Các hệ thống xử lý dầu trên giàn trung tâm

Khí từ các mỏ được thu gom đến giàn nén khí trung tâm (CCP) rồi được nén với áp suất cao để chuyển tải qua đường ống ngầm duới biển để đưa về trạm tiếp bờ tại Long Hải, và đưa vào xử lý tại nhà máy xử lý khí Dinh Cố (GPP). Khí khô (đầu ra) tại GPP được vận chuyển bằng đường ống tới Bà Rịa, Phú Mỹ để phân phối tới các hộ tiêu thụ.

Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ, ngoài chức năng tiếp nhận khí đồng hành từ hệ thống khí Bạch Hổ, còn có chức năng tiếp nhận khí từ hệ thống khí Nam Côn Sơn để phân phối tới khách hàng.

  a.  Đường ống dẫn khí đồng hành Sư Tử Vàng – Rạng Đông - Bạch Hổ - Long Hải – Dinh Cố

Đường ống dẫn khí Bạch Hổ - Long Hải – Dinh Cố (116,5 km) được đưa vào vận hành trong năm 1995 để vận chuyển khí đồng hành từ giàn nén khí trung tâm (CCP) tại mỏ Bạch Hổ tới nhà máy xử lý khí Dinh Cố. Đường ống được thiết kế với lưu lượng 6 triệu m3 khí /ngày đêm để phục vụ cho việc vận chuyển khí từ các mỏ dầu.

Đường ống dẫn khí Rạng Đông - Bạch Hổ dài là 46,5 km được đưa vào vận hành từ tháng 12/2001 để vận chuyển khí đồng hành từ Lô 15.2 về CCP.

Đường ống dẫn khí 16” Sư Tử Vàng - Rạng Đông với tổng chiều dài 43,5 km, được đưa vào vận hành trong năm 2009 để vận chuyển khí đồng hành thu gom từ Lô 15.1 về CCP.

b.  Đường ống dẫn khí Dinh Cố – Bà Rịa – Phú Mỹ

Đường ống dẫn khí 16” dài 7,3 km Dinh Cố – Bà Rịa và đường ống Bà Rịa – Phú Mỹ dài 21,5 km có nhiệm vụ vận chuyển khí khô từ đầu ra nhà máy xử lý khí Dinh Cố tới các trạm phân phối khí để phân phối cho các khách hàng tiêu thụ.

c.  Các trạm phân phối khí (GDS) Bà Rịa, Phú Mỹ

Được xây dựng và đưa vào vận hành cùng với đường ống dẫn khí Bạch Hổ - Dinh Cố - Bà Rịa – Phú Mỹ, các trạm phân phối khí Bà Rịa và Phú Mỹ có nhiệm vụ phân phối khí cho nhà máy điện Bà Rịa và các hộ tiêu thụ khí Cửu Long tại khu vực Phú Mỹ.

d.  Đường ống sản phẩm lỏng Dinh Cố - Thị Vải

Đường ống sản phẩm lỏng Dinh Cố - Thị Vải, gồm 3 đường ống 6” từ Dinh Cố đến kho cảng Thị Vải, được đưa vào sử dụng từ năm 1998, có nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm lỏng gồm Bupro (hỗn hợp Butane và Propane) và Condensate từ đầu ra của nhà máy xử lý khí Dinh Cố đến kho cảng Thị Vải để tồn trữ và xuất cho khách hàng.

 

2. Hệ thống vận chuyển và phân phối khí Nam Côn Sơn

a.  Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn

Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn được đưa vào vận hành từ năm 2003 để vận chuyển khí thiên nhiên từ các Lô 06.1, 11.2 và 12W về nhà máy xử lý khí Dinh Cố (NCST) để xử lý. Khí khô tại đầu ra NCST được vận chuyển bằng đường ống tới Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ (GDC) để cung cấp cho các hộ tiêu thụ tại khu vực Phú Mỹ.

