Cách cho trẻ uống kháng sinh

Thuốc kháng sinh là gì? Kháng sinh hoạt động theo cách thức nào để có thể phát huy được công dụng của thuốc? Khi nào nên dùng kháng sinh cho trẻ. Ngày nay trên thị trường, có rất nhiều loại kháng sinh khác nhau. Vậy phụ huynh có thể lựa chọn kháng sinh như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên nhé!

Nội dung bài viết

  • Cơ chế hoạt động của thuốc kháng sinh
  • Khi nào nên sử dụng kháng sinh cho trẻ?
  • Các loại kháng sinh cho trẻ em phổ biến hiện nay
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
  • Dùng thuốc kháng sinh cho trẻ như thế nào?

Cơ chế hoạt động của thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh giúp kháng lại tình trạng nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc làm chậm. Thuốc kháng sinh hoạt động bằng cách:

  • Thuốc có thể tấn công lớp cấu trúc bảo vệ vi khuẩn.
  • Ngoài ra, thuốc có thể giúp ngăn chặn khả năng sinh sản của vi khuẩn.
  • Không những vậy, kháng sinh còn giúp ngăn chặn sản xuất protein ở vi khuẩn.

Khi nào nên sử dụng kháng sinh cho trẻ?

Nên sử dụng kháng sinh dành cho trẻ em để điều trị bệnh nếu:

  • Tình trạng ho của trẻ vẫn không cải thiện sau 14 ngày.
  • Không những vậy, dùng thuốc khi trẻ đã được chẩn đoán là viêm phổi hoặc ho gà.
  • Ngoài ra, các triệu chứng của viêm xoang ở trẻ vẫn không cải thiện sau 10 ngày. Hoặc đã cải thiện nhưng nay các triệu chứng xấu trở lại.
  • Trường hợp trẻ chảy nước mũi vàng – xanh và sốt từ > 39°C trong vài ngày.
  • Bị viêm họng do liên cầu đã được chẩn đoán. Nếu nhiễm liên cầu không được chẩn đoán thì không cần thiết dùng kháng sinh.
  • Lưu ý ở trường hợp trẻ < 3 tháng tuổi sốt từ > 38°C. Gọi cho bác sĩ nhi của bạn. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng nên trẻ có thể phải được sử dụng kháng sinh.

Các loại kháng sinh cho trẻ em phổ biến hiện nay

Dưới đây là các loại thuốc kháng sinh dành cho trẻ em hiện nay:

1. Penicillin (amoxicillin và penicillin G)

  • Thường được kê đơn như là một liệu pháp đầu tay khi điều trị tình trạng viêm tai giữa và viêm xoang do vi khuẩn.
  • Liều dùng: thường được dùng với tần suất 2 lần/ ngày x 10 ngày.

2. Thuốc ức chế beta-lactamase (Augmentin)

  • Thuốc được chỉ định trong những trường hợp viêm tai giữa phức tạp hơn. Không những vậy, có thể dùng  cho trẻ đã từng bị viêm tai giữa tái phát, viêm xoang nặng và một số dạng viêm phổi.
  • Cách dùng: thường được dùng 2 lần/ ngày x 10 ngày.

3. Cephalosporin (Cefdinir, ceftibuten…)

  • Kháng sinh này được kê đơn cho các trường hợp viêm tai giữa phức tạp.
  • Ngoài ra, Cephalosporin còn được dùng điều trị viêm phổi và trẻ đã từng bị viêm tai giữa tái phát và viêm xoang do vi khuẩn.

4. Macrolid (azithromycin và erythromycin)

  • Thường được chỉ định để điều trị bệnh ho gà và các dạng viêm phổi nhẹ hơn.
  • Thuốc có thể dùng trong các đợt ngắn hơn trong khoảng từ 3 đến 5 ngày.

5. Thuốc sulfat (trimethoprim + sulfamethoxazole)

  • Thuốc kháng sinh này được chỉ định để điều trị nhiễm trùng do tụ cầu và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh chính là tình trạng buồn nôn.

Hầu hết các loại kháng sinh đều có tác dụng phụ tương tự nhau. Tuy nhiên, tác dụng phụ phổ biến nhất là gây ra khó chịu ở đường tiêu hóa gồm các triệu chứng:

  • Tiêu chảy.
  • Buồn nôn.
  • Nôn.
  • Tình trạng chuột rút.
Cách cho trẻ uống kháng sinh
Triệu chứng tiêu chảy do kháng sinh

Để cải thiện các triệu chứng này, nên dùng thuốc cùng thức ăn. Tuy nhiên, một số loại kháng sinh phải được uống khi bụng đói. Cần hỏi bác sĩ một cách rõ ràng trước khi dùng thuốc

Thông thường, các triệu chứng gây khó chịu dạ dày thường sẽ biến mất sau khi ngừng điều trị. Nếu không tốt hơn, hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, cụ thể:

  • Tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
  • Đau dạ dày và chuột rút.
  • Xuất hiện máu trong phân.
  • Sốt.

Dùng thuốc kháng sinh cho trẻ như thế nào?

  • Nếu trẻ có các triệu chứng bệnh nặng do nhiễm vi khuẩn. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ, để trẻ có thể được chỉ định kháng sinh điều trị phù hợp. Bố mẹ hãy hỏi kỹ bác sĩ về việc dùng thuốc cho trẻ sao cho phù hợp
  • Lưu ý, cần đảm bảo cho trẻ uống đủ liều kháng sinh trong mỗi lần và uống đủ thời gian quy định.
  • Cần có thời gian để thuốc kháng sinh phát huy tác dụng nên có thể bé sẽ không cải thiện sau vài ngày bắt đầu dùng kháng sinh.
  • Đặc biệt, không tái sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào còn sót lại từ những lần dùng trước.

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về các loại thuốc kháng sinh cho trẻ em mà cha mẹ cần biết. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp ích cho cha mẹ, giúp cha mẹ có cách chăm sóc sức khỏe cho bé nhà mình được tốt hơn.