Cách bài trí mâm cúng giao thừa

Lễ cúng Giao thừa là một nghi lễ quan trọng cuối năm mà gia đình nào cũng tổ chức. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người thắc mắc cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời? Quay hướng nào? Thì hôm nay daythangthoinoi sẽ hướng dẫn mọi người đầy đủ qua bào viết dưới đây để có được ngày lễ Giao thừa hoàn chỉnh nhé.

Tại sao lại cúng Giao thừa

Mỗi năm sẽ có 1 thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, người ta gọi thời khắc đó là Giao thừa. Giao thừa có ý nghĩa quan trọng vì mỗi năm chỉ diễn ra 1 lần, là chuyển tiếp giữa 2 năm, báo hiệu một khởi đầu mới trong năm sau.

Lễ Giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ tịch (trừ khử ma quỷ), bởi người xưa quan niệm rằng đây là lúc xóa bỏ hết những điều xấu xa, ma quỷ trong năm cũ để chào đón năm mới với hi vọng và khát khao những điều tốt đẹp sẽ đến với mình.

Cách bài trí mâm cúng giao thừa
Thời khắc Giao thừa

Ông bà ta tin rằng có 12 vị quan Hành khiển cai trị hạ giới luân phiên nhau mỗi người 1 năm, khi đến thời khắc Giao thừa là lúc vị quan này chuyển giao quyền hạn cho người kia tiếp quản. Cứ như thế đến hết 12 năm thì vị quan này sẽ tr ở lại hạ giới thực hiện công việc cai quản.

Thông tin 12 vị Hành khiển và Phán quan bao gồm:

  • Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.
  • Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.
  • Năm Dần: Nguy Vương Hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.
  • Năm Mão: TrịnhVương Hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan.
  • Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hoả Tinh hành binh chi thần, Biểu Tào phán quan.
  • Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hao hành binh chi thần, Hứa Tào phán quan.
  • Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, Thiên Mao hành binh chi thần, Ngọc Tào phán quan.
  • Năm Mùi: Tống Vương Hành khiên, Ngũ Đạo hành binh chi thần, Lâm Tào phán quan.
  • Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Ngũ Miếu hành binh chi thần, Tống Tào phán quan.
  • Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc hành binh chi thần, Cự Tào phán quan.
  • Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan.
  • Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan.

Các lễ vật mặn

  • 1 con gà trống luộc
  • 1 chiếc bánh chưng (hoặc 1 đĩa xôi gấc)
  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 1 chén rượu
  • 1 chén nước
  • 1 khoanh giò lụa
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 mũ cánh chuồn
  • 1 lọ hoa tươi
  • Vàng mã
  • Trầu, cau
  • Đèn/nến
  • 3 – 5 nén hương

Cách bày mâm mặn

Bước 1: Đặt 1 chiếc bàn trước cửa chính và trải khăn lên đó

Bước 2: Chuẩn bị 1 cái khay hoặc tâm trên giữa bàn

Bước 3: Sắp xếp mâm lễ

  • Gà: Đặt gà vào giữa mâm, miệng ngậm hoa hồng đỏ, đầu hướng ra vành mâm.
  • Bánh chưng: Lột dây và lá nhưng không cắt, đặt bánh bên cạnh đĩa gà, có thể thay bằng xôi gấc
  • Giò lụa: Lột bỏ vỏ, cắt thành từng khoanh, đặt vào đĩa nhỏ, đặt bên cạnh đĩa bánh chưng.
  • Hoa quả: Đặt phía sau đĩa bánh chưng và gà.
  • Vàng mã, trầu cau đặt trên vành mâm.
  • Gạo, muối cho vào đĩa hoặc chén nhỏ, đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
  • Đèn, nến đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
  • Rượu, nước đặt trước mâm lễ.
  • Mũ cánh chuồn đặt bên cạnh mâm lễ.
  • Lọ hoa tươi đặt bên cạnh.
  • Hương thắp cắm vào đĩa xôi, chén gạo hoặc đặt dưới mâm.
Cách bài trí mâm cúng giao thừa
Bày mâm cúng Giao thừa mặn ngoài trời

Các lễ vật chay

  • 1 đĩa xôi
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo
  • Hoa
  • Tiền vàng mã
  • Đèn/nến
  • Hương (3 – 5 nén)
  • 1 chén rượu
  • 1 chén nước
  • Trầu cau
  • Bánh kẹo
  • Nước ngọt/bia đóng lon
  • Mũ giấy cánh chuồn
  • Sớ cúng quan Hành khiển

Cách bày mâm chay

Bước 1: Đặt 1 chiếc bàn trước cửa chính và trải khăn lên đó

Bước 2: Chuẩn bị 1 cái khay hoặc tâm trên giữa bàn

Bước 3: Sắp xếp mâm lễ

  • Đặt đĩa xôi, bánh kẹo vào giữa mâm, sau đó đặt tiền vàng, muối, gạo ở bên cạnh.
  • Đặt rượu ở phía trước mâm lễ.
  • Nước ngọt, bia đặt bên trái mâm lễ.
  • Đèn,nến đặt bên phải mâm lễ.
  • Đặt lọ hoa, mũ cánh chuồn và sớ khấn bên cạnh mâm.
  • Hương thắp cắm vào đĩa xôi, chén gạo hoặc đặt dưới mâm.
Cách bài trí mâm cúng giao thừa
Bày mâm cúng Giao thừa chay ngoài trời

Cúng Giao thừa ngoài trời quay hướng nào?

Theo truyền thống của người Việt thì khi cúng Giao thừa ngoài trời người ta sẽ cúng theo hướng Đống Bắc hoặc chính Nam, 1 điều quan trọng cần lưu ý đó là khi cúng gia chủ hướng về 2 hướng trên chứ không phải là con gà quay về hướng đó.

Đến giờ Tý (12 giờ đêm) 30 Tết thì gia chủ thực hiện lễ cúng Giao thừa, chuẩn bị mâm cúng ở trước cửa nhà, trường hợp gia chủ ở chung cư thì đặt mâm cúng ở sảnh hoặc ban công nơi mình ở.

Như vậy là daythangthoinoi đã hướng dẫn chi tiết lễ cúng Giao thừa cho mọi người rồi, mong rằng mọi người chuẩn bị cho mình một mâm lễ chỉnh chu, đẹp mắt. Nếu muốn đặt các mâm cúng khác thì hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 3010 nga nhé.

>>> Có thể bạn chưa biết:

Mâm cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời gồm những gì?

Đăng nhập