Các phương pháp thông khi cho nạn nhân

Khi xảy ra tình trạng ngừng tim, phương pháp CPR [hồi sức tim phổi] giúp bơm một lượng máu nhỏ chảy tới tim và não để “kéo dài thời gian” cho tới khi chức năng tim được phục hồi bình thường.

Tại Family Medical Practice, chúng tôi thực hiện theo giao thức của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ [AHA] dựa trên hướng dẫn của Ủy ban Liên lạc Quốc tế về Hồi sinh [ILCOR]. Cập nhật được thực hiện năm năm một lần dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn, như hướng dẫn của năm 2010 sẽ được thay thế vào năm 2015.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên thực hiện theo giao thức gọi là “chuỗi duy trì sự sống” - mô tả các hành động cần thiết để cứu sống bệnh nhân, bao gồm:

- Gọi cấp cứu

Xác định tình trạng khẩn cấp của bệnh nhân và gọi hỗ trợ cấp cứu ngay [Tổng đài cấp cứu của FMP Đà Nẵng là 0913 917 303 hoặc *9999]

- Thực hiện CPR [hồi sức hô hấp tuần hoàn]

- Sử dụng máy sốc tim [nếu có]

Sốc tim có thể giúp tim khôi phục nhịp đập.

- Hỗ trợ y tế [có chuyên môn]

Đội ngũ nhân viên cấp cứu y tế phải được đào tạo chuyên môn, cũng như trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để có thể đưa ra các phương hướng xử lý kịp thời ngay khi vừa đến nơi xảy ra tai nạn. Đồng thời thực hiện các biện pháp để ổn định bệnh nhân trên xe cứu thương trong quá trình vận chuyển đến bệnh viện.

Để bệnh nhân có cơ hội sống sót cao nhất, các kỹ thuật hồi sức tim phổi [CPR] và sốc tim cần được thực hiện trong vòng 3 - 4 phút đầu của quá trình ngưng tim. Ngay sau đó bệnh nhân cần được được tiếp cận y tế chuyên sâu. Một thống kê đáng buồn đó là chỉ 30% nạn nhân gặp tai nạn, được thực hiện CPR và sống sót.

Ngưng tim đột ngột có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không hề có bất cứ dấu hiệu nhận biết. Người cao tuổi thường có nguy cơ cao bị ngưng tim đột ngột. Ngoài ra, cũng có những trường hợp nạn nhân không hề có tiền sử mắc bệnh tim.

Thực hiện hồi sức tim phổi kịp thời sẽ nâng cao cơ hội sống sót của nạn nhân. Quá trình này kéo dài hoạt động của tim trong khi chờ đợi đội cấp cứu đến hỗ trợ. Thực hiện hồi sức tim phổi chính là chìa khóa cứu sống nạn nhân.

Các dấu hiệu của nhồi máu cơ tim bao gồm cơn đau thắt kéo dài hoặc khó chịu; vã mồ hôi; bệnh nhân thường nắm chặt ngực; cảm thấy buồn nôn hoặc thở gấp. Dấu hiệu của suy hô hấp bao gồm nghẹt thở, ôm cổ, môi và da tái xanh.

Ngay cả một người chưa từng thực hiện CPR trước đây cũng có thể hỗ trợ cứu sống bệnh nhân. Quan trọng là gọi hỗ trợ cấp cứu nhanh nhất có thể. Học quy trình sơ cứu sau và xem các clip mô phỏng trên Youtube để có sự chuẩn bị khi đối mặt với các tình huống giữa sự sống và cái chết.

  1. Đảm bảo khu vực xung quanh an toàn để thực hiện CPR.
  2. Đặt nạn nhân trên mặt phẳng vững chắc.
  3. Kiểm tra phản xạ của nạn nhân bằng cách vỗ vai nạn nhân.
  4. Kiểm tra xung động mạch cảnh [trong hai động mạch chính ở cổ] bằng cách đặt hai ngón tay lên cổ họng. Cùng lúc đó kiểm tra hơi thở bằng cách quan sát lên xuống của lồng ngực nạn nhân. Thực hiện bước này trong vòng 10 giây.
  5. Gọi dịch vụ cấp cứu [*9999]
  6. Thực hiện CPR, tốt nhất là làm theo hướng dẫn của tổng đài viên cấp cứu. Lưu ý liên tục thực hiện CPR.
  7. Đặt gót một bàn tay trên lồng ngực nạn nhân. ngang hai đầu vú, chồng bàn tay còn lại lên bàn tay thứ nhất và đan những ngón tay lại với nhau.
  8. Đè tay ép lồng ngực của nạn nhân xuống khoảng 5-6 cm, rồi buông ra cho lồng ngực trở lại như cũ trước khi ép tiếp với tốc độ 100 lần/phút.

