Các công ty hóa dầu ở việt nam năm 2024

Sáng ngày 18/05/2024 tại Sân vận động Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao Hoàng Mai, Hà Nội; Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (TCT PLC) đã long trọng tổ chức buổi khai mạc Hội thao khu vực miền Bắc với sự tham gia của hơn 200 VĐV gồm TCT PLC và các đơn vị thuộc Petrolimex khu vực Hà Nội chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Công đoàn Xăng dầu Việt Nam và hướng đến Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (09/06/1994 - 09/06/2024).

Company: NAM VIET OIL REFINERY AND PETROLCHEMICALS JOINT STOCK COMPANY Xếp hạng VNR500: 276(B2/2014) Mã số thuế: 0305085745 Mã chứng khoán: Chưa niêm yết Trụ sở chính: Lầu 2 - cao ốc Yoco - số 41 Nguyễn Thị Minh Khai - Phường Bến Nghé - Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh Tel: 08-38270170-3917917 Fax: 08-38270173 E-mail: [email protected] Website: đang cập nhật.. Năm thành lập: 01/01/2007

Giới thiệu

Công ty CP Lọc hóa dầu Nam Việt (NamViet Oil) được cấp giấy phép thành lập ngày 19/06/2007 và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/08/2007 với lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất kinh doanh xăng dầu, hóa dầu, năng lượng sạch, đầu tư và thương mại. Trải qua hơn 05 năm hoạt động, Nam Việt Oil đã xây dựng được một thương hiệu mạnh và uy tín trên thị trường xăng dầu Việt Nam. Nhà máy chế biến condensate của công ty đạt công suất 250.000 tấn/năm (tương đương 5.000 thùng/ngày), được xem là nhà máy có công nghệ hiện đại, sản phẩm đa dạng, linh hoạt và năng lực sản xuất lớn nhất trong 3 nhà máy chế biến Condensate tại Việt Nam. Theo đó, giá trị sản xuất và doanh thu bán hàng của công ty liên tục tăng cao, bình quân tăng hơn 20%/năm. Mục tiêu chiến lược của công ty là phát triển Công ty theo hướng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, lấy trọng tâm là sản xuất và kinh doanh dung môi, đồng thời chú trọng phát triển kinh doanh xăng dầu.

Ban lãnh đạo

Bottom 25% 25%-m m-25% Top 25%

Idemitsu đã dẫn đầu dự án ra mắt nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cùng các đối tác ở miền Bắc Việt Nam vào năm 2018. Tuy nhiên, nhu cầu suy giảm trong thời gian đại dịch Covid-19 kéo dài đã khiến nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam phải cắt giảm hoạt động và rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính.

Tuy nhiên, đà cắt giảm hoạt động này sẽ được điều chỉnh sớm do doanh thu vào tháng 6 vừa qua đã được cải thiện đáng kể và nhà máy có thời gian chuẩn bị để thanh toán cho các chủ nợ vào tháng 11 tới.

Các công ty hóa dầu ở việt nam năm 2024

Nghi Sơn là nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Idemitsu.

Nghi Sơn là dự án quốc gia biểu tượng cho sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đây cũng là nhà máy lọc dầu ở nước ngoài duy nhất mà đội ngũ Nhật Bản tham gia trực tiếp vào quá trình lãnh đạo và quản lý. Trong số khoảng 9 tỷ USD mà Nghi Sơn nhận được từ các khoản đầu tư, Idemitsu đã đóng góp 150 tỷ Yên (1,07 tỷ USD).

Theo Nikkei Asia, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn hiện có công suất chế biến 200.000 thùng dầu thô/ngày, đáp ứng khoảng 35% nhu cầu của thị trường Việt Nam. Idemitsu là cổ đông chính, sở hữu 35,1% cổ phần và Chủ tịch của nhà máy lọc dầu cũng đến từ công ty Nhật Bản này.

