Các nước GCC là gì

Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh 

GCC là một liên minh chính trị và kinh tế, được lập vào ngày 25/5/1981. Hiện GCC gồm 6 nước thành viên Kuwait, Saudi Arabia, Qatar, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất [UAE] và Oman.

Thỏa thuận thống nhất kinh tế giữa các nước thành viên của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đã được ký kết vào ngày 11/11/1981 tại bu Dhabi.

Tất cả các nước thành viên đều theo thể chế quân chủ, bao gồm 3 nước quân chủ lập hiến [Qatar, Kuwait, và Bahrain], 2 nước quân chủ tuyệt đối [Saudi Arabia và Oman], và một nước quân chủ liên bang [UAE].

Khi mới thành lập, mục tiêu của GCC là khuyến khích tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong công nghiệp, khai mỏ, nông nghiệp, tài nguyên nước và động vật. Thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học. Thiết lập các doanh nghiệp liên doanh. Thành lập một quân đội thống nhất. Khuyến khích hợp tác trong khu vực tư nhân. Tăng cường quan hệ giữa nhân dân trong khối. Thiết lập một tiền tệ chung.

Mục tiêu hướng tới của GCC là phát triển thành hợp tác Liên minh vùng Vịnh. Năm 2014, các nước thành viên Hội đồng hợp tác vùng Vịnh GCC cũng đã thỏa thuận với nhau giải quyết mọi bất đồng bằng thương lượng hoà bình giữa những người anh em trong khuôn khổ của tổ chức này.

Tuy nhiên, việc các nước Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Ai Cập đồng loạt tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì cáo buộc quốc gia này ủng hộ chính trị, truyền thông và tài chính cho các tổ chức khủng bố. Cộng với việc Qatar đe dọa rút khỏi GCC nếu các điều kiện mà Doha đưa ra không được đáp ứng khiến cho sự tồn tại của GCC có nguy cơ tan rã.

Vì sao Qatar rút khỏi GCC giữa lúc nước sôi lửa bỏng

Ngày 10/7, hãng tin nhà nước MENA của Qatar cho biết, nước này đe dọa sẽ rút khỏi GCC bằng việc đưa ra điều kiện ngược lại đối với các nước vùng Vịnh do Saudi Arabia đứng đầu.

Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani đã gửi một bức thư tới Tổng thư ký của GCC Abdul Latif Bin Rashid Al Zayani, trong đó nêu ra các điều kiện của Qatar, nếu không được đáp ứng nước này sẽ rút khỏi GCC.

Bộ trưởng  Al-Thani cam kết Qatar tuân thủ các luật và các công ước quốc tế, đặc biệt liên quan tới cuộc chiến chống khủng bố và tài trợ khủng bố, đồng thời nhấn mạnh Qatar sẽ không thương lượng vấn đề chủ quyền của nước mình.

Ông tuyên bố Qatar sẽ ra thông báo có thời hạn ba ngày cho các quốc gia vùng Vịnh để dỡ bỏ phong tỏa đối với Qatar và bồi thường những thiệt hại về mặt chính trị và kinh tế mà Doha phải gánh chịu. Trong bức thư, Ngoại trưởng Qatar nêu rõ hết thời hạn này, Qatar sẽ chính thức tuyên bố rút khỏi GCC. Các nước vùng Vịnh hiện chưa có phản hồi chính thức.

Việc Qatar đưa ra tối hậu thư về việc rút khỏi GCC không phải là sự việc ngẫu nhiên, mà nó là hệ quả của một loạt những căng thẳng và phơi bày sự thực về mâu thuẫn tích tụ từ lâu giữa Qatar và phần còn lại của GCC. Thực tế tranh cãi giữa các nước thành viên GCC đã tồn tại từ lâu và việc bùng phát chỉ là vấn đề thời gian.

Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh GCC hồi tháng 12/2016 được tổ chức tại Kuwait, Saudi Arabia và UAE chút nữa đã thành công trong việc lên án Qatar “hỗ trợ tài chính” cho chủ nghĩa khủng bố ở Syria và một số nước khác. Đến phút chót, chính quyền Riyadh đã rút lại ý định vì không muốn làm mất mặt nước chủ nhà Kuwait. Thay vào đó, Saudi Arabia đưa ra cảnh báo riêng với Qatar.