Hiện tại, công suất tối đa của hệ thống khí NCS là 20 triệu m3/ngày đêm.

b.  Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ

Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ được xây dựng trên diện tích 10 ha tại Phú Mỹ, bên cạnh Trạm phân phối khí Phú Mỹ thuộc hệ thống khí Cửu Long. Ngoài nhiệm vụ tiếp nhận khí và phân phối khí Nam Côn Sơn tới các hộ tiêu thụ Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ còn có chức năng điều tiết khí giữa hai nguồn khí Nam Côn Sơn và khí Cửu Long. .

c.  Đường ống dẫn khí Phú Mỹ - Nhơn Trạch - Hiệp Phước

Đường ống dẫn khí Phú Mỹ - Nhơn Trạch - Hiệp Phước với tổng chiều dài 71,1km được  đưa vào sử dụng trong năm 2008 có nhiệm vụ vận chuyển một phần khí Nam Côn Sơn đến Trạm phân phối khí Nhơn Trạch (Đồng Nai) và Hiệp Phước (TP Hồ Chí Minh) để cung cấp cho các nhà máy điện và các khu công nghiệp dọc theo tuyến ống, đồng thời phát triển thị trường tiêu thụ khí ở TP.HCM trong tương lai, cũng như kết nối mạng khí hai khu vực Đông – Tây Nam bộ.

 

3. Hệ thống vận chuyển và phân phối khí PM3 - Cà Mau

Hệ thống vận chuyển khí PM3 – Cà Mau, được vận hành từ năm 2007, có đường ống dài 330 km với công suất 2 tỉ m3/năm gồm có đường ống ngoài khơi dài 300 km vận chuyển khí được khai thác từ các Lô PM3-CAA & Lô 46 Cái Nước, và đường ống trên bờ dài 30 km đưa khí về  Trung tâm phân phối khí Cà Mau  có nhiệm vụ tiếp nhận khí từ hệ thống khí PM3 và Lô 46 Cái Nước để phân phối tới các hộ tiêu thụ là Nhà máy Điện Cà Mau 1, Nhà máy điện Cà Mau 2 và Nhà máy Đạm Cà Mau.

PTSC là đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cơ khí dầu khí cho các công trình ngoài khơi thuộc các dự án khai thác và phát triển mỏ tại Việt Nam.

PTSC là nhà thầu xây lắp dầu khí hàng đầu tại Việt Nam và có uy tín trong khu vực, cung cấp các dịch vụ Thiết kế, Mua sắm, Chế tạo, Thi công, Vận chuyển, Lắp đặt, Đấu nối và Chạy thử (EPC/EPCIC) cho các công trình ngoài khơi như các giàn khoan, giàn đầu giếng, giàn nén khí, giàn công nghệ trung tâm, giàn nhà ở, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu chứa và xử lý dầu (FSO/FPSO), các hệ thống ngầm dưới biển (subsea),…

Với đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình và sáng tạo trong công việc, làm chủ công nghệ, PTSC đã thực hiện gần 60 dự án EPC/EPCI đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ, hiệu quả và được các khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao, như: Talisman, Premier Oil Vietnam, Petronas, British Petroleum, Cửu Long JOC, Hoàng Long JOC, Biển Đông POC, Thăng Long JOC, Lam Sơn JOC, Total E&P, ONGC,… Hàng loạt các công trình lớn mang tầm kỷ lục quốc gia với tổng khối lượng chế tạo lên đến hàng trăm nghìn tấn đã được thực hiện hoàn toàn bởi người lao động Việt Nam.

Đặc biệt, PTSC hiện tại đã có khả năng thực hiện thiết kế chi tiết bởi 100% các kỹ sư Việt Nam cho các công trình dầu khí biển trong và ngoài nước.Với năng lực và kinh nghiệm hiện tại, PTSC đang tiếp tục phát triển và phấn đấu để trở thành nhà thầu EPC/EPCIC hàng đầu trong khu vực.