Các văn bản về cán bộ công chức cấp xã

Theo Bộ Nội vụ, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn (sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố) quy định “Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo”.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị định nêu trên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Thông tư số 13/2019/TT-BNV đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình tổ chức thi hành Thông tư số 13/2019/TT-BNV cũng phát sinh vướng mắc, bất cập, cụ thể như sau:

Điểm c khoản 1 Điều 1 Thông tư số 13/2019/TT-BNV quy định công chức cấp xã phải đáp ứng tiêu chuẩn “Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã”; đồng thời quy định “đối với công chức đã tuyển dụng trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng đủ theo quy định”.

Qua rà soát, quy định nêu trên của Thông tư số 13/2019/TT-BNV chưa phù hợp với các luật của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ, cụ thể:

- Luật Hộ tịch năm 2014 quy định “Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch” (điểm a khoản 2 Điều 72).

- Luật Kế toán năm 2015 quy định người làm kế toán phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán (Điều 51); Kế toán trưởng phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên và giao Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán (Điều 54).

Ngày 30/12/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán, trong đó quy định kế toán trưởng, phụ trách kế toán của đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên (điểm b khoản 3 Điều 21).

Thực tiễn thi hành Thông tư số 13/2019/TT-BNV, nhiều cử tri và cơ quan nhà nước ở địa phương đã phản ánh những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức tuyển dụng, sử dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ công chức cấp xã liên quan đến việc áp dụng quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của công chức cấp xã, nếu không được sửa đổi, bổ sung kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và của cán bộ, công chức cấp xã.

Từ những vướng mắc, bất cập nêu trên, việc xây dựng và ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 13/2019/TT-BNV và Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV là cần thiết.

Nội dung chủ yếu của Thông tư số 04/2022/TT-BNV

Thông tư số 04/2022/TT-BNV gồm 2 điều, cụ thể như sau:

Điều 1 sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 13/2019/TT-BNV như sau:

“c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.

Theo đó, trường hợp pháp luật có quy định khác về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các chức danh công chức cấp xã thì áp dụng quy định đó (ví dụ: Luật Hộ tịch, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán).

11. Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 92/2009/NĐ-CP chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã do Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Theo đó, Nghị định quy định về chức vụ, chức danh, số lượng, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách; bầu cử, tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (cấp xã) và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Về chức vụ, chức danh, cán bộ, công chức cấp xã:

Theo Nghị định, cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội.

Về số lượng cán bộ, công chức cấp xã:

Nghị định quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau:

Đối với phường: Loại I là 23 người; loại II là 21 người; loại III là 19 người;

Đối với xã, thị trấn: Loại I là 22 người; loại II là 20 người; loại III là 18 người.

UBND cấp tỉnh căn cứ vào số lượng đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số, diện tích tự nhiên lớn hơn so với tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính để tính số lượng công chức ở cấp xã tăng thêm như sau:

Phường thuộc quận cứ tăng thêm đủ 1/3 (một phần ba) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức. Các đơn vị hành chính cấp xã còn lại cứ tăng thêm đủ 1/2 (một phần hai) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức;

Ngoài việc tăng thêm công chức theo quy mô dân số quy định tại điểm a nêu trên thì đơn vị hành chính cấp xã cứ tăng thêm đủ 100% mức quy định về diện tích tự nhiên được tăng thêm 01 công chức…

Về phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp kiêm nhiệm:

Cán bộ cấp xã được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương cơ sở như sau: Bí thư Đảng ủy: 0,30; Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND: 0,25; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND: 0,20; Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.

Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã khác với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm mà giảm được 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã được UBND cấp huyện giao thì kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định việc bằng 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất. UBND cấp huyện quyết định chức vụ, chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được so với quy định.

Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.

Về số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố:

Nghị định cũng quy định số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau: Loại I là 14 người; loại II là 12 người; loại III là 10 người.

UBND cấp tỉnh căn cứ số lượng đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số, diện tích tự nhiên lớn hơn so với tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính để tính số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm như sau:

Phường thuộc quận cứ tăng thêm đủ 1/3 (một phần ba) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 người hoạt động không chuyên trách. Các đơn vị hành chính cấp xã còn lại cứ tăng thêm đủ 1/2 (một phần hai) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 người hoạt động không chuyên trách.

Ngoài việc tăng thêm người hoạt động không chuyên trách theo quy mô dân số quy định nêu trên thì đơn vị hành chính cấp xã cứ tăng thêm đủ 100% mức quy định về diện tích tự nhiên được tăng thêm 01 người hoạt động không chuyên trách.

Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 chức danh (bao gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận) được hưởng phụ cấp hàng tháng. Trường hợp Luật có quy định khác thì thực hiện theo quy định của luật đó. Khuyến khích việc kiêm nhiệm chức danh Bí thư Chi bộ đồng thời là Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố.

Về chế độ phụ cấp với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố:

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp. Ngân sách Trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp bao gồm cả hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau: Đơn vị hành chính cấp xã loại I được khoán quỹ phụ cấp bằng 21,0 lần mức lương cơ sở; Đơn vị hành chính cấp xã loại II được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,0 lần mức lương cơ sở; Đơn vị hành chính cấp xã loại III được khoán quỹ phụ cấp bằng 15,0 lần mức lương cơ sở.

Đối với đơn vị hành chính cấp xã có số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm thì tổng mức khoán quỹ phụ cấp được tính tăng thêm tương ứng bằng 1,5 lần mức lương cơ sở/01 người hoạt động không chuyên trách tăng thêm…