Lưu ý: Mục đích của CPR là bơm một lượng máu nhỏ tới não và tim để “kéo dài thời gian” cho tới khi chức năng tim được phục hồi bình thường. Người thực hiện CPR có thể là nhân tố quan trọng để cứu sống nạn nhân.

Sau khi thực hiện 30 lần ép ngực, áp dụng thổi ngạt mở khí đạo. Cẩn thận để tránh thổi quá mức [có thể gây ra nguy hiểm cho nạn nhân]. Nếu người thực hiện thổi ngạt trông thấy vật thể lạ trong cổ họng nạn nhân và nó có thể lấy ra dễ dàng, hãy lấy vật thể ra. Không được cố gắng xoay hoặc chạm vào vật thể nếu không nhìn thấy rõ ràng, vì có thể đẩy nó vào sâu hơn. Kéo đầu nạn nhân ngửa về phía sau, nâng cằm, dùng ngón tay bóp mũi nạn nhân rồi hít một hơi thật sâu, ngậm miệng của bạn trùm hết miệng nạn nhân. Thổi vào lồng ngực nạn nhân một hơi, đủ cho ngực phồng lên.

  1. Thực hiện chu kỳ CPR 5 lần [30 lần ép ngực và 2 lần thổi ngạt] trong vòng hai phút.
  2. Sau 5 lần CPR, kiểm tra hơi thở và mạch lần nữa.
  3. Nếu có mạch đập nhưng nạn nhân không thở, không tiếp tục thực hiện ép ngực. Chỉ tiếp tục thực hiện thổi ngạt trong mỗi 5-6 giây, nên làm đủ 20 lần thổi trong vòng 2 phút.

Những điểm chính cần lưu ý khi thực hiện hồi sức tim phổi:

- Ấn ngực nhanh và mạnh;

- Đợi ngực trở về trạng thái ban đầu;

- Ấn ngực liên tục - không gián đoạn;

- Ghi nhớ: nhấn ngực 30 lần - thổi ngạt 2 lần

Đối với trẻ em, thường chỉ xảy ra những tình huống như đuối nước hoặc mắc nghẹn, vì trẻ em rất hiếm khi bị nhồi máu cơ tim. Với trẻ em, ngoại trừ trong trường hợp nhồi máu cơ tim, bước đầu tiên là thực hiện CPR.

Thực hiện các bước CPR với những lưu ý sau:

- Thực hiện quy trình 30 lần ép ngực, 2 lần thổi ngạt

- Độ sâu nhấn vào lồng ngực là 3-4cm

- Đối với trẻ sơ sinh, chỉ thực hiện ép ngực bằng 2 ngón tay.

- Khều lòng bàn chân trẻ để kiểm tra phản xạ.

- Kiểm tra mạch và nhịp thở.

- Khi thổi ngạt, miệng phải bao phủ cả mũi và miệng của trẻ.

Đọc tiếp

Là kỹ thuật hồi sinh tim phổi cơ bản, gồm 3 bước ABC/CAB [2010]:

A - Kiểm soát đường thở [Airway control]

  • Đặt đầu ngửa, cổ ưỡn, kéo hàm dưới/nâng cằm. Trường hợp nghi ngờ hoặc có chấn thương cột sống cổ không làm thủ thuật kéo hàm/nâng cằm.
  • Móc sạch đờm dãi hay dị vật trong miệng nếu có.
  • Làm nghiệm pháp Heimlich nếu có nghi ngờ dị vật đường thở.

B - Hô hấp hỗ trợ [Breathing support]

Nếu người bệnh không thở, thổi ngạt hoặc bóp bóng 2 lần liên tiếp, sau đó kiểm tra mạch.

Nếu có mạch: tiếp tục thổi ngạt hoặc bóp bóng.

Nếu không có mạch: thực hiên chu kỳ ép tim, thổi ngạt theo tỷ lệ 30/2.

Lưu ý: Nhịp thở nhân tạo [thổi ngạt hoặc bóp bóng] cần bảo đảm thổi vào trong 1 giây, đủ làm lồng ngực phồng lên nhìn thấy được với tần số thở 10 - 12 lần/phút đối với người lớn, 12 - 20 lần/phút đối với trẻ nhỏ và nhũ nhi. Nối oxy với bóng ngay khi có oxy.

C - Ép tim ngoài lồng ngực [Chest compression]

Kiểm tra mạch cảnh trong vòng 10 giây.

Nếu không thấy mạch: tiến hành ép tim ngoài lồng ngực ngay.

Ép tim ở 1/2 dưới xương ức, lún 1/3 - 1/2 ngực [4 - 5 cm với người lớn] đủ để sờ thấy mạch đập khi ép; tần số 100 lần/phút.

Phương châm là ép nhanh, ép mạnh, không gián đoạn và để ngực phồng lên hết sau mỗi lần ép.

Tỷ lệ ép tim/thổi ngạt là 30/2 nếu là người bệnh lớn hoặc người bệnh trẻ nhỏ, nhũ nhi có 1 người cấp cứu. Tỷ lệ này có thể là 15/2 đối với trẻ nhỏ hoặc nhũ nhi có 2 người cấp cứu.

