Trường ĐH Kinh tế quốc dân trên 68%...

Kết thúc chương trình bậc đại học, sinh viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, bằng tốt nghiệp đại học có rất nhiều loại, cần phân biệt rõ để hiểu ngành nghề mình đang học cũng như loại bằng sẽ sở hữu khi ra trường.

Cac cấp bằng đại học trung bình khá giỏi năm 2024
Thông tin về bằng tốt nghiệp sinh viên cần biết. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

5 loại bằng tốt nghiệp đại học

Khoản 2 Điều 12 Luật Giáo dục 2019 quy định, các loại văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở; bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; bằng tốt nghiệp trung cấp; bằng tốt nghiệp cao đẳng; bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

Theo đó, bằng tốt nghiệp đại học là cách gọi khác của bằng tốt nghiệp cử nhân. Có thể hiểu, bằng đại học là văn bằng do cơ sở giáo dục đại học cấp cho người đã tốt nghiệp trình độ đại học.

Bằng tốt nghiệp đại học chia theo 5 ngành nghề:

- Bằng kỹ sư (bằng tốt nghiệp đại học của ngành kỹ thuật)

- Bằng kiến trúc sư (bằng tốt nghiệp đại học của ngành Kiến Trúc)

- Bằng bác sĩ, bằng dược sĩ (bằng tốt nghiệp đại học của ngành y dược)

- Bằng cử nhân (bằng tốt nghiệp đại học của các ngành khoa học cơ bản sư phạm, luật, kinh tế)

- Bằng tốt nghiệp đại học của các ngành còn lại.

Bằng tốt nghiệp đại học có xếp loại không?

Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 10 Thông 08/2021/TT-BGDĐT, sinh viên được xếp loại bằng tốt nghiệp, học lực theo điểm trung bình tích lũy thang điểm 4 như sau:

Bằng tốt nghiệp loại xuất sắc: Sinh viên đạt điểm trung bình từ 3,6 đến 4,0.

Bằng tốt nghiệp loại giỏi: Sinh viên đạt điểm trung bình từ 3,2 đến cận 3,6.

Bằng tốt nghiệp loại khá: Sinh viên đạt điểm trung bình từ 2,5 đến cận 3,2.

Bằng tốt nghiệp trung bình: Sinh viên đạt điểm trung bình từ 2,0 đến cận 2,5.

Mất bằng tốt nghiệp đại học có xin cấp lại được không?

Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp đại học quy định nguyên tắc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ như sau:

Điều 2. Nguyên tắc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ

Văn bằng, chứng chỉ được quản lý thống nhất, thực hiện phân cấp quản lý cho các sở giáo dục và đào tạo, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo giáo viên, cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Điều 3 của Quy chế này.

Văn bằng, chứng chỉ được cấp một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 18 của Quy chế này.

Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ.

Bảo đảm công khai, minh bạch trong cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

Trong đó, Điều 18 của Quy chế này quy định bản chính bằng đại học chỉ được cấp lại trong trường hợp bằng đại học đã cấp nhưng phát hiện bị viết sai do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp bằng đại học.