Ngoài ra, việc rút khỏi GCC sẽ giúp Hoàng thân Sheikh Tamim bin Hamad al-Than củng cố vững chắc hơn quyền lực của mình. Thực tế, chính sách đối ngoại của Qatar do gia đình hoàng gia cầm quyền al-Thani đề ra. Gia đình al-Thani đã cầm quyền liên tục tại Qatar từ đấu thế kỷ 20 đến nay, đã chứng minh được tính hiệu quả trong việc sử dụng vị trí địa chính trị của Qatar để đạt được các mục đích chính trị.

So với các chế độ quân chủ khác tại khu vực vùng Vịnh, gia đình al-Thani vẫn giữ được kiểm soát đối với các công cụ tạo ra và phân phối sự giàu có. Chỉ một nhóm nhỏ tinh hoa thuộc gia đình này nhưng chỉ đạo tất cả chính sách sau các cánh cửa đóng kín. Chính vì rất hiếm khi xảy ra xung đột giữa các thế lực bên trong Qatar khiến cho các nước GCC còn lại không có cơ hội đe dọa đến vị thế cầm quyền của gia đình al-Thani, cho dù Saudi Arabia và UAE đã tính đến biện pháp này. Dưới triều đại của Sheikh Hamad bin Khalifa al-Thani, gia đình al-Thani được biết đến là độc lập với GCC.

Đặc biệt, trong số các thành viên GCC, Qatar thuộc số ít nước dám đi ngược lại các quan điểm của Saudi Arabia về văn hóa, kinh tế và đặc biệt là chính sách đối ngoại là nhờ vào trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn và nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ. Nguồn thu khổng lồ từ xuất khẩu khí đốt tự nhiên cho phép Qatar thực hiện chính sách khác với các nước láng giềng còn lại giàu có nhưng phụ thuộc vào dầu mỏ.

Thông qua xuất khẩu khí đốt tới nhiều nước trên thế giới, Qatar đã tự thân đảm bảo được an ninh kinh tế, không cần vào sự bảo trở của các nước GCC khác. Hơn nữa, Ngân hàng Trung ương Qatar ngày 10/7 khẳng định khoản dự trữ 340 tỷ USD có thể giúp nước này đối phó với sự cô lập của các nước láng giềng Arab. Ông al-Thani tuyên bố Doha có đủ tiền mặt để đương đầu với "bất kỳ cú sốc nào". 

Việc Qatar đe dọa rút khỏi GCC còn có lý do xuất phát từ vị trí địa lý của mình, thực chất, vị trí địa lý là nguyên nhân khiến Qatar rơi vào nghịch cảnh. Qatar có biên giới trên bộ duy nhất với Saudi Arabia, vịnh Ba Tư bao bọc phần lãnh thổ còn lại buộc Qatar phải tìm kiếm sự bảo vệ từ các quốc gia mạnh hơn. Khi Qatar bắt đầu phát triển thành một nước phát triển, quốc gia này dựa vào sự bảo hộ của Vương quốc Anh.

Một thập kỷ sau khi Vương quốc Anh không còn bảo hộ, Qatar gia nhập GCC vào năm 1981. Quan hệ giữa Mỹ và GCC trải qua thời kỳ căng thẳng do Mỹ ủng hộ Israel trong những năm 1970. Cuộc chiến tranh Iran-Iraq trong những năm 1980 và đặc biệt là sự kiện Iraq xâm lược Kuwait năm 1990 đã bộc lộ những thách thức lớn đối với vị trí địa lý của Qatar.

Qatar không thể trông chờ vào vai trò của GCC, do đó, chính quyền Doha nhận ra sự cần thiết phải tìm kiếm một đồng minh là cường quốc. Qatar ký thỏa thuận quân sự với Mỹ năm 1992. Mối quan hệ quân sự giữa 2 nước này không ngừng phát triển từ đó.