- Kiểm tra mạch trong vòng 10 giây sau mỗi 5 chu kỳ ép tim, thổi ngạt [1 chu kỳ là 30 lần ép tim/2 lần thổi ngạt] hoặc sau mỗi 2 phút.

Thường áp dụng cấp cứu các nạn nhân đuối nước. Sau khi nạn nhân được vớt lên khỏi mặt nước, thực hiện các bước cấp cứu như sau:

  • Đặt nạn nhân nằm sấp.
  • Sốc nước [tống nước trong bụng ra ngoài].
  • Giải phóng đường hô hấp trên [lau, móc đờm dãi, lấy dị vật trong miệng, mũi nạn nhân ra ngoài, nới lỏng trang phục…].
  • Hô hấp nhân tạo theo phương pháp Nielsen:

    Đặt người bị nạn nằm sấp, đầu quay sang một bên, gối lên hai bàn tay.

    Người cấp cứu quỳ ở phía đầu người bị nạn.

    Tạo thì thở ra: Ép mạnh hai bàn tay vào lưng của người bị nạn, lòng bàn tay đè lên hai xương bả. Khi ép, người cấp cứu hơi ngả về phía trước, hai cánh tay ấn thẳng [vuông góc với thành ngực] rồi buông ra đột ngột [Hình 3A].

    Tạo thì thở vào: Cầm tay người bị nạn ở sát mỏm khuỷu, kéo cánh tay lên trên và về phía đầu [không nhắc đầu lên], xong lại đặt tay về tư thế lúc ban đầu [Hình 3B].

    Làm với tần số 10-12 lần/phút.

Phương pháp này thường áp dụng để cấp cứu nạn nhân ngừng tim phổi do vùi lấp. Các bước tiến hành như sau:

  • Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu quay về một bên.
  • Kê gối dưới vai.
  • Giải phóng đường hô hấp trên [lau, móc đờm dãi, lấy dị vật trong miệng, mũi nạn nhân ra ngoài, nới lỏng trang phục…].
  • Hô hấp nhân tạo theo phương pháp sylvester:

    Người cấp cứu quỳ ở phía đầu người bị nạn, nắm chặt lấy 1/3 dưới cẳng tay người bị nạn.

    Thao tác tạo thì thở ra: Người cấp cứu đưa hai cẳng tay người bị nạn gấp trước ngực, rồi rời mông khỏi gót, cẳng tay và cánh tay duỗi thẳng ép mạnh lên thành ngực của nạn nhân [hình 4A].

    Thao tác tạo thì thở vào: Người cấp cứu ngồi xuống, đồng thời kéo hai tay người bị nạn về phía đầu, đồng thời ngả cang người ra sau [hình 4B].

    Làm với tần số 16- 20 lần/phút.

    Lưu ý: Khi cấp cứu, dù áp dụng phương pháp nào cũng đều cần đặc biệt tuân thủ nguyên tắc “Khẩn trương - Kiên trì - Đúng kỹ thuật”, vừa cấp cứu vừa quan sát, kiểm tra đánh giá tiến triển của nạn nhân để chờ hỗ trợ từ các chuyên gia y tế, nhất định không bỏ cuộc khi nạn nhân còn cơ hội được cứu sống.

Đó là khi việc cấp cứu đạt được mục đích cung cấp được máu và oxy đến cho tuần hoàn não, tuần hoàn vành cũng như tổ chức tế bào. Biểu hiện lâm sàng là niêm mạc môi bệnh nhân ấm và hồng trở lại; đồng tử co lại nếu thời gian thiếu oxy não chưa lâu và còn khả năng hồi phục. Càng tốt hơn nếu như có các dấu hiệu của sự sống như: thở trở lại, tim đập lại, ý thức tỉnh trở lại...

Lưu ý: chỉ cần có các dấu hiệu cung cấp được oxy cho tổ chức tế bào [môi ấm hồng trở lại] kết hợp chưa có dấu hiệu tổn thương nặng nề ở tổ chức não [đồng tử co lại] thì cần phải kiên trì cấp cứu, đồng thời gọi các đội cấp cứu y tế hoặc vừa cấp cứu vừa vận chuyển bệnh nhân đến một cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa chuyên sâu.

Nếu đã áp dụng đúng, đủ các biện pháp cấp cứu như trên, không có điều kiện vận chuyển hoặc gọi tuyến trên chi viện, trong vòng 60 phút mà đồng tử không co lại, tim không đập lại thì cho phép ngừng cấp cứu và bệnh nhân tử vong.

Cần lưu ý các trường hợp ngừng tim - phổi trong điều kiện đặc biệt đã nêu phải cấp cứu kiên trì hơn vẫn có thể cứu sống bệnh nhân.

Video liên quan

Chủ Đề