Và để đi vào hoạt động được như hiện tại, nhà máy đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Đầu tiên, quá trình xây dựng bị chậm tiến độ đã khiến Nghi Sơn phải lùi thời gian hoạt động khoảng khoảng một năm rưỡi. Sau đó, đại dịch đã khiến giá dầu giảm đáng kể khiến doanh thu nhà máy cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nikkei Asia dẫn một nguồn tin thân cận với Idemitsu cho biết: "Tôi chưa bao giờ nghĩ mọi chuyện lại khó khăn như vậy".

Tuy nhiên, những rắc rối này không khiến nhà máy chìm sâu. Thay vào đó, Idemitsu biến Nghi Sơn thành một "võ đường để phát triển tài năng", CEO Idemitsu, ông Shunichi Kito cho biết.

Rèn luyện trong khó khăn

Nghi Sơn chính là nơi đào tạo ra khoảng 300 lao động đã qua thử thách và họ hiện đang được cử tới nhiều dự án tại các địa điểm khác của Idemitsu để hỗ trợ. Một trong số họ là Tatsuya Matsumoto, người đã dành 4 năm rưỡi làm việc để đưa Nghi Sơn đi vào hoạt động. Hiện ông đang làm việc tại khu phức hợp Tokuyama của Idemitsu ở miền tây Nhật Bản.

Matsumoto gia nhập Idemitsu vào năm 2007 và làm việc trong lĩnh vực sản xuất các hợp chất hữu cơ tại Tokuyama. Ông tình nguyện tham gia dự án Nghi Sơn với hy vọng được tham gia vào quá trình khởi động một nhà máy nằm ngoài Nhật Bản.

Sau khi đến Nghi Sơn vào năm 2014, Matsumoto phải đối mặt với một số vấn đề phát sinh. Nhà máy được trang bị các thiết bị sản xuất hiện đại nhất, nhưng nó bị kẹt mỗi khi bật lên. Matsumoto và đồng nghiệp đã phải tắt máy nhiều lần để tìm ra nguyên nhân. Ông nói: "Sự cố xảy ra nhiều lần ở Nghi Sơn".

Trong quá trình vận hành nhà máy lọc dầu, các nhân viên Việt Nam đã giúp đỡ Matsumoto rất nhiều và trải nghiệm mang lại rất bổ ích. "Tôi chưa bao giờ cảm thấy đã đạt được thành tựu như vậy trong cuộc sống của tôi," Matsumoto chia sẻ.

Khi Matsumoto trở lại Nhật Bản, ông tham gia vào dự án chuyển khu phức hợp Tokuyama thành một trạm tiếp nhận amoniac, một nguồn năng lượng thế hệ mới.

"Thật thú vị khi bắt đầu lại từ đầu trong một dự án chưa từng có tiền lệ," Matsumoto hân hoan bày tỏ. Sự sẵn sàng đương đầu này là điều đã hun đúc ông sau trải nghiệm của mình ở Việt Nam.

Những người khác trong Idemitsu từng làm việc ở Nghi Sơn cũng tiếp tục ứng tuyển vào dự án sản xuất vật liệu pin thể rắn hoặc thậm chí tham gia vào dàn quản lý cấp trên.

"Rèn luyện trong khó khăn mang lại sự tự tin," ông Kito bày tỏ. Các đối thủ của Idemitsu cho rằng việc xây dựng một nhà máy lọc dầu ở Việt Nam là liều lĩnh, nhưng cơ sở này lại chính là nơi sản sinh ra những tài năng hiện đang hỗ trợ công ty.

CEO Kito nói: "Kể từ khi chúng tôi bắt đầu, Idemitsu đã có truyền thống thực hiện những bước đột phá khó khăn, chẳng hạn như mở rộng ra nước ngoài. Giống như hoạt động ở Việt Nam, chúng tôi phát triển con người thông qua quá trình ứng phó với những thách thức khó khăn."