Việc Qatar tuyên bố rút khỏi GCC cho thấy chính quyền Doha đã có sự chuẩn bị đầy đủ để đương đầu với các lệnh trừng phạt khắt khe hơn. Điều này đánh dấu một kỷ nguyên chính trị mới ở vùng Vịnh mà ở đó các nước đơn lẻ đang theo đuổi tiến trình của riêng mình, còn ý tưởng về một tổ chức thống nhất đang dần tan biến, bất chấp những nỗ lực theo đuổi của Saudi Arabia. 

  • Các nước Arab vùng Vịnh sát cánh Arab Saudi cô lập Lebanon

Lần đầu tiên trong lịch sử, một phái đoàn gồm 4 ngoại trưởng của các nước thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh [GCC] đến thăm Trung Quốc.

Đến Bắc Kinh vào ngày 10-1, những người đứng đầu ngành ngoại giao Arab Saudi, Kuwait, Oman và Bahrain ở đó cho đến ngày 14-1 để thảo luận về thương mại và hiệp ước thương mại tự do.

“Khác với các cuộc thảo luận thông thường trong một chuyến thăm thông thường, chuyến thăm tập thể chưa từng có tiền lệ này của các nước GCC có thể sẽ mang lại tuyên bố về hợp tác song phương thiết thực hoặc tiến bộ lớn trong việc đàm phán một hiệp ước thương mại tự do”, nhà nghiên cứu Yin Gang tại Viện Nghiên cứu Tây Á và châu Phi thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nói với Global Times.

Phái đoàn GCC đàm phán với các quan chức Trung Quốc.

Các nền quân chủ dầu mỏ Vùng Vịnh có thể đảm bảo thị trường mới cho dầu và khí đốt tự nhiên của họ ở một nước Trung Quốc đói năng lượng, trong khi Bắc Kinh có thể mở ra thị trường mới tới các nước Vùng Vịnh để bán hàng hóa và dịch vụ của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và công nghệ cao.

Bảo đảm an ninh Mỹ “không đáng tin cậy”?

Tuy nhiên, chuyến thăm này vượt ra ngoài khuôn khổ đơn thuần của quan hệ thương mại. Haoues Taguia, một chuyên gia về vịnh Ba Tư tại Trung tâm Al Jezira ở Doha, giải thích với Sputnik rằng đây là một phần bối cảnh biến chất của động lực địa chiến lược ở Trung Đông. “Hoa Kỳ đang tập trung ít hơn vào Trung Đông và nhiều hơn vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để kiềm chế Trung Quốc. Sự chuyển trục về phía châu Âu của Mỹ đã khiến nước này giảm sự hiện diện và cam kết ở các nước Vùng Vịnh”, chuyên gia Taguia giải thích.

Sự rút lui này của Mỹ là nguồn gốc kép gây lo ngại cho các nước Vùng Vịnh. Đặc biệt đối với Arab Saudi, cường quốc lớn nhất trong khu vực. Năm 1945, trên cầu tàu tuần dương Quincy, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt và người sáng lập Vương quốc Arab Saudi, Abdelaziz ibn Saoud, đã ký Hiệp ước Quincy: Vương quốc Arab Saudi đảm bảo cung cấp năng lượng cho Mỹ, đổi lại sự đảm bảo an ninh từ Washington.

Tuy nhiên, ở nhiều khía cạnh, hiệp ước này không còn có nhiều ý nghĩa nữa, theo chuyên gia Taguia. Hoa Kỳ ngày nay từ đáp ứng gần 75% nhu cầu năng lượng của họ. Họ không còn phụ thuộc vào vàng đen của Arab Saudi. Washington nhập khẩu trung bình 1.774 thùng dầu thô Arab Saudi mỗi ngày trong năm 2003. Lượng mua này giảm xuống còn 522 thùng/ngày vào năm 2020.

Ngoài ra, một số nước trong khu vực đặt câu hỏi về độ tin cậy của ô khu vực Mỹ. “Chúng ta đã thấy cuộc tấn công vào một cơ sở của Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Arab Saudi, Aramco vào năm 2019, được cho là do Iran thực hiện. Tuy nhiên, chính quyền Trump khi đó từ chối trừng phạt Iran và tấn công trả đũa”, chuyên gia Taguia lưu ý. Ông nói thêm: “Do đó, các nước Vùng Vịnh không có sự chắc chắn rằng những đảm bảo của Hoa Kỳ là đáng tin cậy đối với an ninh của họ”. Nhận thấy tình hình mới này, các nước Vùng Vịnh “hiện đang cố gắng đa dạng hóa các đối tác kinh tế của họ. Và vì Trung Quốc là một cường quốc, đặc biệt là về cấp độ kinh tế, các nước Vùng Vịnh đang dần cố gắng tiến gần hơn”.

Không đẩy Trung Quốc vào “vòng tay của Iran”

Xu hướng này không phải là mới: vào năm 2019, Arab Saudi đã trở thành nước xuất khẩu dầu hàng đầu sang Trung Quốc. 15,9% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Arab Saudi. Với các quốc gia Vùng Vịnh khác, động lực cũng tương tự: thương mại giữa Bắc Kinh và các nước GCC đã vượt quá 180 tỷ USD vào năm 2019, chiếm 11% kim ngạch ngoại thương của GCC. Vào năm 2020, Trung Quốc đã thay thế EU trở thành đối tác thương mại hàng đầu của GCC. Vào năm 1990, khi quan hệ ngoại giao lần đầu tiên được thiết lập giữa Arab Saudi và Trung Quốc, thương mại giữa Trung Quốc và GCC chưa đến 1,5 tỷ USD, tức chỉ bằng 1% tổng khối lượng thương mại Vùng Vịnh.

Năng lượng luôn là con bài chiến lược của GCC.

Việc nhân rộng quan hệ với Trung Quốc cũng phục vụ lợi ích địa chiến lược cho các nước GCC. Thật vậy, “một thỏa thuận khả thi với Bắc Kinh cũng sẽ là một phản ứng đối với thỏa thuận 25 năm đã ký giữa Trung Quốc và Iran”, chuyên gia Haoues Taguia nói. Trên thực tế, Tehran và Bắc Kinh đã ký vào năm 2021 một “thỏa thuận hợp tác chiến lược”, ước tính khoảng 400 tỷ USD. Mối quan hệ đối tác giúp củng cố Iran, đối thủ trong khu vực của Arab Saudi. “Các nước Vùng Vịnh đang cố gắng gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và Iran. Họ mang lại cơ hội cho Trung Quốc, để ngăn chặn nước này hoàn toàn bị đẩy vào vòng tay của Iran và tránh việc hai nước này hợp tác trên tất cả các vấn đề khu vực và địa chiến lược”, chuyên gia Taguia phân tích.

Trong khi mối quan hệ của các thành viên GCC với Trung Quốc có lợi về mặt kinh tế và chiến lược nhưng mối quan hệ này có thể khiến họ rơi vào tình thế khó khăn. “Các nước Vùng Vịnh cần sự đảm bảo an ninh của Mỹ, ngay cả khi Washington không còn mạnh như trước”, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Doha nhắc lại. Ông tiếp tục: “Ngày nay, không ai có thể thay thế Washington trong vai trò này, ngay cả Trung Quốc”. Đồng thời, đối với các nước Vùng Vịnh, “lời hứa về tăng trưởng kinh tế với Trung Quốc vẫn còn xa vời”. Tuy nhiên, hiện nay đã có “một cuộc chiến tranh kinh tế và địa chiến lược gần như công khai giữa Bắc Kinh và Washington. “Nếu xung đột tiến tới một giai đoạn mới thì các nước Vùng Vịnh phải làm gì khi Hoa Kỳ yêu cầu họ chọn phe? Đó là một vấn đề lớn, bởi vì tăng trưởng kinh tế với Bắc Kinh nhưng an ninh với Washington. Đối với họ, đây là vấn đề nan giải của thế kỷ này”, chuyên gia Haoues Taguia kết luận.

Mộc Thạch [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề